Cách tiêm thuốc cho chó tại nhà

Người chủ nào cũng muốn chó cưng của mình luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên việc các bạn ấy bị ốm là điều không thể tránh khỏi. Không phải lúc nào bạn cũng có thể đưa cún đi khám và tiêm tại phòng khám. Vậy nên việc trang bị cách tiêm chó là vô cùng cần thiết với mọi Sen. Bài viết dưới đây Pety sẽ giới thiệu đến bạn cách tiêm chó đúng cách tại nhà đem lại hiệu quả tốt nhé.

Bạn nên biết cách tiêm chó đúng cách tại nhà

Cún con thường hay mắc bệnh vặt nên cần được chữa trị. Việc tự tiêm cho chó sẽ giúp bạn giảm kha khá chi phí khi tới bác sĩ thú y. Tiêm vaccine phòng bệnh là một việc đòi hỏi thời gian, bạn phải cần đưa bé đi tiêm định kỳ vài lần mới hoàn thành một loại thuốc. Đối với những bạn chủ bận rộn thì có thể tiêm cho chó tại nhà sẽ tiện lợi hơn rất nhiều. Chưa kể nếu chẳng may bé cún của bạn mắc phải bệnh mãn tính, cần điều trị lâu dài thì việc biết cách tiêm cho chó sẽ giúp ích cho bạn và cún rất nhiều.

Khi nào bạn nên tự tiêm cho chó?

Tuy biết cách tiêm cho chó khá tiện lợi nhưng không phải trường hợp nào bạn cũng có thể tự tiêm cho cún ở nhà. Bạn chỉ nên tự tiêm trong các trường hợp sau:

  • Bạn gặp khăn về vị trí địa lý. Do khoảng cách khá xa và bạn không thể mang những chú cún cưng của mình đến các phòng khám để tiêm. 

  • Chó của bạn đang có vấn đề sức khỏe nguy hiểm, không thể di chuyển nhiều. Tiêm cho chó tại nhà là biện pháp duy nhất có thể làm lúc đó.

  • Bạn tiêm vaccine hay thuốc chữa bệnh định kỳ cho cún theo đơn khám bệnh và chỉ dẫn của bác sĩ thú y.

Một số điều kiện khi tiến hành tiêm cho chó tại nhà

Bạn có hiểu biết cơ bản về vaccine cho chó

Cũng giống như con người, các bạn chó có những vaccine cơ bản cần phải tiêm. Bạn nên có hiểu biết về các loại vaccine cần thiết đó, tránh trường hợp tiêm nhầm sẽ gây ra những nguy hiểm nhất định cho vật cưng.

Bạn nắm được phương pháp cơ bản khi tiêm cho chó

Tất nhiên trước khi tự tiêm cho chó bạn cần nắm được các phương pháp cơ bản. Biết cách cầm nắm, sử dụng kim tiêm đúng cách, các cách tiêm chó chuẩn sẽ giúp quá trình an toàn và đảm bảo hiệu quả hơn. Bạn cũng cần đọc kỹ các hướng dẫn được ghi trên nhãn để làm theo đúng quy cách, liều lượng nữa nhé.

Bạn phải nắm được phương pháp cơ bản khi tiêm cho chó

Bạn đã xin tư vấn của bác sĩ thú y

Loại vaccine bạn sẽ dùng, phương pháp cần sử dụng… tất cả đều phải được bác sĩ thú y thông qua. Bác sĩ sẽ giúp bạn phán đoán tình trạng cơ thể của cún có thích hợp cho việc tiêm không, các dấu hiệu cún có thể gặp phải sau khi tiêm và cách xử lý. Thực hiện những lời khuyên của bác sĩ thú y để đảm bảo cách tiêm chó tại nhà của bạn là đúng.

Cách tiêm chó đúng cách tại nhà

Chuẩn bị trước khi tiêm cho chó

Để việc tiêm cho chó tại nhà mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn cần chuẩn bị một số công việc sau:

  • Vệ sinh cho chó: Cún trước khi tiêm cần phải tắm rửa thật sạch sẽ bằng các loại xà bông tắm chuyên dụng. Nhẹ nhàng loại sạch các bụi bẩn xung quanh cổ và da, sấy khô bộ lông của bạn ấy trước khi tiêm nhé.

  • Xác định loại thuốc và liều lượng sử dụng: Đối với những loại vaccine phòng bệnh thì bạn phải tiêm theo đúng loại thuốc và có liều lượng phù hợp với từng độ tuổi của chó. Đối với thuốc trị bệnh thì mọi thứ phải theo hướng dẫn kê đơn của bác sĩ.

  • Chọn loại kim tiêm phù hợp: Kim tiêm trên thị trường hiện nay rất đa dạng với nhiều kích cỡ khác nhau. Nếu chọn kim tiêm quá to so với kích cỡ của chó cưng thì có thể gây đau cho chúng. Khi mua kim bạn có thể xin tư vấn trước để chắc chắn hơn.

Xác định đường tiêm cho chó

Việc xác định đường tiêm trước giúp bạn chủ động hơn khi tiêm. Thông thường chó sẽ có 3 đường tiêm cơ bản: tiêm dưới da, tiêm ở bắp chân và tiêm ven. Trong đó tiêm dưới da là đường tiêm dễ nhất và tiêm ven là khó nhất. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn đường tiêm phù hợp nhất. Nếu bạn thấy máu chảy ra từ mũi tiêm thì hãy lựa chọn đường tiêm khác nhé.

Tiến hành tiêm cho chó

Sau khi xác định được đường tiêm, bạn sẽ cần phải giữ chó để chúng không giãy. Nên có thêm một người giữ cún để việc tiêm được an toàn hơn, có thể đeo thêm rọ mõm cho chó. Bạn cần cầm chắc cây kim tiêm trong tay, đặt mũi hở đầu kim hướng lên phía trên, dùng tay xác định vị trí cần tiêm. Đâm kim vào vị trí tiêm một cách dứt khoát, từ từ đẩy thuốc vào bên trong ống tiêm đến khi hết thì dừng lại. Sau đó nhẹ nhàng rút kim tiêm ra khỏi cơ thể của chó. Quá trình này thao tác càng nhanh thì càng an toàn.

Trên đây là cách tiêm chó tại nhà Pety chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích khi bạn chăm sóc cún cưng. Đón đọc thêm các blog khác tại Pety nhé.

Chó là người bạn gần gũi của con người, là thành viên bốn chân đáng yêu trong nhiều gia đình. Trong quá trình nuôi dạy một chú cún chắc sen cũng từng nghe về việc tiêm phòng cho cún. Đối với những bạn mới bắt đầu “tập làm sen” hẳn vẫn có nhiều băn khoăn về vấn đề này như tiêm cho chó ở vị trí nào hay cần tiêm những vaccine nào? Cùng trả lời những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây của Pety nhé.

Vì sao nên tiêm phòng cho chó?

“Sinh, lão, bệnh, tử” là điều khó tránh khỏi của mọi loài động vật trên thế giới. Cũng giống như chúng ta, thú cưng cũng có những loại bệnh thường gặp trong quá trình trưởng thành. Một số loại bệnh nhẹ sen có thể dễ dàng chữa khỏi cho boss nhưng cũng có những loại bệnh có thể lấy mạng của cún. Cách tốt nhất là sen hãy phòng bệnh cho cún thông qua việc tiêm vaccine, tiêm ngừa, xổ giun cho chó. Điều này sẽ giúp tăng cường sức khỏe, giúp cún phòng tránh được một số loại bệnh tấn công. Hơn nữa, tiền tiêm vaccine cho thú cưng hiện nay khá “mềm”, lại có nhiều cơ sở thú y nên sen có thể dễ dàng tiến hành tiêm phòng cho cún.

Tiêm cho chó ở vị trí nào?

Tiêm cho chó ở vị trí nào? Chắc hẳn các sen đều rất thắc mắc, không biết quá trình tiêm vaccine của cún có giống con người không. Biết được vị trí tiêm của cún sẽ giúp sen dễ dàng chăm sóc cho bé sau khi tiêm hơn.

Tiêm cho cún ở dưới da

Thông thường cún sẽ được tiêm vaccine ở dưới da vì đây là vị trí dễ xử lý nhất. Các bác sĩ sẽ kéo lớp da bên hông của cún hoặc vị trí tại sống lưng và đâm kim qua lớp da để truyền vaccine vào người. Quá trình này diễn ra rất nhanh, cún sẽ không có cảm giác đau quá lâu. Một số sen có kinh nghiệm hoặc là người trong nghề hoàn toàn có thể tự tiêm vaccine cho cún tại nhà.

Tiêm cho cún ở bắp chân

Mũi tiêm tại bắp chân khó thực hiện hơn là ở dưới da. Hơn nữa, kỹ thuật cần chuẩn xác thì vaccine mới được truyền vào đúng chỗ. Bởi vị trí khó tiêm của nó nên các sen thường đưa cún đến bệnh viện để bác sĩ có chuyên môn thực hiện.

Tiêm ở ven cho cún

Lấy ven cho cún cũng khó khăn không kém tiêm cho chó ở vị trí bắp chân. Sen cần giúp cún bình tĩnh, nhẹ nhàng xác định được tính mạch rồi mới có thể bắt đầu tiêm. Sẽ rất khó thực hiện đối với những người chưa có kinh nghiệm, nhất là với các bạn mới “tập làm sen”. Tốt nhất là bạn nên mang cún ra trung tâm uy tín để cún cưng được tiêm đúng cách nhé.

Tiêm cho cún ở vị trí nào?

Các mũi vaccine nên tiêm cho chó hiện nay

Có rất nhiều loại vaccine cho thú cưng trên thị trường hiện nay. Đối với mỗi loài động vật lại có các mũi tiêm cơ bản khác nhau. Vaccine cho chó cũng được phân chia thành nhiều loại, trong đó có những gói thông dụng sau:

  • Vaccine 5 loại bệnh: bệnh Care, Parvovirus, ho cũi chó, phổi cúm, viêm gan truyền nhiễm.

  • Vaccine 6 loại bệnh: Care virus, Parvovirus, ho cũi chó, phổi cúm, viêm gan truyền nhiễm và Leptospira.

  • Vaccine 7 loại bệnh: Care virus, Parvovirus, ho cũi chó, phổi cúm, viêm gan truyền nhiễm, Leptospira và Corona.

Những lưu ý người mới nên biết khi tiêm phòng

Khi tiêm phòng cho cún sen cần đảm bảo Boss có sức khỏe ổn định. Nếu cún cưng bị ốm, hệ miễn dịch đang suy giảm mà tiêm phòng thì sẽ rất nguy hiểm. Tốt nhất sen cần kiểm tra sức khỏe của cún thường xuyên trong 3 ngày trước khi tiêm để chắc chắn. Nếu sen tự tiêm cho cún tại nhà thì nên lựa chọn các cơ sở uy tín để mua dụng cụ. Sau khi cún được tiêm phòng bạn cần hạn chế tắm cho bé. Ngoài ra còn cần theo dõi sức khỏe của cún trong vòng 1 tuần để đảm bảo an toàn.

Trên đây là một số thông tin về vị trí tiêm phòng và một số lưu ý trước và sau khi tiêm cho người mới bắt đầu. Hy vọng sẽ có ích cho bạn trong quá trình nuôi dạy cún cưng. Tham khảo thêm các bài viết về cách chăm sóc chó, chăm sóc mèo tại Pety nhé!