Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy lk87

Skip to content

Trang chủ / Máy đo nồng độ oxy máu / Máy đo nồng độ oxy Pulse Oximeter Fingertip LK87

Thiết bị hữu ích cho doanh nghiệp, công ty – Hỗ trợ giá ưu đãi!

  • Máy đo nồng độ oxy trong máu Pulse Oximeter Fingertip LK87 là thiết bị chuyên dùng cho những người có nguy cơ thiếu oxy (Những người mắc bệnh: Tim, hen suyễn, huyết áp,…)
  • Máy đo nồng độ oxy trong máu Pulse Oximeter Fingertip LK87 có màn hình LED với các chỉ số to, rõ ràng giúp dễ dàng theo dõi. Máy tiêu thụ ít điện năng, tự động tắt nguồn khi không có tín hiệu.
  • Chế độ hiển thị: màn hình OLED hai màu
  • Pin tiêu thụ: 2 pin AAA
  • Công suất tiêu thụ: ít hơn 30mA
  • Điện áp: DC3.0V
  • Độ phân giải màn hình: 128 x 64
  • Phạm vi đo SpO2: 0% – 100%
  • Phạm vi đo PR: 30bpm – 250bpm
  • Trọng lượng: 50g
  • Kích thước: 5,7cm x 3,2cm x 3,3cm

SẢN PHẨM SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY – GIÁ GỐC!

  • Hàng sẵn – Giao trong ngày!

Hiện nay, máy đo SpO2 cầm tay là sản phẩm không thể nào thiếu trong số các loại máy hỗ trợ kiểm tra sức khỏe tại nhà. Bạn đang muốn tìm kiếm một chiếc máy đo SpO2 chất lượng? Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn dòng máy đo SpO2 Pulse Oximeter LK87.

Đây là một loại máy đo SpO2 đang bán chạy và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về sản phẩm này nhé.

Đặc điểm của máy đo SpO2 Pulse Oximeter LK87

Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy lk87

Máy đo SpO2 này là một thiết bị vô cùng hữu ích giúp chăm sóc sức khỏe người dùng. Sản phẩm thực sự cần thiết cho người lớn tuổi, nhất là những người đang gặp các vấn đề về phổi hay tim mạch.

Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, mỗi gia đình đều cần sắm một chiếc máy đo SpO2 để tiện theo dõi tình trạng sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Trường hợp chỉ số SpO2 thấp, thiếu oxy trong máu, người dùng cần sự hỗ trợ y tế kịp thời để bảo toàn tính mạng.

Máy đo SpO2 Pulse Oximeter LK87 được thiết kế với đầu xung hồng ngoại, có khả năng đo SpO2 và nhịp tim với độ chính xác cao, hiệu quả và dễ dàng sử dụng ngay tại nhà.

Máy đo nồng độ oxy của Pulse Oximeter này khá gọn nhẹ nên có thể mang theo bên mình khi đi xa.

Các tính năng nổi bật của máy đo SpO2 Pulse Oximeter LK87

Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy lk87

Sản phẩm đo Pulse Oximeter LK87 này được trang bị công nghệ ghi và quét xung âm lượng giúp phát hiện bão hòa oxy quang điện để đo độ bão hòa oxy xung và tốc độ xung qua ngón tay của người dùng.

Máy đo oxy xung ngón tay có thể xác định chỉ số SpO2 (độ bão hòa oxy trong máu) và PR (tốc độ xung), chỉ số SpO2 nhanh và đo xung một cách chính xác. Máy sử dụng màn hình LED màu có khả năng hiển thị các thông tin SpO2 và nhịp tim rõ ràng.

Các thông số kỹ thuật

  • Thương hiệu: Pulse Oximeter
  • Loại sản phẩm: Máy đo nồng độ oxy và nhịp tim
  • Công suất: <30mA
  • Pin: 2 viên AAA (Pin 3A)
  • Chất liệu: ABS + PC
  • Độ chính xác đo lường: 99%
  • Hiển thị tốc độ xung: 30-240bpm, ± 1% hoặc ± 1bpm
  • Nhiệt độ làm việc: 5-40 ° C
  • Nhiệt độ bảo quản: -10-40 ° C

Cách sử dụng máy đo SpO2 Pulse Oximeter LK87

Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy lk87
  • Đầu tiên, lắp pin theo đúng chiều âm (-), chiều dương (+).
  • Kẹp một đầu ngón tay trong khoảng 10 giây, sau đó nhấn nút nguồn.
  • Sau 10 giây, sẽ xuất hiện kết quả được hiển thị trên màn hình. SpO2 là nồng độ oxy trong máu, chỉ số còn lại là nhịp tim. Với chỉ số SpO2 cao hơn 96% và không có bệnh lý nền thì ổn. Nhịp tim bình thường sẽ dao động từ 60-90 lần/phút.
  • Tắt thiết bị đo sau khi sử dụng xong. Máy đo này sẽ tự động tắt sau 8 giây không đo.
  • Bảo quản máy đo ở những nơi khô ráo và tránh xa tầm tay của trẻ em.

Máy đo SpO2 Pulse Oximeter LK87 có giá bao nhiêu? Nên mua máy ở đâu?

Hiện nay, máy đo SpO2 Pulse Oximeter LK87 đang được bán trên thị trương với mức giá từ 300.000 đồng đến 350.000 đồng. Đây là một mức giá khá rẻ mà mọi người có thể chi trả để mua một thiết bị đo nồng độ oxy trong máu và nhịp tim giúp theo dõi sức khỏe gia đình.

Bởi vì đây là sản phẩm chăm sóc sức khỏe nên bạn cần lựa chọn những địa điểm uy tín để mua được sản phẩm chính hãng và được bảo hành.

Trên đây là những đánh giá về máy đo SpO2 Pulse Oximeter LK87 mà bạn nên tham khảo. Qua bài viết này, bạn có thể biết thiết bị này có thực sự tốt hay không, có nên mua sử dụng không.

Bác sĩ Phan Vũ Anh Minh, Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết: Các máy đo nồng độ oxy trong máu hiện tại rất đa dạng. Có nhiều máy mới có tích hợp thêm một số công nghệ hiện đại giúp biểu thị nhiều thông tin hơn, nhưng đa số các máy vẫn sẽ hiển thị hai thông số cơ bản mà chúng ta cần quan tâm, đó là nhịp mạch (pulse rate) và độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi (SpO2).

Cách sử dụng:

Bước 1: Kiểm tra xem máy còn pin hay không, nếu hết pin thì cần thay pin mới hoặc sạc pin (tùy loại máy)

Bước 2: Mở kẹp, đặt ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm tận cùng của máy. Lưu ý không được sơn móng tay, sử dụng móng tay giả hoặc mỹ phẩm trên ngón tay được đo. Đảm bảo móng tay không quá dài, để đầu ngón tay có thể che kín bộ phận cảm biến trong khe kẹp.

Bước 3: Nhấn nút nguồn để khởi động máy. Không cử động tay trong khi đo. Kết quả đo sẽ hiển thị trên màn hình sau vài giây.

Bước 4: Khi kết thúc đo, rút ngón tay ra, sau vài giây máy sẽ tự tắt.

Cách đọc các thông số:

SpO2 sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí ghi chữ SpO2. Đơn vị đo tỉ lệ phần trăm (%). Phạm vi đo: 0-100%. Giá trị bình thường: 94-100%.

Nhịp mạch sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí hình trái tim, hoặc vị trí ghi chữ PR. Đơn vị đo: lần/phút . Phạm vi đo: 0-254 lần/phút. Giá trị bình thường: 60-100 lần/phút (đối với người lớn, lúc nghỉ ngơi).

Màn hình hiển thị nồng độ oxy trong máu SpO2 là 98% và nhịp mạch là 75 lần/phút. Ảnh: Meta

"Các kết quả đo có thể không chính xác đối với những người đã từng sử dụng thuốc cản quang, những người có nồng độ hemoglobin bất thường, đặc biệt đối với các trường hợp ngộ độc carbon monoxide và ngộ độc các chất gây methemoglobin, những người bị hạ huyết áp, co thắt mạch máu nghiêm trọng, thiếu máu hoặc hạ thân nhiệt", bác sĩ Anh Minh lưu ý.

Theo bác sĩ, sau khi đo nồng độ oxy trong máu, F0 cần liên hệ nhân viên y tế khi nhịp mạch < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút khi người được đo đang nghỉ ngơi. Ngưỡng giá trị này không áp dụng cho trẻ em, các vận động viên và những người có tiền căn bệnh lý tim mạch, rối loạn nhịp tim.

SpO2 < 94% khi người được đo đang thở khí trời hoặc khí phòng. Ngưỡng giá trị này không áp dụng cho những người có tiền căn bệnh hen suyễn, bệnh phổi mạn tính, suy tim, hoặc khi đo ở độ cao trên 1500m so với mực nước biển.

Những lưu ý khi sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu

Theo bác sĩ Anh Minh các F1 khi tự theo dõi tại nhà, không cần phải sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu. Nếu có triệu chứng nghi ngờ nhiễm Covid-19 như ho, sốt, đau rát họng, khó thở thì phải báo ngay cho cán bộ y tế địa phương để được hướng dẫn cụ thể.

Đối với các trường hợp F0 không có triệu chứng, được phép tự cách ly và theo dõi tại nhà theo quy định của Bộ Y tế, có thể sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu để tự theo dõi tại nhà.

Đối với người lớn mắc Covid-19 (F0), SpO2 < 92% cần có chỉ định điều trị oxy liệu pháp cho người bệnh. Đồng thời, người bệnh cần được cho nhập viện và theo dõi sát diễn tiến tình trạng suy hô hấp tại bệnh viện.

Mặc dù SpO2 ≥ 92%, nhưng nếu người bệnh có biểu hiện suy hô hấp, bao gồm cảm giác khó thở nhiều, thở nhanh > 30 lần/phút, thở co kéo các cơ hô hấp phụ nhiều, cần được nhập viện để theo dõi và điều trị.

Những người bệnh Covid-19 nếu diễn tiến nặng thường xuất hiện suy hô hấp và giảm oxy máu nặng từ ngày thứ 7-8 kể từ khi khởi phát bệnh.

Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu. Ảnh: Meta.

Lê Cầm