Cách thay cát lư hương

Theo phong tục tập quán của người Việt Nam thì vào những ngày cuối năm, bắt đầu từ 23 tháng Chạp tới 30 tháng Chạp, mọi người có thể rút chân nhang trên bàn thờ, dọn dẹp bàn thờ.Việc rút chân nhang không được tùy tiện, thích làm gì thì làm mà cần có văn khấn, thủ tục xin rút chân nhang để không làm ảnh hưởng tới bề trên cũng như cuộc sống của gia đình bạn nên bạn cần phải làm công việc này một cách tỉ mỉ và cẩn thận.

Có Nên Rút Chân Nhang Bát Hương Thần Tài, Thổ Địa?

Việc rút chân nhang là việc nên làm, nhất là bát hương đã có nhiều chân nhang, tuy nhiên việc này thường được làm vào những ngày cuối năm từ 23 tháng Chạp trở đi, ngày vía Thần Tài hoặc ngày rằm tháng 7 âm lịch và khi rút chân nhang cần phải có thủ tục làm hẳn hoi.

Sau đây là những thủ tục làm để rút chân nhang bàn thờ Thần Tài đúng theo phong thủy:

Cách Vệ Sinh Bàn Thờ Thần Tài

Việc vệ sinh bàn thờ Thần Tài hay bàn thờ Tổ tiên cũng cần phải chú ý làm cẩn thận và tỉ mỉ. Đối với việc bạn rút tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài, đầu tiên bạn nên chuẩn bị rượu trắng ngâm với gừng đã giã rồi bạn mới bắt đầu thực hiện việc tỉa nhẹ từng chân nhang một thay vì cầm cả nắm chân nhang bốc lên và không được rút hết chân nhang mà phải chọn những chân nhang đẹp để lại cắm trong bát hương với theo các số lẻ, chẳng hạn bát hương sau khi đã rút chỉ còn 3, 5, 7 hoặc 9 chân nhang. Số nhang đã rút ra thì bỏ vào trong chậu và mang đi hóa với vàng hoặc có thể cắm ở những gốc cây.

Chọn Người Rút Chân Nhang Bàn Thờ Thần Tài

Trong gia đình, ai cũng có thể rút chân nhang được, tuy nhiên, bạn nên chọn người có tâm thành kính nhất, chỉn chu, làm việc cẩn thận thì việc rút tỉa chân nhang sẽ trở nên tốt hơn, suôn sẻ hơn.

Trước khi thực hiện việc rút tỉa chân hương thì người được chọn cho công việc này nên tắm rửa sạch sẽ rồi mới thực hiện.

Văn Khấn Để Rút Chân Nhang Bàn Thờ Thần Tài

Nếu như bạn rút chân hương vào một ngày rằm trong tháng thì bạn cần kết hợp với việc cúng và làm các thủ tục sau đây để việc tỉa chân hương trở nên thuận lợi, không ảnh hưởng tới bề trên:

Cách thay cát lư hương

Bài văn khấn rút chân nhang bàn thờ Thần Tài

Thay Tro Cho Bát Hương Trên Bàn Thờ Thần Tài

– Đối với việc thay tro cho bát hương thì bạn nên cho tro rơm sạch, nếu không có thì bạn có thể sử dụng cát sạch để cho vào bát hương.

– Chuẩn bị khăn sạch, mảnh vải sạch trải ở trên bàn rồi nhấc bát hương ra rồi đổ tro, cát trong bát hương ra nhưng lưu ý là trong bát hương cần phải để lại 1/3 tro, cát cũ và các hành động thực hiện luôn dứt khoát.

– Dùng khăn sạch bọc lấy bát hương và đổ tro hoặc cát sạch mới vào với khối lượng bằng 2/3 bát hương để cắm hương chắc chân và không bị tàn nhàn rơi xuống nhanh bị đầy rồi lau sạch. Sau đó, bạn cần đặt bát hương đúng vị trí cũ.

– Đổ tro hoặc cát vào bát hương thì cần cắm chân nhang theo số lẻ vào bát hương. Bạn nên nhớ là cắm chụm các chân nhang lại với nhau.

– Nếu như bạn không muốn thay tro, cát thì bạn nên dùng thìa để có thể bỏ bớt tro hoặc cát để đảm bảo cát hoặc tro chỉ chiếm 2/3 bát.

– Vệ sinh và lau chùi bàn thờ một cách thành kính rồi mới đặt bát hương lại vị trí.

– Khi thay cát, tro trong bát hương cần phải thành kính, hành động dứt khoát.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Bát Hương Bàn Thờ Thần Tài

Bạn nên nhớ luôn đặt bát hương bàn thờ ở nơi sạch sẽ và thoáng. Mỗi khi bắt đầu công việc sắp xếp lại bàn thờ thì bạn cần khấn vái, xin phép bề trên, lúc này, bạn chỉ được dịch chuyển một số thứ, còn bài vị và bát hương trên bàn thờ là luôn cố định. Khi muốn lau dọn bài vị, bát hương thì thì bạn chọn chiếc khăn sạch và lấy nước rượu ngâm gừng, một tay giữ, một tay lau chùi và vệ sinh đảm bảo bài vị, bát hương không bị xoay.

Đối với việc bạn sử dụng bát hương làm bằng đồng thì bạn không nên rửa bát hương đó với nước bởi nó sẽ gây ra hiện tượng mốc xanh mà thay bằng việc vệ sinh, lau chùi bằng giẻ ẩm rồi sau đó lau khô. Còn với bát hương làm bằng sứ thì bạn cần vệ sinh cẩn thận, tránh việc rơi vỡ.

Trên đây là các nghi thức rút tỉa chân nhang cuối năm cho đúng cách để tránh bị bề trên quở phạt. Hy vọng với bài sưu tầm này Tủ sắt Tân Thuận có thể giúp ích cho mọi người. Quý khách có nhu cầu mua tủ sắt vui lòng liên hệ:

Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Tân Thuận

Địa chỉ        : B13/22D ấp 2 – Xã Vĩnh Lộc B – Huyện Bình Chánh – TP Hồ Chí Minh

Mã số thuế :0313113227

Tell             : 090 33 99 542 A Hưng – 0938 33 22 48 C Yến        Fax: 0854 256 737

Email         : 

Website     : tusattanthuan.com.vn – tusatlocker.com

Khi bát hương trở nên cũ kỹ hoặc bị nứt vỡ thì bắt buộc phải thay bát hương mới trên bàn thờ gia tiên. Việc làm này thể hiện sự kính trọng của con cháu dành cho ông bà tổ tiên. Tuy nhiên thay thế bát hương cũ nếu không thực hiện đúng khách sẽ khiến gia đình gặp những tai ương không đáng có. Chính vì vậy hãy cùng tìm hiểu cách bỏ bát hương cũ đúng cách qua bài viết sau.

Mục lục

  1. Cách xử lý bát hương cũ: có nên bỏ hay không?
  2. Nguyên tắc khi bỏ bát hương cũ
  3. Chuẩn bị mâm lễ bỏ bát hương cũ
  4. Cách thay bát hương cũ bằng bát hương mới
    1. Bước 1: Làm sạch bát hương mới
    2. Bước 2: Chuẩn bị tro để bỏ vào bát hương
    3. Bước 3: Bốc tro cho vào bát hương mới
    4. Bước 4: Đặt bát hương mới lên bàn thờ gia tiên
    5. Bước 5: Sắm lễ, thắp hương báo cáo
  5. Văn khấn bỏ bát hương cũ
  6. Một số lưu ý khi thay bát hương cũ:

Cách xử lý bát hương cũ: có nên bỏ hay không?

Theo tục lệ mà dân gian truyền lại, khi bát hương đã cũ hoặc bị hỏng thì gia đình sẽ tiến hành thay thế và bỏ nó đi bằng cách đưa ra sông hoặc đặt dưới các gốc cây lớn.  Tuy nhiên, cách thay bát hương cũ này thực sự không chính xác. Việc bỏ lư hương xuống sông nước bẩn sẽ gây ô uế và mất lòng thành kính với gia tiên, hơn nữa việc làm này còn gây ô nhiễm môi trường nước. Còn nếu để lư hương dưới gốc cây sẽ làm mất mỹ quan nơi ở.

Việc thay bát hương cũ là tốt, thể hiện được sự thành kính đối với bề trên. Nhưng nên nhớ rằng không phải bạn muốn thay lư hương thế nào cũng được. Cần phải tìm hiểu về phong tục cũng như phương pháp khoa học để vừa giữ đúng thuần phong mỹ tục, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.

Như vậy việc đầu tiên mà gia chủ phải làm là xin phép thần linh và những người đã khuất trước. Theo đó, khi chuyển bát hương sang nhà mới, nghi lễ này có thể làm cùng một lúc. Cần khấn bái, xin phép và nêu rõ lý do của việc chuyển, thay bàn thờ cũ.

Cách thay cát lư hương
Cách xử lý bát hương cũ: có nên bỏ hay không?

Nguyên tắc khi bỏ bát hương cũ

Đối với bát hương trên bàn thờ, nguyên tắc khi bỏ bát hương cũ sẽ tuân theo quan niệm “mọi thứ được sinh ra từ cát bụi sẽ về với cát bụi”.

Thông thường bát hương sẽ được làm bằng gốm, sứ nên để chúng trở về với cát bụi đúng cách cần đập nhỏ bát hương đó ra.

Khi đó những mảnh vỡ của bát hương tuyệt đối không được vứt xuống ao hồ hoặc bỏ vào thùng rác. Việc làm này không những làm mất đi tính linh thiêng mà còn dễ gây thương tích. Cách thức tốt nhất đó chính là chôn những mảnh vỡ chôn xuống vườn nhà hoặc chôn tại nhà thờ tổ.

Ngoài ra đối với những bát hương cũ được làm bằng kim loại thì nên  đun chảy, sau đó trộn đất cát để thành quặng. Tuy nhiên việc đốt bát hương nóng chảy là điều khó thực hiện. Nên thông thường gia đình sẽ đem gửi vào nhà chùa để đúc tượng hoặc đúc chuông. Tuyệt đối không đem bát hương cũ bán đồng nát hoặc đi vứt sẽ phạm lỗi nặng với bề trên.

Như vậy việc cần thành khẩn xin phép, báo cáo với thần linh và những người đã khuất lý do, dự định và mong muốn để không không gây ảnh hưởng tới họ.

Chuẩn bị mâm lễ bỏ bát hương cũ

Khi bỏ bát hương cũ vì bất kỳ lý do gì thì mâm lễ giải xá cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ những vật dụng sau:

  • Đĩa ngũ quả (gồm 5 loại quả với 5 màu).
  • Hoa tươi (sử dụng hoa cúc vàng) hoặc loại hoa 5 màu.

Cách thay cát lư hương
Chuẩn bị mâm lễ bỏ bát hương cũ với dĩa ngủ quả và hoa tươi

  • Một số bánh kẹo (bóc ra sẵn).
  • Trầu 3 lá và cau 3 quả, có cành dài đẹp.
  • 1 đĩa xôi, 2 bát chè ngọt và 5 cái bánh bao.
  • 3 đến Đinh tiền lễ (mỗi một đinh 10 lễ).
  • 1 chén Trà (khô), 1 chén Rượu, 1 chén Gạo, 1 chén Nước và 1 chén Muối.

Khi tiến hành thay mới bát hương, cần phải thực hiện đầy đủ các bước sau đây.

Bước 1: Làm sạch bát hương mới

Bạn cần chuẩn bị một chiếc khăn lau mới, một chậu sạch chuyên dùng để lau dọn đồ trên bàn thờ và một ít rượu trắng. Sau đó nhúng khăn vào rượu và lau sạch từ trong ra ngoài bát hương.

Bước 2: Chuẩn bị tro để bỏ vào bát hương

Bạn có thể mua tro cho bát hương bàn thờ tại các cửa hàng bán đồ hàng mã. Tùy thuộc và kích thước bát hương mà chuẩn bị phần tro cho phù hợp. Bên cạnh đó bạn có thể chuẩn bị thêm các viên đá, ngọc quý để cho vào chung với tro.

Cách thay bát hương cũ bằng bát hương mới mọi nhà cần biết

Bước 3: Bốc tro cho vào bát hương mới

Trước hết bạn cần rửa tay sạch bằng rượu và gừng để tiến hành bốc tro. Cho tro vào bát bằng cách bốc lần lượt từng nắm và đếm theo thứ tự: Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Căn sao cho nắm cuối cùng rơi vào chữ Sinh thì dừng lại.

Lưu ý không được đổ tro vào bát hương mà phải bốc bằng tay. Trước khi bốc hương cũng cần phải khấn báo với tổ tiên.

Bước 4: Đặt bát hương mới lên bàn thờ gia tiên

Sau khi đã bỏ đủ tro vào bát, việc tiếp theo cần làm là đặt lại bát hương vào đúng vị trí cũ ban đầu. Thông thường trên bàn thờ sẽ có ba bát hương. Nhìn theo phía của người đứng khấn, ở giữa sẽ là bát hương thần linh, bên tay phải là bát hương gia tiên, bên tay trái là bát hương bà cô.

Bước 5: Sắm lễ, thắp hương báo cáo

Sau khi mọi công việc đã hoàn tất, bạn sắm một mâm lễ hoa quả để báo cáo với bề trên. Lễ vật không cần nhiều, chỉ cần thành tâm là được. Rửa sạch sẽ hoa quả và bày lên bàn thờ. Hoa quả và sính lễ nên đặt trước bát hương là tốt nhất. Thắp 3 nén hương khấn vái và cắm vào mỗi bát hương một cây.

Văn khấn bỏ bát hương cũ

Gia đình sau khi sắp xếp mâm cúng lễ giải xá, cần đọc văn khấn để tiến hành bỏ bát hương cũ. Theo đó bài văn khấn cần phải đọc đúng cách, một bài văn khấn đơn giản sẽ được đọc và áp dụng như sau:

Cách thay cát lư hương
Văn khấn bỏ và xử lý bát hương cũ đúng cách

Khi đã cúng giải xá hoàn tất, gia chủ cần hóa tờ văn khấn và tiền vàng. Sau đó vãi riêng gạo và muối ra trước cửa ngõ. Khi tàn hết hương cần xin hạ lễ và đem thịt, trứng sống đi luộc chín.

Một số lưu ý khi thay bát hương cũ:

Khi thay bát hương cũ sang mới cần lưu ý một số vấn đề sau để gia đình tránh gặp những tai ương không đáng có và phạm tới ông bà, tổ tiên, các vị thần linh:

  • Làm sạch bát hương bằng rượu gừng.
  • Chuẩn bị thất bảo và tro: Có thể mua sẵn tro tại cửa hàng bán hàng mã và mua thất bảo ở những tiệm vàng bạc, đá quý.
  • Rửa tay sạch sẽ bằng rượu gừng khi bốc tro vào trong bát hương. Khi bốc cần đếm theo quy tắc là Sinh, lão, bệnh, tử và dừng lại ở “sinh”. Tuyệt đối không đổ đầy mà phải bốc từng nắm và phải khấn trong đầu trước khi bốc bát hương.
  • Đặt bát hương về đúng với vị trí ban đầu, bát hương của thần linh đặt ở giữa, bát hương gia tiên đặt ở bên tay phải và bát hương bà cô đặt ở bên tay trái theo đúng với quan niệm “Nam tả, nữ hữu”
  • Sắm lễ cần đầy đủ những vật dụng cơ bản và thành tâm là được.
  • Bố trí bát hương đúng vị trí, tuyệt đối không được xê dịch, những đồ thờ dâng lên cần đặt nằm phía trước của bát hương là tốt nhất.
  • Ngoài việc chuẩn bị phần tro để bỏ vào bát hương, bạn có thể bỏ thêm các vật thất bảo như thạch anh, đá quý,… Các vật thất bảo này sẽ giúp xua tan tà khí, mang lại vận may và tốt cho sức khỏe gia chủ.
  • Bạn có thể bỏ thêm một lá thần chú, đã viết tên hiệu thần vị. Khi đã có đủ các vật phẩm vào bát hương, gia chủ thắp nén hương thành kính hướng lên trời biểu tượng cho tam tài.
  • Các chuyên gia phong thủy cho rằng vẫn có thể thay thế tro bằng hạt cát mịn. Tuy nhiên cần lưu ý lấy cát từ các nguồn sạch sẽ, không lẫn tạp chất. Cát dùng bỏ vào bát hương nếu không sạch, có nhiều tà khí sẽ làm mất đi sự linh ứng khi thờ cúng. Nhược điểm của việc dùng cát là khi cắm hương sẽ khá cứng, vậy nên bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Cách thay cát lư hương
Những lưu ý khi thay bát hương cũ trên bàn thờ

Trên đây là những lưu ý về cách thay bát hương cũ mọi người đều nên biết. Việc thay thế các đồ vật trên bàn thờ gia tiên cần phải hết sức cẩn thận, đảm bảo các yếu tố về phong thủy và tâm linh để mang tài vận vào về.