Cách tiêm phòng cho trẻ không bị sốt

Chào bác sĩ, trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không ạ? Cụ thể là bé nhà mình sau mỗi lần tiêm về đều chơi ngoan, không thấy bị sốt gì hết. Em không biết nên mừng hay lo nữa ạ! Nhiều người nói tiêm về bị sốt thì mới có tác dụng. Liệu có phải do cơ địa bé không đáp ứng với liều vắc xin nên không sốt không ạ?

Cách tiêm phòng cho trẻ không bị sốt
[Hỏi – Đáp]: Trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không?

Sốt từ đâu đến?

Chào bạn, trước khi giải đáp thắc mắc “trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không?”, hãy cùng FItobimbi tìm hiểu vì sao tiêm phòng lại bị sốt nhé!

Cơ thể con người duy trì ở nhiệt độ khoảng 37 độ C. Khi chúng ta tiếp xúc với khoảng nhiệt độ rộng của môi trường, cơ thể sẽ “bật” trạng thái điều hòa thân nhiệt. Và bộ phận gánh vác nhiệm vụ này chính là vùng hạ đồi, nằm ở trong não. 

Khi bị tác nhân bên ngoài tấn công, chúng sẽ nhanh chóng gây suy yếu cơ thể. Lúc này, cơ quan “vùng hạ đồi” sẽ nhận được tín hiệu cảnh báo và bắt đầu điều chỉnh thân nhiệt tăng lên, từ 37 lên 39 – 40 độ C. Đây là chính là nguyên lý hình thành sốt ở cơ thể.

Cách tiêm phòng cho trẻ không bị sốt
Thân nhiệt tăng do yếu tố bên trong hoặc ngoài tác động

Tương tự như vậy, vắc xin là chế phẩm sinh học chứa các tác nhân giống vi khuẩn, virus gây bệnh. Vì vậy, khi trẻ tiêm vắc xin, hệ miễn dịch cũng sẽ nhận định như một tác nhân gây hại thực sự và phản ứng với cơ chế tương tự. Thân nhiệt tăng có nghĩa hệ miễn dịch đang “làm việc” hết sức mạnh mẽ để bảo vệ cơ thể.

Vì sao có trẻ sốt, trẻ không sốt?

Trẻ tiêm phòng có bị sốt hay không còn tùy thuộc vào những yếu tố sau:

Loại vắc xin

  • Các loại vắc xin như viêm não Nhật Bản, DPT (uốn ván, ho gà, bạch hầu,… dễ gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, tỷ lệ trẻ sốt khi tiêm những loại vắc xin này thường rất cao
  • Khi trẻ tiêm phòng ngừa bệnh rubella, quai bị hoặc sởi, tỷ lệ trẻ bị số khoảng 5 – 15%

Ngoài phản ứng thông thường là sốt, trẻ sau khi tiêm phòng còn có thể bị sưng hoặc đau tại chỗ tiêm, quấy khóc,… Tuy nhiên, những tác dụng phụ này thường biến mất sau khoảng 1 ngày. Vì vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng nhé!

Cách tiêm phòng cho trẻ không bị sốt
Trẻ tiêm có sốt không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

Tùy thuộc vào cơ địa

Thực chất, sốt hay các biểu hiện khác sau tiêm là tác dụng phụ không mong muốn của thuốc. Tình trạng này xảy ra ở trẻ có thể trạng yếu, khả năng miễn dịch kém. Khi cơ thể chưa thích ứng được với vắc xin truyền vào, trẻ sẽ bị sốt. Phản ứng này thường nhẹ và tự khỏi trong khoảng 1 – 2 ngày.

Trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không?

Nhiều mẹ cho rằng, trẻ tiêm phòng không bị sốt là vắc xin không có tác dụng. Tuy nhiên, đây chỉ là suy đoán chủ quan, không có căn cứ cụ thể.

Theo TS.BS Phan Bích Nga – Giám đốc Trung tâm Khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mỗi trẻ là một cá thể duy nhất và riêng biệt. Do đó, cách hoạt động của hệ miễn dịch ở mỗi trẻ cũng sẽ không giống nhau. Dẫn đến phản ứng sau tiêm của trẻ là khác nhau. Có thể sốt, có thể không, nhưng đích đến cuối cùng vẫn đảm bảo hiệu quả phòng ngừa của vắc xin.

Cách tiêm phòng cho trẻ không bị sốt
Trẻ tiêm phòng không sốt không có nghĩa thuốc không phát huy tác dụng!

Với trẻ sau khi tiêm phòng bị sốt cao, điều đó có nghĩa là hệ miễn dịch đang “nóng máy” chiến đấu với kẻ địch. Còn với trẻ tiêm phòng không bị sốt, không có nghĩa là hệ miễn dịch đang “nghỉ ngơi”, chỉ là nó chiến đấu nhẹ nhàng hơn mà thôi!

Dù cơ thể có sốt hay không, hệ miễn dịch cũng đã nhận diện được đặc điểm của kẻ địch và đưa vào danh sách “phải tiêu diệt”. Để tới khi có virus, vi khuẩn “thật” xâm nhập, cơ thể đã ở “thế” sẵn sàng, giúp loại bỏ chúng ra ngoài.

Vậy trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không? Sau tiêm phòng trẻ sốt hay không sốt cũng mang hiệu quả tương đương nhau. Hệ miễn dịch đã được rèn luyện trước nên có thể chiến thắng “kẻ địch” khi chúng xâm nhập.

Lời khuyên cho cha mẹ

Đến đây, hẳn mẹ đã biết “trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không”. Để giúp phụ huynh chăm sóc tốt cho bé, chuyên gia đưa ra một số lời khuyên như sau:

  • Không nên lo sợ trẻ gặp tác dụng phụ mà từ chối các mũi vắc xin quan trọng mà Bộ Y tế khuyến cáo. Trẻ cần tiêm đủ liều vắc xin để được bảo vệ một cách tốt nhất
  • Thông báo với cán bộ y tế về tiền sử dị ứng và phản ứng với những lần tiêm trước ở trẻ
  • Cho trẻ ở lại địa điểm tiêm khoảng 30 phút để theo dõi
  • Theo dõi trẻ sau tiêm trong 1 – 2 ngày đầu, tình trạng sức khỏe của con thế nào, có quấy khóc, sốt cao, đau tại vị trí tiêm hay xảy ra bất thường nào khác không
  • Nếu trẻ có biểu hiện ngủ li bì, ít bỏ, khó thở, cơ thể tím tín,… cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện để được xử lý kịp thời

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi “trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không?”. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp mẹ hiểu hơn về những phản ứng sau tiêm phòng ở trẻ. Qua đó có sự chuẩn bị tốt hơn để chăm sóc cho bé sau tiêm.

Cách tiêm phòng cho trẻ không bị sốt

Tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng ngừa những "đại dịch" nguy hiểm cho trẻ em. Nhưng điều khiến mẹ lo lắng nhất là làm sao để giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng?

Lịch tiêm phòng cho trẻ chỉ theo chương trình tiêm chủng mở rộng thôi mỗi bé cũng phải tiêm hơn 10 mũi. Nếu tiêm thêm dịch vụ số lượng từ 20 mũi trở lên. Đó là lý do nhiều mẹ luôn muốn tìm cách giảm đau sau khi tiêm phòng cho bé hiệu quả.

Có 3 ý do quan trọng mẹ cần nhớ:

  • Tiêm phòng cho bé là việc làm thiết yếu giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh.
  • Cảm giác đau khi tiêm chủng phát triển nỗi sợ hãi của bé đối với các bác sĩ, ý tá và kim tiêm.
  • Hẳn nhiên không bậc cha mẹ nào có thể kiềm lòng khi chứng kiến bé con chịu phản ứng phụ sau tiêm chủng. Không ít cha mẹ trì hoãn việc cho con đi tiêm phòng theo lịch chỉ vì sợ con bị đau. Nhưng điều này không tốt cho trẻ.

Sau tiêm chủng, cha mẹ hãy quan sát mức độ đau đớn của bé qua chuyển động cơ thể (bình tĩnh hay giãy dụa); biểu hiệu gương mặt (thư giãn hay nhăn nhó); âm thanh từ bé (im lặng hay khóc).

>> Cha mẹ xem thêm Trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không và những lưu ý mẹ cần biết

Cách tiêm phòng cho trẻ không bị sốt

Cách giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng

Tiêm phòng đầy đủ giúp sự phát triển của trẻ sơ sinh thuận lợi trong những năm tháng đầu đời. Việc bé bị đau sau khi tiêm là tương đối phổ biến; nhưng có những việc cha mẹ có thể làm để giúp con giảm đau.

1. Sử dụng gel hoặc kem gây tê

Gel/kem gây tê giúp giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng. Điều này đã được chứng minh là an toàn cho trẻ sơ sinh. Cha mẹ chỉ cần lấy một lượng gel/kem khoảng 1g thoa vào chỗ da sẽ bị tiêm của bé; thoa trước 60 phút để thuốc phát huy hiệu lực.

2. Nước đường

Đường có thể giúp trẻ sơ sinh uống dễ dàng và có thể làm giảm mức độ đau do tiêm ngừa.

Cách giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng bằng đường như sau:

  • Pha một muỗng cà phê đường trắng với 2 muỗng cà phê nước cất hoặc nước đun sôi để nguội.
  • Cho bé uống nước đường 1-2 phút trước khi tiêm.
  • Dùng một ống tiêm nhỏ để bơm nước đường vào hai bên miệng của bé và ở nướu răng.

>> Cha mẹ xem thêm Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng: Nên và không nên làm gì?

Sau khi tiêm ngừa, trẻ sơ sinh thường khó chịu, buồn ngủ và không muốn bú trong nhiều giờ. Trong tình huống này, cha mẹ nên lên kế hoạch cho con nghỉ ngơi yên tĩnh tại nhà. Cha mẹ hãy để con nghỉ ngơi trong phòng mát mẻ, thoải mái, đảm bảo cho con mặc đồ thoáng mát.

Cách tiêm phòng cho trẻ không bị sốt

4. Giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng bằng các trò chơi

Để giúp trẻ không khóc sau khi tiêm vắc xin, bạn hãy làm cho trẻ bị phân tâm. Bạn có thể mang theo những món đồ chơi mà trẻ thích để thu hút sự chú ý của trẻ khi tiêm ngừa. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho con xem tivi để quên cơn đau.

5. Ôm bé là cách giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng hiệu quả

Cha mẹ hãy ôm bé ở bên cạnh vì bé cần được chăm sóc và giữ bình tĩnh lúc này. Trong khi bé yêu vẫn thấy khó chịu; mách mẹ cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng là hãy ẵm bồng con thoải mái trên tay.

>> Cha mẹ xem thêm Tiêm phòng cho trẻ: Những mũi tiêm không thể thiếu!

6. Cho con bú

Bé bú mẹ trong khi tiêm ngừa vắc xin sẽ ít khóc hơn. Các chuyên gia cho rằng, việc trẻ tập trung bú mẹ trong khi tiêm ngừa sẽ làm trẻ quên cơn đau nhanh chóng. Ngoài ra, cho con bú sau khi tiêm ngừa cũng có tác dụng tương tự.

7. Chườm khăn sạch để giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng

Cách tiêm phòng cho trẻ không bị sốt

Một số trẻ sau khi tiêm phòng, ngay tại chỗ tiêm sưng to, nổi cục. Điều này có đáng lo? Theo các bác sĩ, đây là một hiện tượng bình thường. Một số trẻ có cơ địa quá nhạy cảm mới xuất hiện hiện tượng da bị sưng đỏ kéo dài, nổi cục cứng. Việc này thường kéo dài từ 6-8 tiếng.

Để giảm đau cho bé, cha mẹ cần chườm lạnh. Sau 24 tiếp theo có thể chườm nóng để các vết sưng tấy biến mất, giúp da dễ trao đổi với môi trường bên ngoài và nhanh chóng phục hồi.

Lưu ý, tuyệt đối không xát chanh hoặc đắp khoai tây mỏng vào chỗ tiêm nhằm mục đích giảm đau, sưng tấy cho bé vì làn da của trẻ vô cùng nhạy cảm, làm vậy có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm.

Trong trường hợp, vết tiêm sưng to, xuất hiện hạch sưng kéo dài nhiều tuần tốt nhất đưa đến cơ sở y tế.

Trẻ cũng có thể bị sốt nhẹ khoảng 38 độ C và kéo dài từ 1-2 ngày. Trường hợp này mẹ cần lưu ý một số cách hạ sốt cho bé sau khi chích ngừa. Ví dụ như mặc quần áo thoáng mát, lau mát hoặc uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

8. Dùng thử Tylenol để ngăn ngừa sốt sau khi tiêm vắc xin

Cho trẻ sử dụng Tylenol (acetaminophen) ngay trước khi tiêm có thể giúp giảm đau cho bé sau khi tiêm chủng. Ngoài ra, cách thức này có thể giúp con hạ sốt sau khi tiêm vắc-xin.

Nếu cảm thấy lo lắng, cha mẹ luôn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để biết cách ngăn ngừa sốt cho con. Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng Tylenol để ngăn ngừa sốt có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin.

>> Cha mẹ xem thêm Trẻ tiêm phòng bị sốt bao lâu? Làm sao để trẻ tiêm phòng không bị sốt?

9. Giữ bình tĩnh để giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng

Sự lo lắng của cha mẹ sẽ chỉ làm tăng thêm nỗi sợ hãi của bé và khiến bé đau khổ. Giữ bình tĩnh khi cha mẹ ôm con lúc tiêm phòng; để tránh cho con cảm thấy căng thẳng.

10. Sử dụng phương pháp 5S

Cha mẹ cũng có thể sử dụng 5S này để giúp bé bình tĩnh lại sau khi tiêm phòng:

  • Quấn trẻ (swaddle) ngay sau khi tiêm phòng.
  • Đặt bé nằm nghiêng (on the side) hoặc nằm sấp (on the stomach).
  • Phát ra âm thanh “sh” (shushing sound).
  • Đung đưa (swing) trẻ trong tay hoặc trong nôi cho trẻ sơ sinh.
  • Đưa cho trẻ thứ gì đó để trẻ bú (suck), ví dụ như vú của mẹ, bình sữa hoặc núm vú giả.

Để giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng, quan trọng nhất là tâm trạng của mẹ. Mẹ nên giữ thái độ bình tĩnh, nói chuyện với trẻ với giọng như bình thường. Cách này không làm trẻ hoảng loạn, lo lắng. Trẻ cảm nhận mẹ thế nào, sẽ cố gắng làm theo tương tự.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.