Cách nấu nước sả gừng xông mặt

Xông hơi hay xông tinh dầu dùng để giải cảm là 1 trong những liệu pháp chữa bệnh được nhiều người lựa chọn mỗi khi trái gió trở trời. Trong mùa Covid-19 này, nhiều người cũng áp dụng biện pháp xông hơi này để tăng cường sức khoẻ, ngăn chặn và phòng ngừa bệnh Covid-19, giúp bạn luôn có sức khoẻ tốt nhất trước mọi tình huống.

Tuy vậy, bạn đã biết cách nấu nồi xông giải cảm này chưa? Hôm nay mình sẽ hướng dẫn mọi người nấu nồi xông này nhé.

Hướng dẫn nấu nồi xông chanh, sả, gừng

Cách nấu nước sả gừng xông mặt

Nguyên liệu nấu nồi xông

Với nguyên liệu chính là chanh, gừng, sả, tuy nhiên nếu bạn có các loại lá cây chứa tinh dầu như lá chanh, lá bưởi, lá cam, lá tràm, lá bạch đàn (khuynh diệp),... thì có thể cho vào nồi xông.

Cách nấu nước sả gừng xông mặt

  • Để nấu nồi xông, bạn cần 1 cái nồi, có nồi nào dùng nồi đó.
  • Bạn cần khoảng 5 tép sả, đập dập, cắt khúc, nếu nhiều hơn thì càng tốt.
  • 1 củ gừng, cắt lát cho vào nồi.
  • Lá chanh hoặc các loại lá có chứa tinh dầu.
  • 1 vài quả chanh, thái lát mỏng.
Nếu bạn không có các loại nguyên liệu trên hoặc không thể mua được thì có thể mua gói thảo dược xông hơi giải cảm tại Chatuchak.Vn

Cách nấu nước sả gừng xông mặt

Mua ngay tại:https://chatuchak.vn/goi-thao-duoc-xong-hoi-giai-cam-thai-lan

Nấu nồi xông chanh gừng sả

  • Sau khi đã cho hết các nguyên liệu vào nồi. Cho nước vào khoảng 1/3 đến nữa nồi, đậy nắp lại và bắt lên bếp.
  • Đun cho đến khi nồi xông sôi lên.
  • Bắt nồi xông xuống và bắt đầu xông.

Cách xông hiệu quả

Cách nấu nước sả gừng xông mặt

  • Sau khi đã đun sôi nồi xông, bạn đem nồi xông vào phòng, nơi chuẩn bị xông.
  • Bạn cần chuẩn bị 1 cái chăn/mền hoặc ít nhất là 1 cái khăn lớn.
  • Bạn chùm chăn/mền khắp người và chùm cả nồi xông vào bên trong.
  • Chậm rãi mở nắp nồi xông ra, mở hé hé từ từ để thích nghi dần với độ nóng của nồi xông.
  • Do chủ yếu là xông mũi, nên bạn có thể chòm mặt lên phía trên nồi xông.
  • Sau khi đã thích ứng được với độ nóng của nồi xông, mở nắp nồi ra từ từ.
  • Hít thở đều đặn để hít hơi nóng và tinh dầu vào mũi, đường hô hấp.
  • Nếu nóng quá thì có thể khép nắp nồi lại.
  • Chịu đựng trong 15-30 phút.
  • Khi nước trong nồi đã dần nguội đi thì bạn có thể mở chăn/mềm ra, lau người và kết thúc quá trình xông.

Một số lưu ý khi xông hơi giải cảm

  • Do xông ở nhiệt độ cao, ra mồ hôi nhiều dẫn đến mất nước nhiều, nên những người hay ra nhiều mồ hôi, mất nước nhiều, mất máu nhiều, chóng mặt, bệnh nhân Parkinson thì không nên sử dụng cách thức xông hơi giải cảm này nhé.
  • Phương pháp xông hơi này được các thầy thuốc khuyên cấm dùng cho các người đang bị bệnh nặng, phụ nữ đang mang bầu và trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Trong quá trình xông hơi, các bạn lưu ý khoảng cách giữa mặt và nồi xông để đề phòng hơi nước nóng làm bỏng mặt nhé.
  • Đây là biện pháp xông hơi giải cảm, giúp thông thoáng và khử khuẩn đường hô hấp, nên 1 ngày chỉ lên xông 1 lần, không nên xông quá nhiều lần. Nếu sau quá trình xông hơi kết thúc mà tình trạng của bạn không thuyên giảm hoặc trở nặng hơn thì hãy liên hệ ngay đến bác sĩ để được hỗ trợ y tế.
  • Các bạn lưu ý: Đây là biện pháp giúp tăng cường đề khánh, phòng ngừa và giảm khả năng lây nhiễm Covid-19 chứ không có tác dụng chữa trị bệnh Covid-19 các bạn nhé.
  • Nếu bạn nào đã dương tính với bệnh COVID-19 thì hãy làm theo các hướng dẫn của bác sĩ hoặc cơ quan y tế này nhé.
  • Chúc các bạn sức khoẻ bảo vệ sức khoẻ trước dịch bệnh các bạn nhé.