Cách tính chi phí thẩm định giá thiết bị

(Xây dựng) – Vừa qua, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có Công văn gửi Bộ Xây dựng đề nghị hướng dẫn về công tác thẩm định giá thiết bị cho dự án trên địa bàn tỉnh.

Cách tính chi phí thẩm định giá thiết bị
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Sau khi nghiên cứu Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:

Theo khoản 1, 2 Điều 31 Luật giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012 quy định về tài sản thẩm định giá: Tài sản của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá; Tài sản mà Nhà nước phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sàn nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan. Do vậy, đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo rà soát tính chất đặc thù các thiết bị chính của dự án; điều kiện năng lực, phạm vi hoạt động của Nhà thầu thiết kế (lập dự toán); nội dung, phạm vi của công tác lập dự toán xây dựng công trình theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và các quy định có liên quan để xem xét, quyết định về sự cần thiết của việc thẩm định giá thiết bị cho dự án.

Chi phí thẩm định giá thiết bị có thể được xem là một khoản chi phí thuộc chi phí tư vấn trong dự toán đầu tư xây dựng công trình và phải đảm bảo phù hợp với tổng mức đầu tư được duyệt (theo quy định tại Điều 132 - Luật Xây dựng năm 2014). Nguồn kinh phí thực hiện thẩm định giá thiết bị có thể được xác định từ tổng mức đầu tư hoặc bố trí từ nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật tùy theo tính chất của dự án.

Việc lựa chọn đơn vị thẩm dịnh giá, giá dịch vụ thẩm định giá, sử dụng kết quả thẩm định giá theo quy định của Luật giá và Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá. Việc thanh, quyết toán chi phí thẩm định giá; thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo các quy định hiện hành có liên quan.

Khánh Diệp

Theo

1.   Khái niệm: Là ph­ương pháp dựa trên cơ sở so sánh giá trị của tài sản cần thẩm định giá với chi phí chế tạo tài sản có tính hữu ích tương đương với tài sản cần thẩm định giá.

2.     Nguyên tắc áp dụng:

-     Nguyên tắc thay thế;

-     Nguyên tắc đóng góp

3.   Các trường hợp áp dụng:

-     Thẩm định giá cho các tài sản chuyên dùng.

-     Thẩm định giá cho mục đích bảo hiểm

-     Máy móc, thiết bị MMTB đặc biệt;

-     Thường được sử dụng như là phương pháp kiểm tra đối với các phương pháp thẩm định giá khác.

4.   Cơ sở giá trị: Giá trị thị trường và giá trị phi thị trường (khi sử dụng PP chi phí khấu hao);

5.     Phương pháp xác định chị phí

a) Chi phí tái tạo:

Là chi phí hiện hành phát sinh của việc chế tạo ra một máy móc thay thế giống hệt như máy móc mục tiêu cần thẩm định, bao gồm cả những điểm đã lỗi thời của máy móc mục tiêu đó.

b) Chi phí thay thế:

Là chi phí hiện hành phát sinh của việc sản xuất ra một máy móc có giá trị sử dụng tương đương với máy móc mục tiêu cần thẩm định theo đúng những tiêu chuẩn, thiết kế và cấu tạo hiện hành.

6.     Phân loại chi phí:

Căn cứ vào các tiêu chuẩn khác nhau, chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể được phân ra làm nhiều loại khác nhau.

a. Phân loại theo yếu tố chi phí sản xuất:

-     Nguyên vật liệu chính mua ngoài.

-     Vật liệu phụ mua ngoài.

-     Nhiên liệu mua ngoài.

-     Năng lượng mua ngoài.

-     Tiền lương.

-     Các khoản trích nộp theo quy định của Nhà nước.

-     Khấu hao TSCĐ.

-     Các chi phí khác bằng tiền.

b. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục tính giá thành:

Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm những khoản mục sau đây:

-     Nguyên vật liệu chính.

-     Vật liệu phụ.

-     Nhiên liệu.

-     Năng lượng.

-     Tiền lương công nhân sản xuất.

-     Bảo hiểm xã hội của công nhân sản xuất.

-     Chi phí sản xuất chung.

-     Các khoản thiệt hại trong sản xuất.

Cộng tất cả các khoản mục trên là giá thành sản xuất sản phẩm hay dịch vụ:

-     Chi phí bán hàng (hay chi phí lưu thông):Chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm, chi phí tiếp thị.

-     Chi phí quản lý doanh nghiệp:

7.   Các bư­ớc tiếp cận

-     Bước 1: Đánh giá toàn diện về tình trạng MMTB cần thẩm định.

-     Bước 2: ư­ớc tính các chi phí hiện tại để chế tạo máy móc TB mới hoặc tương tự

-     Bước 3: Ước tính tổng số tiền khấu hao tích lũy của MMTB cần thẩm định (kể cả hao mòn vô hình).

-     Bước 4: Ước tính kết quả thẩm định giá bằng cách lấy tổng chi phí hiện tại để chế tạo trừ đi (-) khấu hao tích luỹ tích lũy.

8.   Điều kiện yêu cầu và Hạn chế của ph­ương pháp chi phí.

    * Hạn chế của ph­ương pháp chi phí.

-     Việc ­ước tính chi phí chế tạo và khấu hao tích lũy khó thực hiện và tùy thuộc ng­ười thực hiện.

-     Là ph­ương pháp kiểm tra đối với các ph­ương pháp TĐG khác.

     * Điều kiện yêu cầu:

-     Ng­ười thực hiện phải có đủ hiểu biết về kỹ thuật và kinh nghiệm;

-     Nắm đ­ược các vấn đề liên quan đến tuổi đời kinh tế, tuổi đời còn lại, hao mòn của máy móc, thiết bị (hao mòn hữu hình-hao mòn vật chất, hao mòn vô hình-hao mòn chức năng, hao mòn kinh tế,...);

-     Am hiểu về nguyên lý hoạt động, cách thức chế tạo, nguyên vật liệu, sản xuất, chế tạo ra MMTB đó.