Cách lấy lại file ngoài desktop

Thật ra, khi cài lại windows thì người dùng luôn quên lưu dữ liệu ngoài DTop, vì vậy khi bạn cài mới, nghĩa là tại nơi phân vùng và khu vực chứa dữ liệu, đã có hơn 2 lần dữ liệu được ghi và xóa (1 lần do windows format, một lần cài windows mới, và 1 lần thay đổi đường dẫn cho Regitry) như vậy, để phục hồi các dữ liệu này bằng các phần mềm miễn phí và bẻ khóa như trên mạng là điều khó khăn, hoặc nếu được thì dạng hên xui may rủi. Nhưng nếu cứu lại các dữ liệu trên, tôi khuyên bạn nên vào các bệnh viện máy tính, để họ có các chức năng cứu dữ liệu chuyên dụng và chuyên nghiệp. Còn nếu lần sau, tôi khuyên bạn nên sử dụng chức năng tạo mới creat shortcut, chức năng này bạn cũng có thể sử dụng trên DTop, nhưng nơi lưu dữ liệu là một ổ cứng khác khác ổ C, hoặc là nơi an toàn cho dữ liệu của bạn hơn. Thân nhé, nếu tôi nói sai bạn có thể sửa và chúng ta sẽ tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn. "

Nên back up và cài lại windows

Theo như bạn mô tả thì hệ điều hành của bạn đã bị lỗi và không tải đúng Profile tương ứng với tên username của bạn khi đăng nhập. Tất cả thông tin của user phần lớn lưu trong profile đó. Thông thường bạn khởi động lại hoặc gỡ phần mềm gần đây (có nghi vấn gây lỗi trên) kết hợp với diệt virus sẽ hết. Giải pháp cài đặt Repair (dùng đĩa CD) cũng là giải pháp hay: sau khi thấy dduoc favorites hay bookmark quan trọng thì bạn nen backup nó ra một file riêng để khi nào cần thì restore lại Trong trường hợp không đ][cj thì bạn nên tạo một user khác có quyền admin, đâng nhập bằng user đó và copy toàn bộ profile của mình ra một nơi an toàn. tiến hành cài đặt lại hệ điều hành, tạo user trùng với user bị hỏng của mình, đăng nhập nó, tạo một user khác có quyền admin. khởi động lại và đăng nhập bằng user admin kia, lúc này việc cần làm là trả lại PRÒILE đã backup lúc trước về đúng vị trí cũ khởi động lại máy xem xem sao! chúc bạn thành công.

Một ngày bình thường như bao ngày bạn mở máy tính ra để làm việc thì ôi thôi… !

Một màn hình đen thui, cộng thêm các dòng mã đọc chẳng hiểu gì cả, hoặc cũng có thể là một màn hình xanh lè,…

Nhưng nói tóm lại là mình không cần biết bạn bị lỗi gì, chỉ biết là bạn không thể đăng nhập vào được màn hình Windows để làm việc được nữa.

Giờ thì phải làm sao? các dữ liệu ngoài màn hình Desktop rồi sẽ đi đâu và về đâu (◕︵◕)

Thực ra vấn đề này rất nhiều người bị rồi, thậm chí còn có người còn mếu máo đến nhờ mình, vì thời hạn nộp bài sắp hết mà dữ liệu và bài tập lại để hết ở ngoài màn hình, không copy một bản dự phòng nào sang các ổ khác cả.

Nếu gặp trường hợp này, ai non tay một chút là sẽ nghĩ ngay đến việc cài lại win và chấp nhận mất tất cả dữ liệu để ngoài màn hình.

Vấn đề này mình cũng đã định viết hướng dẫn lâu rồi nhưng toàn quên, hôm nay tình cờ có người email thắc mắc nên mình mới nhớ ra.

Và tất nhiên là sẽ có một bài viết hướng dẫn đầy đủ cho các bạn rồi 😀 , đơn giản nhưng không phải là ai cũng biết đâu nhé !

Lưu ý: Để làm được việc này thì không thể tay không mà bắt giặc được, bạn phải cần đến một công cụ cứu hộ máy tính.

Trong bài viết này mình sẽ sử dụng DLC BOOT nhé. Nếu như bạn chưa có một chiếc USB cứu hộ nào thì hãy tậu ngay một con nhé, cách làm thì không thể đơn giản hơn, bạn hãy xem cách tạo usb đa năng này.

Áp dụng cho mọi phiên bản Windows (XP, Windows 7, 8, 8.1, Windows 10 và Windows 11…)

Okey ! Giờ vào vấn đề chính nhé, mình test trên máy tính ảo nha. Mình sẽ tạo thêm một số Folder ngoài màn hình Desktop như thế này để cho các bạn dễ hình dung.

Cách lấy lại file ngoài desktop

Bây giờ ví dụ như máy tính trên không thể vào được Windows nữa nhé, giờ làm thế nào để lấy lại được các Folder đã tạo ở trên, bắt đầu làm nào…

Thực hiện:

+ Bước 1: Cắm USB BOOT vào máy tính  => Truy cập vào Menu Boot để vào Mini Windows (xem hướng dẫn cách vào Mini Windows)

=> Sau đó bạn chọn Mini Windows nào cũng được, ví dụ ở đây mình sẽ Boot vào Mini Windows 7.

Cách lấy lại file ngoài desktop

+ Bước 2: Truy cập vào ổ C (ổ chứa hệ điều hành của bạn ý)

Cách lấy lại file ngoài desktop

+ Bước 3: Tiếp tục mở thư mục Users ra.

Cách lấy lại file ngoài desktop

+ Bước 4: Tại đây bạn hãy chọn User mà bạn đang sử dụng. Ở đây mình đang thực hiện trên máy ảo nên tên nó hơi khó hiểu một chút 🙂

Tips: Nếu như bạn không biết mình đang sử dụng user nào thì cứ mở lần lượt từng thư mục thôi. Có 4,5 thư mục thôi mà.. đơng giản 😀

Cách lấy lại file ngoài desktop

+ Bước 5: Tiếp tục mở thư mục Desktop ra, đây chính là thư mục mà bạn cần tìm. Tất cả dữ liệu ở ngoài Desktop sẽ nằm trong thư mục này.

Cách lấy lại file ngoài desktop

+ Bước 6: Đây nhé ! giờ thì copy nó sang phân vùng khác (D,E,F…) là xong. Giờ thì yên tâm mà cài lại Windows rồi nhá 🙂

Cách lấy lại file ngoài desktop

Okey ! Như vậy là tất cả dữ liệu ngoài màn hình Desktop đã được lấy lại rồi.

Nếu như bạn chưa biết cài Windows thì hãy tham khảo các bài viết này. Rất đơn giản thôi, không có gì gọi là khó khăn cả !

II. Lời kết

Như vậy là chỉ với vài bước rất đơn giản thôi là bạn đã cứu được dữ liệu máy tính ngoài màn hình Desktop khi không thể truy cập vào được Windows rồi đó.

Cũng chả có gì cao siêu cả, nhưng nếu không để ý thì cũng hơi bị mệt đó. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Thùng rác trên Windows là nơi người dùng có thể dễ dàng phục hồi lại các file đã xóa bằng cách nhấm phím Delete. Và nếu như bạn mới sử dụng máy tính có thể sẽ không biết tính năng này cũng như không biết cách lấy lại dữ liệu từ thùng rác nếu như xóa nhầm. Do đó mà bài viết ngay sau đây sẽ là hướng dẫn cơ bản để bạn có thể khôi phục thùng rác trên desktop, lấy lại những dữ liệu xóa nhầm của mình.

Lưu ý: Mặc định ngoài màn hình desktop sẽ luôn có biểu tượng thùng rác và thường nằm cạnh biểu tượng My computer. Tuy nhiên nếu nó bị ẩn đi thì các bạn có thể hiển thị lại biểu tượng đó thông qua hướng dẫn Ẩn, hiện biểu tượng My Computer, Network, Recycle Bin màn hình desktop trước đó chúng tôi đã chia sẻ.

Bước 1: Từ giao diện sử dụng trên màn hình desktop các bạn nhấp đúp vào biểu tượng thùng rác.

Bước 2: Tại đây các bạn xác định và lựa chọn những dữ liệu cần lấy lại (nhấn đồng thời nút Ctrl) sau đó chọn Restore the selected items. Lúc đó những dữ liệu mà bạn chọn sẽ khôi phục lại thư mục mà bạn đã xóa chúng.

Hoặc bạn cũng có thể nhấn chuột phải chọn Restore

Trường hợp bạn không nhớ file đó sẽ được lưu vào đâu thì bạn có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl + X và paste lại vào thư mục mới.

Như vậy chỉ với vài thao tác đơn giản trên đây đã có thể giúp bạn lấy lại được những file mình đã xóa. Tuy nhiên như đã nói ở trên thì đối với những file mà bạn đã ấn Shift + Delete thì chúng sẽ không còn ở trong "thùng rác" nữa mà các bạn phải sử dụng phần mềm khôi phục dữ liệu để lấy lại nhé.

Cùng với đó, nếu như bạn đọc nào thường xuyên xóa file sử dụng phím Delete sẽ khiến thùng rác đầy ắp dữ liệu và tốn dung lượng bộ nhớ của máy. Do đó nếu như bạn không có thời gian để dọn dẹp thiết bị thì bạn có thể thiết lập cho tùng rác xóa tự động sau 30 ngày. Cụ thể hơn bạn đọc có thể theo dõi lại bài viết hướng dẫn thiết lập tự động xóa file Recycle Bin Windows 10 sau 30 ngày mà chúng tôi đã chia sẻ trước đó. Chúc các bạn thành công và quản lý thiết bị của mình một cách khoa học.

Khôi phục thùng rác trên desktop là cách đơn giản để bạn có thể lấy lại được những dữ liệu lỡ tay xóa đi trước đó (không phải xóa bằng Shift + Delete). Tuy nhiên nếu như bạn là người dùng mới biết sử dụng máy tính thì sẽ không thể biết được thủ thuật đơn giản này. Tham khảo bài viết dưới đây để trang bị những thao tác cơ bản trước khi sử dụng máy tính cũng như khôi phục dữ liệu đã xóa nhé.

Cách khôi phục, lấy lại những email đã xóa trong Gmail Cách lấy lại dữ liệu đã xóa từ thùng rác Recycle Bin Ace File Shredder - Xóa file rác trên máy tính hiệu quả Thay đổi dung lượng "thùng rác" Recycle Bin trên máy tính Tạo Recycle Bin, thùng rác cho USB và các thiết bị gắn ngoài với iBin Thêm thùng rác vào thanh Quick Access win 10