Cách trồng su hào không bị nứt

Nhắc đến một loại rau củ mùa đông chắc hẳn chúng ta không thể bỏ qua su hào. Nó không chỉ mang đến những món ăn ngon mà còn lại mang lại nhiều công dụng bổ ích cho sức khỏe. Do đó hiện nay nó được rất nhiều người trồng. Vậy bạn đã biết cách trồng và chăm sóc su hào đúng kỹ thuật chưa. Nếu chưa hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Cách trồng su hào không bị nứt
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây su hào lớn nhanh
  1. Phụ Lục Bài Viết

    • Cây su hào là cây gì?
    • Kỹ thuật gieo hạt cây su hào
    • Kỹ thuật trồng cây su hào
    • Chăm sóc cây su hào
    • Phòng bệnh cho cây su hào
      • 5.1 Bệnh thối nhũn trên cây
      • 5.2 Bệnh rệp

    Cây su hào là cây gì?

Su hào có tên tiếng pháp là Chou rave danh pháp hai phần Brassica oleracea nhóm Gongylodes).

Đây là loài cây trồng thuộc họ cải được nhân tạo theo hướng thân mập và phình to ra ở phần gốc.

Thân cây cao tầm 30 đến 50cm, thân thảo. Phần gốc phình to được gọi là gọi là củ có dạng thon dài, có hình tròn hoặc hình tròn dẹp. Vỏ củ su hào thường có 2 màu là màu xanh nhạt hay màu tím.

Lá cây đơn, cuốn lá mọc phía trên phần củ. Kích cỡ của lá khác nhau tùy thuộc vào các giống cây trồng.

Cây ra hoa vàng, có 4 cánh xếp hình chữ nhật và mang 6 nhị. Trong quả có chứa nhiều hạt.

Theo thống kê, trong 100g củ su hào tươi có chứa 6.2g carbohydrates, 2,6g đường, 3,6g chất xơ tiêu hoá, 0,1g chất béo, 1,7g protein. Ngoài ra nó còn chứa các loại vitamin E, C, b6

Khi củ su hào phát triển với đường kính tầm 8 đến 10 cm thì bạn có thể thu hoạch. Không nên để quá lâu vì khi ăn vào sẽ rất cứng và vị nhạt.

Để thu hoạch hãy dùng dao cắt sát gốc và bẻ bứt các lá già. Sau đó có thể chế biến theo sở thích của mình.

  1. Kỹ thuật gieo hạt cây su hào

Thời điểm thích hợp để gieo hạt su hào là vào khoảng tháng 8 đến tháng 9. Khi đó sẽ cho năng suất cao, củ to, ngon ngọt và ít bị sâu bệnh. Bạn có thể áp dụng những bước thực hiện dưới đây để gieo hạt.

Bước 1: Chuẩn bị đất gieo hạt

Trước khi gieo hạt giống bạn nên cày cuốc sâu đất, sau đó để phơi ải ít nhất 1 tuần. Làm luống cao và có độ rộng 0,3cm, mỗi rãnh rộng 0,3m và luống rộng tầm 1m.

Bước 2: Ngam ủ hạt giống

Bạn nên ngâm hạt trong nước ấm theo tỉ lệ 1: 2( 1 ấm và 2 lạnh ) trong khoảng thời gian 15 phút. Sau khi lớp vỏ bên ngoài mềm thì bắt đầu mang đi gieo.

Bước 3: Gieo hạt

Tưới nước vừa đủ ẩm vào luống đất trồng, sau đó gieo vãi hạt giống su hào lên mặt đất cây trồng, độ sâu khoảng 0,3 đến 0,5m. Khi bạn đã gieo xong nên rắc một lớp đất bột mỏng rồi dùng rơm băm nhỏ phủ kín luống và tưới nước ẩm.

Chú ý khi gieo xong bạn cần phải tưới nước đều đặn mỗi ngày 1 đến 2 lần, nhằm đảm bảo cho đất luôn ẩm để có thể mang đến điều kiện tốt để nảy mầm.

Cách trồng su hào không bị nứt
Cận cảnh cây su hào khủng trồng tại nhà
  1. Kỹ thuật trồng cây su hào

Sau khi bạn đã gieo hạt và cây lên 1 2 lá thật thì nhổ những cây to khoẻ, không bị sâu bệnh để mang đi trồng. Khi trồng nên thực hiện theo một số bước sau.

Bước 1: Trước khi nhổ cây trồng khoảng 4 đến 5 hôm thì không nên tưới nước, tưới phân để giúp cây giống rèn luyện và phát triển bộ rễ mới.

Bước 2: Chuẩn bị đất trồng

Nên lựa chọn loại đất thịt nhẹ, có khả năng thoát nước tốt và độ ẩm cao. Nồng độ PH trong đất từ 5,5 6,5. Do đó để cây phát triển tốt nhất bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quê,s vỏ trấu, than bùn và ,mùn hữu cơ.

Bước 3: Trồng cây

Tiến hành trồng cây với khoảng cách các cây là 15cm, các hàng cách nhau khoảng 15cm.

Sau khi bạn trồng cây xong nên tưới nước 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sớm và chiều mát. Che phủ cho cây mới cấy trong vòng 1 tuần, tránh để tình trạng cây bị héo hay bị chết thắt.

  1. Chăm sóc cây su hào

Để cho cây su hào được phát triển tốt nhất bạn cần lưu ý một số cách chăm sóc sau.

Tưới nước: Sử dụng nguồn nước sạch để tưới cho cây như nước phù sa, nước giếng khoan. Không nên sử dụng nước nguồn nước bẩn, ô nhiễm và chưa qua xỉ lí. Rễ xu hào ăn nông nên cần tưới nhiều nước. Nếu trường hợp cây đang ra củ và trong độ lớn thì không nên tưới nước bởi rất dễ làm củ nứt.

Cách trồng su hào không bị nứt
Su hào trồng trong chậu phát triển rất tốt

Bón phân: bạn thực hiện bón theo 2 hình thức là bón lót và bón thúc.

+ Đối với bón lót nên sử dụng bằng phân chuồng ủ hoai, phân hữu cơ vi sinh hay phân rác kết hợp với phân lân và kali. Trong trường hợp nếu sử dụng phân rác thì bạn nên dùng lượng bằng 1/3 phân chuồng.

+ Bón thúc: Sử dụng phân hoá học và bón chia làm 3 đợt

Đợt 1: Sau thời gian trồng khoảng 7 đến 10 ngày. Sử dụng 15% đạm và 10% kali để bón.

Đợt 2 : Sau khi trồng 20 đến 25 ngày. Sử dụng 25% phân đạm và 20% kali.

Đựt 3: Bón sau khi trồng 35 đến 40 ngày.

Ngoài những đợt bạn bón thúc thì có thể sử dụng thêm phân bón lá sinh học phun đều ở phần giữa các đợt bón thúc.

Ánh sáng: Su hào là cây ưa sáng nên đặt nó ở nơi thoáng mát. Khi cây ra củ to nên cắt tỉa bớt những lá rậm để giúp cho củ phía dưới đón được nhiều ánh sáng hơn. Khi đó sẽ đủ chất dinh dưỡng giúp nó phát triển nhanh hơn.

  1. Phòng bệnh cho cây su hào

Mặc dù là loại cây dễ trồng và chăm sóc. Tuy nhiên nếu bạn không biết cách chăm sóc cho đúng kỹ thuật và phòng tránh sâu bệnh thì su hào cũng có thể bi mắc một số loại sâu bệnh như bệnh thối nhũn,

5.1 Bệnh thối nhũn trên cây

Biểu hiện: Những mầm bệnh đầu tiên bạn sẽ xuất hiện ở phần cuống lá già owr phía dưới gần mặt đất và tạo nên những đốm mọng cho đến khi bị thối và nhũn. Những vết bệnh bắt đầu từ cuống sẽ phát triển mạnh lên phía trên làm cho cả lá bị vàng và thối nhũn. Khi cây bị bệnh, các tế bào bắt đầu mềm, có nước và nhớt.

Nguyên nhân: Bệnh xuất hiện do vi khuẩn tàn dư trong đất và trong cơ thể của một số loại côn trùng. Chúng phát triển và phát sinh mạnh ở điều kiện nhiệt độ từ 27 đến 32 độ C với nồng độ pH thích hợp cùng với độ ẩm cao.

Cách phòng chống: Để đề phòng và điều trị bệnh lây lan bạn cần về sinh vườn sau khi thu hoach. Làm đất kỹ, lên luống cao và dễ thoát nước. Thường xuyên luân canh cây trồng. Nếu trường hợp cây bị nặng có thể phòng bằng một số chế phẩm sinh học EMINA-p cho cây.

5.2 Bệnh rệp

Rệp là đối tượng gây hại chủ yếu và nguy hiểm nhất cho cây su hào. Chúng thường kí sinh ở trên các lá non, chích hút và khiến cho các bộ phần ở phần quả và lá bị cong teo lại, còi cọc và cây chậm phát triển.

Để phòng trừ triệt để loại rệp này bạn cần sử dụng các loại thuốc như Trebon 10EC, Applaud 20WP nồng độ 0,15% phun trừ ngay. Tránh để tình trạng lây lan. Thường xuyên cắt bỏ những lá già, lá bị hư để tránh trường hợp cây dày đặc tạo điều cho rệp làm tổ và phát triển.

Một lưu ý khi bạn sử dụng phun thuốc đó là dùng thuốc đúng nồng độ và được phun theo sự hướng dẫn của bộ nông nghiệp.Không tự ý phun thuốc sẽ khiến cho củ bị nhiễm độc và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Su hào là một loại thức ăn ngon, bổ rẻ đồng thời là một thần dược chữa bách bệnh cho mọi người. Hy vọng rằng thống qua bài viết trên đây sẽ mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích trong việc trồng và chăm sóc cây trồng này. Chúc các bạn có được một vụ su hào bội thu.

Camnangnuoitrong.com

  • About
  • Latest Posts
371fe8039540a99549b25c607f6ee4fa?s=250&d=mm&r=g
Latest posts by Phan Thu Thuỷ (see all)
  • Mâm trên mâm dưới là gì? - 27 Tháng Mười, 2021
  • CÁCH TRỒNG HOA BẰNG LĂNG TÍM THÁI RA HOA CỰC SỚM | GIỐNG HOA BẰNG LĂNG THÁI - 22 Tháng Mười, 2021
  • Tìm đào xử lý phôi trồng hoa trinh nữ từ A Z l 6 lưu ý để cây hoa trinh nữ sống khoẻ - 21 Tháng Mười, 2021
Xem thêm:
  • Lan Trúc Ngọc là lan gì? Cách trồng và chăm sóc Trúc Ngọc nở hoa đẹp
  • Thu hoạch tỏi & chia sẻ cách trồng tỏi!
  • Trồng Hoa Hồng Theo Cách Này 100 Cây Sống Cả 100 / Làm Vườn Và Hoa Hồng
  • Cách trồng hoa hồng ra nhiều hoa | How to grow rose flowers
  • 34 MẸO VẶT CẦN PHẢI BIẾT CHO KHU VƯỜN CỦA BẠN