Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt karaoke

Thông tư05/2012/TT-BTCHướng dẫn thi hành nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 và nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2011 của chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 26/2009/NĐ-CPngày 16 tháng 3 năm 2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Nội dung phân tích:

Thứ nhất về việc xác định thuế TTĐBcủa dịch vụ kinh doanh Karaoke. Theo hướng dẫn tại luật thuế tiêu thụ đặc biệt có quy định dịch vụ kinh doanh Karaoke thuộc diện mặt hàng chịu thuế TTĐB. Vậy theo thông tư 05/2012/TT-BTC hướng dẫ thi hành luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Dịch vụ Karaoke được hướng dẫn về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt tại Điểm d Khoản 9 Điều 5 thông tư 05/2012/TT-BTC như sau.

Điều 5. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt

9. Đối với dịch vụ, giá tính thuế TTĐB là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB, được xác định như sau:

Giá tính thuế TTĐB=Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT / (1 + Thuế suất thuế TTĐB)

Ví dụ 7: Doanh thu chưa có thuế GTGT kinh doanh vũ trường (bao gồm cả doanh thu dịch vụ ăn uống) của cơ sở kinh doanh A trong kỳ tính thuế là 100.000.000đ.
d) Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và ka-ra-ô-kê, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là doanh thu chưa có thuế GTGT của các hoạt động trong vũ trường, cơ sở mát-xa và karaoke, bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm (ví dụ tắm, xông hơi trong cơ sở mát-xa).Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số dịch vụ quy định như sau:

Giá tính thuế TTĐB=100.000.000đ / (1 + 40%)=71.428.571đ

Tuy nhiên thực tế cơ quan thuế sau khi đi kiểm tra thấy các cơ sở kinh doanh Karaoke chỉ tính thuế TTĐB trên phần doanh thu của dịch vụ Karaoke, trước những sai phạm về việc xác định số thuế TTĐB phải nộp cơ quan thuế tiếp tục ban hành Công văn 1913/TCT-CSV/vGiá tính thuế TTĐB một lần nữa khẳng định về việc tính thuế TTĐB trên toàn bộ mặt hàng kinh doanh trong các cơ sở kinh doanh Karaoke như sau:Vậy theo hướng dẫn tại thông tư 05/2012/TT-BTC có hướng dẫn về việc tính thuế tiêu thu đặc biệt đối với các đối tượng kinh doanh quán Karaoke, giá tính thuế TTĐB kinh doanh dịch vụ Karaoke là chưa bao gồm thuế GTGT tính trên toàn bộ doanh thu thu được của hoạt động kinh doanh karaoke và cả dịch vụ ăn uống.

d) Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và ka-ra-ô-kê, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là doanh thu chưa có thuế GTGT của các hoạt động trong vũ trường, cơ sở mát-xa và karaoke, bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm (ví dụ tắm, xông hơi trong cơ sở mát-xa).

Tuy nhiên, qua công tác thanh tra kiểm tra phát hiện một số đơn vị kinh doanh vũ trường, massage, karaoke chỉ thực hiện khai thuế TTĐB đối với doanh thu từ hoạt động kinh doanh vũ trường, massage, karaoke nhưng không khai thuế TTĐB đối với doanh thu dịch vụ ăn uống đi kèm, cơ quan thuế đã xử lý truy thu thuế TTĐB và xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp này.

Vì vậy, Tổng cục Thuế đề nghị các Cục Thuế quán triệt nội dung về giá tính thuế TTĐB nêu trên tới các doanh nghiệp kinh doanh golf, vũ trường, massage, karaoke trên địa bàn để các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định.

Tổng cục Thuế thông báo để các Cục Thuế được biết./.

Thuế TTĐB đối với hoạt động kinh doanh Karaoke tính trên toàn bộ doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT của toàn bộ hoạt động kinh doanh karaoke( có nghĩa là bao gồm cả dịch vụ ăn uống và các dịch vụ phục vụ khác đi kèm).

Ví dụ doanh thu của công ty chị thu về từ hoạt động kinh doanh Karaoke là 20.000.000 (Hai mươi triệu) đồng chưa bao gồm thuế GTGT.

Vậy giá tính thuế TTĐB = 20.000.000 /(1+40%) = 14.285.714,3(đồng.)

Vậy số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Giá tính thuế * thuế suất = 14.285.714,3 * 40% = 5.714.285,72 (đồng).

Thứ 2 về cách viết hóa đơn cho dịch vụ Kinh doanh Karaoke.

Theo hướng dẫn chung của bộ tài chính về nội dung laaoj trên hóa đơn.

Điều 4. Nội dung trên hóa đơn đã lập

1. Nội dung bắt buộc trên hóa đơn đã lập phải được thể hiện trên cùng một mặt giấy.

a) Tên loại hóa đơn.

Tên loại hóa đơn thể hiện trên mỗi tờ hóa đơn. Ví dụ: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG, HÓA ĐƠN BÁN HÀNG
Trường hợp hóa đơn còn dùng như một chứng từ cụ thể cho công tác hạch toán kế toán hoặc bán hàng thì có thể đặt thêm tên khác kèm theo, nhưng phải ghi sau tên loại hóa đơn với cỡ chữ nhỏ hơn hoặc ghi trong ngoặc đơn. Ví dụ: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG PHIẾU BẢO HÀNH, HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG (PHIẾU BẢO HÀNH), HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG PHIẾU THU TIỀN, HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG (PHIẾU THU TIỀN)

b) Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn.

Ký hiệu mẫu số hóa đơn là thông tin thể hiện ký hiệu tên loại hóa đơn, số liên, số thứ tự mẫu trong một loại hóa đơn (một loại hóa đơn có thể có nhiều mẫu).

Ký hiệu hóa đơn là dấu hiệu phân biệt hóa đơn bằng hệ thống chữ cái tiếng Việt và 02 chữ số cuối của năm.

Đối với hóa đơn đặt in, 02 chữ số cuối của năm là năm in hóa đơn đặt in. Đối với hóa đơn tự in, 02 chữ số cuối là năm bắt đầu sử dụng hóa đơn ghi trên thông báo phát hành hoặc năm hóa đơn được in ra.

Ví dụ: Doanh nghiệp X thông báo phát hành hóa đơn tự in vào ngày 7/6/2014 với số lượng hóa đơn là 500 số, từ số 201 đến hết số 700. Đến hết năm 2014, doanh nghiệp X chưa sử dụng hết 500 số hóa đơn đã thông báo phát hành. Năm 2015, doanh nghiệp X được tiếp tục sử dụng cho đến hết 500 số hóa đơn đã thông báo phát nêu trên.

Trường hợp doanh nghiệp X không muốn tiếp tục sử dụng số hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng thì thực hiện hủy các số hóa đơn chưa sử dụng và thực hiện Thông báo phát hành hóa đơn mới theo quy định.

c) Tên liên hóa đơn.

Liên hóa đơn là các tờ trong cùng một số hóa đơn. Mỗi số hóa đơn phải có từ 2 liên trở lên và tối đa không quá 9 liên, trong đó:

+ Liên 1: Lưu.

+ Liên 2: Giao cho người mua.

Các liên từ liên thứ 3 trở đi được đặt tên theo công dụng cụ thể mà người tạo hóa đơn quy định. Riêng hóa đơn do cơ quan thuế cấp lẻ phải có 3 liên, trong đó liên 3 là liên lưu tại cơ quan thuế.

Đối với các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan có thẩm quyền thì tổ chức, cá nhân kinh doanh các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan có thẩm quyền tạo, phát hành hóa đơn có từ 3 liên trở lên, trong đó, giao cho người mua 2 liên: liên 2 giao cho người mua và một liên dùng để đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật.

Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng chỉ tạo hóa đơn 2 liên thì tổ chức, cá nhân mua tài sản thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng (ô tô, xe máy) với cơ quan có thẩm quyền mà liên 2 của hóa đơn phải lưu tại cơ quan quản lý đăng ký tài sản (ví dụ: cơ quan công an) được sử dụng các chứng từ sau để hạch toán kế toán, kê khai, khấu trừ thuế, quyết toán vốn ngân sách nhà nước theo quy định: Liên 2 hóa đơn (bản chụp có xác nhận của người bán), chứng từ thanh toán theo quy định, biên lai trước bạ (liên 2, bản chụp) liên quan đến tài sản phải đăng ký.

d) Số thứ tự hóa đơn.

Số thứ tự của hóa đơn là số thứ tự theo dãy số tự nhiên trong ký hiệu hóa đơn, gồm 7 chữ số trong một ký hiệu hóa đơn.

đ) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;

e) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;

g) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.

Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.

h) Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn.

i) Tên tổ chức nhận in hóa đơn.

Trên hóa đơn đặt in, phải thể hiện tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn, bao gồm cả trường hợp tổ chức nhận in tự in hóa đơn đặt in.

k) Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán có sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán; chữ viết trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các doanh nghiệp được lựa chọn sử dụng chữ viết là chữ tiếng Việt không dấu và dấu phẩy (,), dấu chấm (.) để phân cách chữ số ghi trên hóa đơn như trên. Dòng tổng tiền thanh toán trên hóa đơn phải được ghi bằng chữ. Các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn. Trước khi sử dụng chữ viết trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu và chữ số sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên hóa đơn, các doanh nghiệp phải có văn bản đăng ký với cơ quan thuế và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung hóa đơn lập theo cách ghi chữ viết, chữ số đã đăng ký.

Mỗi mẫu hóa đơn sử dụng của một tổ chức, cá nhân phải có cùng kích thước (trừ trường hợp hóa đơn tự in trên máy tính tiền được in từ giấy cuộn không nhất thiết cố định độ dài, độ dài của hóa đơn phụ thuộc vào độ dài của danh mục hàng hóa bán ra).

2. Nội dung không bắt buộc trên hóa đơn đã lập.

a) Ngoài nội dung bắt buộc theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, tổ chức kinh doanh có thể tạo thêm các thông tin khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh, kể cả tạo lô-gô, hình ảnh trang trí hoặc quảng cáo.

b) Các thông tin tạo thêm phải đảm bảo phù hợp với pháp luật hiện hành, không che khuất, làm mờ các nội dung bắt buộc phải có trên hóa đơn.

3. Một số trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung bắt buộc:

a) Tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này.

b) Các trường hợp sau không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc, trừ trường hợp nếu người mua là đơn vị kế toán yêu cầu người bán phải lập hóa đơn có đầy đủ các nội dung hướng dẫn tại khoản 1 Điều này:

Hóa đơn tự in của tổ chức kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại được thành lập theo quy định của pháp luật không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua, dấu của người bán.

Đối với tem, vé: Trên tem, vé có mệnh giá in sẵn không nhất thiết phải có chữ ký người bán, dấu của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua.

Đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với số lượng lớn, chấp hành tốt pháp luật thuế, căn cứ đặc điểm hoạt động kinh doanh, phương thức tổ chức bán hàng, cách thức lập hóa đơn của doanh nghiệp và trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, Cục thuế xem xét và có văn bản hướng dẫn hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức dấu của người bán.

Các trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Vậy đối với việc công ty của chị kinh doanh dịch vụ Karaoke có bao gồm cả dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác (nếucó) thì khi viết hóa đơn bạn có thể hiện như sau:

Về giá tính thuế ghi trên hóa đơn GTGT sẽ là giá bao gồm cả thuế TTĐB đã tính ở trên.

Kê khai mỗi dòng thể hiện 1 dịch vụ khách hàng đã sử dụng, thể hiện số lượng,đơn giá thành tiền tương ứng với mỗi mặt hàng dịch vụ mà công ty chị cung cấp.

Trường hợp nếu mặt hàng công ty chị cung cấp chokhách hàng có nhiều hàng hóa,vượt quá số dòng đã in sẵn trên hóa đơn chị có thể lập bảng kê đính kèm với hóa đơnvà trên hóa đơn chị có thể thể hiện 1 dòng thể hiện việc cung cấp dịch vụ Karaoke và phục vụ ăn uống cho khách hàng.(Cách lập bảng kê được hướng dẫn tại Điều 19 Thông tư 39/2014/TT-BTC)

Trường hợp mặt hàng cung cấp của công ty chị có nhiều mức thuế suất thuế GTGTnếu chị muốn thể hiện trên hóa đơn công ty chị có 2 mức thuế suất cho 2 mặt hàng thì phần thuế suất và tiền thuế thuể hiện trên hóa đơn sẽ được bố tríthành dạng cột. Đối với trường hợp công ty đã lập sẵn tờ hóa đơn chỉ có 1 dòng thuế suất và tiền thuế thì khi công ty viết hóa đơn có hàng hóa có hai mức thuế suất khác nhau chịlập thành 2 hóa đơn cho hai đối tượng mặt hàng.( về vấn đề này chị có thể tham khảo tại phụ lục 4điểm 2.6Thông tư 39/2014/TT-BTC).

Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt karaoke

DỊCH VỤKẾ TOÁN DAVID CÔNG TY TNHH TM DV DAVID

Địa chỉ: A18 Phạm Văn Đồng, P. Linh Đông,Q.Thủ Đức, TP.HCM

Hotline:0902 660 269 0979 553 669 0937407430

Zalo:0979 553 669 0163 818 2042

Viber: 0979 553 669

Mail: