Cách làm cua còn sống

Để biết cách luộc cua biển ngon đòi hỏi bạn phải nắm được một số nguyên tắc cơ bản đảm bảo cua chín đều, không tanh, không bị gãy càng. Nghe tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện thành công.


Để luộc cua biển ngon cũng cần có bí quyết

Cua biển là một trong những loại hải sản ngon và bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Cua biển được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn nhưng ngon nhất là cua luộc, bởi giữ trọn vẹn hương vị tươi ngọt, thơm ngon tự nhiên của thịt cua. Cách luộc cua biển ngon không tanh, không gãy càng cần chú ý những gì để ai ăn cũng khen tấm tắc, bạn có thể tham khảo cách của DTBTAAu qua bài viết dưới đây.

Nội Dung

  • 1 Cách luộc cua biển ghẹ ngon, không gãy chân
    • 1.1 Nguyên liệu
    • 1.2 Các bước thực hiện
      • 1.2.1 Bước 1: Sơ chế, làm sạch cua
      • 1.2.2 Bước 2: Luộc cua
      • 1.2.3 Bước 3: Làm nước chấm
      • 1.2.4 Bước 4: Trình bày và thưởng thức
    • 1.3 Lưu ý và mẹo chọn cua biển ngon
    • 1.4 Cách chọn cua ngon
    • 1.5 Lưu ý khi ăn cua biển
    • 1.6 Trường hợp không nên ăn cua biển
  • 2 Một số món ngon từ cua biển cho bà bầu và trẻ em.
    • 2.1 Lẩu cua biển măng chua
    • 2.2 Cua biển rang me
    • 2.3 Cua biển hấp sả
    • 2.4 Miến cua biển
    • 2.5 Cua biển hấp nước dừa
    • 2.6 Cua biển rang muối
    • 2.7 Chả cua biển
    • 2.8 Salad rong biển trứng cua
  • 3 Tác dụng của thịt cua đối với sức khỏe
  • 4 Một số thông tin khác về cua biển

Nguyên liệu

  • Cua thịt còn sống: 4 – 5 con (tùy số lượng người ăn)
  • Gia vị: hạt nêm, đường, muối, tiêu, chanh, ớt
  • Dụng cụ: dao nhọn, bàn chải nhỏ, nồi luộc

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế, làm sạch cua

Trước khi luộc, bạn cần làm chết cua để cho càng và chân cua không bị rụng trong quá trình luộc. Dùng mũi dao nhọn đâm vào đầu tam giác của phần yếm cua rồi giữ nguyên khoảng 1 phút cho cua chết hẳn. Bạn cũng có thể cho cua vào hộp hoặc túi sạch đặt vào ngăn đá trong khoảng 15 phút để cua bị tê liệt. Cách này giúp bạn không bị cua kẹp tay và cua không bị rụng chân sau khi luộc.

Làm sạch cua bằng cách dùng bàn chải nhỏ chà kỹ phần mai, yếm và càng cua để loại bỏ bùn đất rồi rửa lại bằng nước sạch.


Làm chết cua để cua không giãy giụa trong quá trình luộc gây rụng càng. Ảnh: Internet

Bước 2: Luộc cua

Để món cua luộc có vị đậm đà, thơm ngon, bạn có thể cho một ít muối, hạt nêm và tiêu vào ướp cùng cua trong khoảng 25 – 30 phút.

Xếp cua vào nồi, đổ nước xâm xấp, đậy nắp nồi rồi đặt lên bếp và luộc khoảng 10 – 12 phút đến khi vỏ cua chuyển sang màu đỏ bắt mắt là cua đã chín. Lưu ý là không nên luộc sơ để tránh cua bị tái, sống có thể gây ngộ độc khi ăn.


Luộc cua chín để tránh gây ngộ độc khi ăn. Ảnh: Internet

Bước 3: Làm nước chấm

Cho vào cối 1 muỗng cà phê muối, 1,5 muỗng cà phê đường và 2 trái ớt, dùng chày giã nhuyễn tất cả. Sau đó cho hỗn hợp muối ớt ra chén, thêm vào 1 muỗng cà phê nước cốt chanh, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp nước chấm sệt lại là được.

Bước 4: Trình bày và thưởng thức

Lấy cua ra đĩa, dùng kẹp để tách, gỡ thịt cua ra và thưởng thức với nước chấm muối ớt chanh đã chuẩn bị. Nên ăn cua luộc ngay khi còn nóng để cảm nhận trọn vị tươi ngon của thịt cua.


Cua luộc chấm muối chanh ớt kích thích vị giác. Ảnh: Internet

Lưu ý và mẹo chọn cua biển ngon

  • Cua biển có hai loại phổ biến là cua gạch và cua thịt, tùy theo sở thích hay yêu cầu chế biến của món ăn mà bạn lựa chọn loại cua cho phù hợp.

Cách chọn cua ngon

  • Chọn cua biển có lớp vỏ màu xám đục, dùng tay ấn vào yếm cua thấy rắn chắc, yếm to là cua có nhiều thịt.
  • Không nên chọn những con cua gầy nhỏ, mai hơi xanh, ấn tay vào yếm thấy mềm là loại cua mọng nước, xốp, ít thịt, không ngon.
  • Cua tươi yếm vẫn còn bám chắc vào thân, chân và càng chuyển động khỏe mạnh, linh hoạt, gai trên càng và mai cua vẫn còn sắc nguyên.
  • Nếu muốn ăn cua nhiều thịt bạn nên chọn cua đực, muốn ăn cua có gạch thì chọn cua cái.

Lưu ý khi ăn cua biển

  • Nên chọn cua còn tươi sống để tránh bị ngộ độc. Ăn cua chết hoặc sắp chết khiến người ăn dễ buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Bạn cũng cần hấp hoặc luộc cua chín kỹ trước khi ăn.
  • Cua sau khi chế biến ăn không hết nên bảo quản ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, khi nào ăn phải nấu lại.
  • Phần dạ dày, ruột, tim và mang cua nên bỏ đi. Chỉ ăn phần thịt và gạch cua.
  • Thịt cua có tính hàn vì vậy ăn quá nhiều cua có thể dẫn đến lạnh bụng, đầy bụng và đi ngoài.
  • Không nên uống trà trong lúc ăn và sau khi ăn cua vì nước trà có thể làm loãng axit trong dạ dày, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.

Trường hợp không nên ăn cua biển

  • Người bị cảm lạnh, sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn cua biển để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Người mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính, loét tá tràng, viêm túi mật, sỏi mật và viêm gan cũng hạn chế ăn cua.
  • Trong cua chứa hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc bệnh tim mạch vành, bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch và bệnh mỡ trong máu cao.
  • Người có tỳ vị hư hoặc thể chất quá mẫn cảm cũng không nên ăn cua biển.

Một số món ngon từ cua biển cho bà bầu và trẻ em.

Cua biển luộc với nguồn caxi dồi dào rất tốt cho bà bầu và trẻ em. Bạn có thể áp dụng các công thức sau đây để vào bếp chế biến món ngon từ cua biển hấp dẫn và bổ dưỡng.

Lẩu cua biển măng chua

Lẩu cua biển măng chua với thịt cua dai ngọt kết hợp với vị chua nhẹ của măng mang lại một món ăn thơm ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng. Cua sau khi mua về bạn sơ chế sạch rồi đem chiên sơ trong chảo dầu để khi nấu lẩu không bị tanh. Hầm 500g xương heo để lấy nước dùng lẩu. Tiếp đến, bạn cho nước cốt me chua và cà chua đã xào vào nấu.

Khi nước sôi thì cho măng chua vào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Sau đó, bạn cho cua vào nấu chín, cuối cùng cho hành lá, rau ngổ (ngò om), ngò rí và ớt xắt vào rồi tắt bếp.


Cách nấu lẩu cua biển măng chua đơn giản mà ngon miệng. Ảnh: Internet

Cua biển rang me

Cua sau khi sơ chế ướp với chút hạt nêm và tiêu xay cho thấm gia vị rồi đem chiên cho chín vàng, sau đó vớt ra để ráo dầu. Tiếp đến, phi thơm tỏi với dầu ăn, cho hành tây, nước cốt me, đường và hạt nêm vào đun sôi. Thêm ớt và bột năng hòa nước lạnh vào. Nêm nếm cho món ăn có vị chua, cay, mặn, ngọt hài hòa. Sau đó, cho cua vào xóc đều, đun liu riu khoảng 10 phút cho cua thấm vị là được.


Cua rang me chua ngọt đậm đà rất hấp dẫn

Cua biển hấp sả

Cách làm cua biển hấp sả rất đơn giản, bạn rửa sạch cua xếp vào nồi hấp rồi cho vài nhánh sả đập dập vào, có thể cho thêm gừng tùy thích. Sau đó bắc lên bếp hấp chín trong khoảng 10 phút là xong.


Cua biển hấp sả tuy đơn giản nhưng được nhiều người ưa chuộng. Ảnh: Internet

Miến cua biển

Bạn có thể thay đổi thực đơn hằng ngày với món miến cua biển thơm ngon, đậm đà. Cua luộc xong bạn bóc vỏ, lấy thịt để riêng. Ướp thịt cua với chút hạt nêm và tiêu. Phi thơm hành với chút dầu ăn, cho thịt cua vào xào săn lại rồi trút ra dĩa. Nếu cua có gạch thì cũng cho vào chảo xào chín. Nước hầm xương đun sôi, cho gạch đã phi thơm vào rồi nêm nếm gia vị vừa miệng.

Miến dong trụng chín rồi cho vào tô, xếp thịt cua xào lên trên, thêm hành lá, rau răm cắt nhỏ rồi chan nước dùng cua vào, rắc thêm chút tiêu xay để tăng hương vị.


Miến cua biển là món ngon đổi vị cho cả nhà. Ảnh: Internet

Cua biển hấp nước dừa

Nếu như cua hấp sả có mùi sả đặc trưng thì cua biển hấp nước dừa cũng là một món ngon từ cua biển không thể bỏ qua. Bạn rửa cua cho sạch, để nguyên hoặc cắt mình cua thành từng miếng. Xếp cua vào nồi, chế nước dừa vào đậy kín nắp, bắc lên bếp. Nước dừa sôi, hạ lửa nhỏ, nêm thêm hành tây xắt sợi và chút xíu muối cho hương vị món cua biển hấp nước dừa đậm đà hơn. Múc cua ra đĩa, rắc thêm ít ngò rí để tạo mùi thơm, dùng nóng với muối tiêu chanh hoặc muối ớt chanh.


Món cua biển hấp nước dừa có hương thơm và vị ngọt tự nhiên. Ảnh: Internet

Cua biển rang muối

Bắc chảo dầu lên bếp, cho vào vài tép tỏi đập dập, phi thơm rồi vớt tỏi ra bỏ. Cho cua vào chiên vàng rồi gắp ra dĩa. Đổ bớt dầu trong chảo, chỉ chừa lại 2 muỗng. Sau đó trộn một chén gia vị gồm: tỏi băm, tiêu, dầu hào, đường, muối, bột ngọt, một chút ớt bột cay. Cho hỗn hợp gia vị đã trộn đều vào chảo. Khi chảo gia vị sôi, đổ cua vào trộn đều cho thấm. Rang cua và gia vị cho đến khi sánh lại và cua ngả sang màu vàng đỏ là cua đã chín.


Thịt cua thơm ngọt cộng với chút vị cay sẽ làm cho món ăn thêm phần thú vị

Chả cua biển

Cua biển hấp bóc lấy thịt, trộn thịt cua với trứng gà, mộc nhĩ và miến đã ngâm nở. Nêm thêm một chút hạt nêm, bột ngọt và đảo đều để hỗn hợp ngấm gia vị. Đem chả cua nhồi vào trong mai cua hoặc cho vào khuôn rồi đem hấp chín. Sau đó bạn có thể đem chiên, xốt cà chua hoặc ăn kèm với bánh canh hoặc bún bò Huế.


Chả cua biển dai ngon, ngọt thơm rất hấp dẫn. Ảnh: Internet

Salad rong biển trứng cua

Pha hỗn hợp trộn salad gồm 3 muỗng canh giấm, 1 muỗng canh đường và 1/2 muỗng cà phê muối, khuấy tan. Cho hỗn hợp vào tô đựng dưa leo, củ cải thái chỉ nhỏ trộn cùng rong biển tươi. Thêm xốt mayonnaise, vừng trắng rang thơm rồi rải trứng cua lên trên cùng là xong.


Salad rong biển trứng cua lạ miệng, thanh mát, giòn ngon. Ảnh: Internet

Tác dụng của thịt cua đối với sức khỏe

Cua biển không chỉ được chế biến thành nhiều món ăn ngon mà còn có nhiều lợi ích cho cơ thể. Bổ sung các món ăn từ thịt cua 2 – 3 lần mỗi tuần là cách để bạn nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật.

Bảo vệ tim mạch

  • Cũng như các loại hải sản khác, cua biển là thực phẩm lý tưởng để duy trì hoạt động ổn định của tim mạch do chứa hàm lượng lớn canxi, magie và axit béo omega 3. Đồng thời, vitamin nhóm B, nhất là vitamin B12 có trong thịt cua hỗ trợ tái tạo các tế bào hồng cầu, cũng như đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của các axit amin, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Ngăn ngừa ung thư

  • Khoáng chất selen có trong thịt cua biển giúp hủy bỏ những chất gây ung thư cadmium, arsenic, bạc và thủy ngân. Ăn thịt cua biển còn có tác dụng đẩy nhanh việc loại bỏ các tế bào ung thư và làm chậm sự phát triển của khối u. Ngoài ra, các loại thực phẩm có chứa nhiều axit béo omega 3 như thịt cua có thể ngăn chặn sự lây lan của bệnh ung thư tuyến tiền liệt đến các bộ phận khác của cơ thể.

Cải thiện thị lực

  • Cua là nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời, giúp cải thiện thị lực, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Những người thường xuyên làm việc với máy tính nên bổ sung loại thực phẩm này vào các bữa ăn hàng ngày.

Hỗ trợ giảm cân

  • Cua biển giàu dinh dưỡng nhưng lại có hàm lượng calo thấp và chỉ chứa khoảng 1,5g chất béo trong 100g thịt. Do đó, các món ăn từ thịt cua là lựa chọn hoàn hảo cho những người thừa cân, béo phì hoặc những người ăn kiêng để giữ dáng.

Giúp phục hồi vết thương nhanh hơn

  • Thịt cua rất giàu kẽm, vitamin B12 và vitamin C, là những chất đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương. Tiêu thụ thịt cua sẽ tác động cơ thể sản xuất hồng cầu, giúp xây dựng các mô mới, do đó vết thương được chữa lành nhanh hơn.

Một số thông tin khác về cua biển

Cháo cua biển nấu với rau gì?

  • Cháo cua biển là món ăn dặm bổ sung nhiều dưỡng chất cho trẻ. Kết hợp cua biển với các loại rau củ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể nấu cháo cua biển với các loại rau củ như mồng tơi, cà rốt, bí đỏ, rau dền, rau ngót.

Bà bầu ăn cua biển được không?

  • Cua biển là thực phẩm rất tốt cho phụ nữ mang thai, giúp bổ sung các chất dinh dưỡng như canxi, protein, omega-3, vitamin nhóm B, hỗ trợ chắc xương và chắc răng. Phụ nữ mang thai chỉ cần chú ý ăn cua với lượng vừa phải và tuyệt đối tránh các món cua sống như gỏi cua.

Có nên để cua biển trong tủ lạnh?

  • Cua biển sau khi mua về nhưng chưa kịp nấu ăn hoặc mua nhiều nên muốn bảo quản để ăn sau bạn có thể đặt cua vào thùng xốp, cho vào đó một ít bèo tây ngâm với ít nước muối loãng rồi đặt ở nơi thoáng mát, tránh muỗi. Với cách này cua sẽ sống thêm được vài ngày.
  • Ngoài ra, bạn có thể bảo quản cua biển trong tủ lạnh bằng cách sơ chế cua sạch sẽ, sau đó xếp cua vào hộp rồi để ở ngăn mát của tủ lạnh ở nhiệt độ 0 – 4 độ C. Cách này phù hợp với việc chế biến trong ngày.
  • Nếu không có hộp, bạn có thể dùng túi nilong hoặc túi hút chân không để bọc cua lại rồi để vào ngăn đá tủ lạnh. Cách này giúp bạn giữ cua được 2 – 3 ngày nhưng chỉ phù hợp với các loại cua mua về đã không còn sống, cua lột.

Trẻ mấy tháng ăn được cua biển?

Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em có thể ăn 1 – 2 bữa hải sản/ngày, nhưng tùy theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa khác nhau:

  • Trẻ 7 – 12 tháng: Mỗi bữa có thể ăn 20-30g thịt cua nấu với bột, cháo, mỗi ngày ăn 1 bữa, mỗi tuần 3 – 4 bữa.
  • Trẻ 1 – 3 tuổi: Mỗi bữa ăn 30 – 40g thịt cua nấu với cháo, mì, bún, súp, … mỗi ngày ăn 1 bữa.
  • Trẻ từ 4 tuổi trở lên: Mỗi bữa có thể ăn 50 – 60g thịt cua, ăn 1 – 2 bữa/ ngày.

Cua biển hấp hay luộc?

  • Khi luộc cua, một lượng lớn dinh dưỡng sẽ hòa tan vào nước làm giảm đi vị ngọt. Vì vậy, hấp là cách tốt nhất để đảm bảo vị ngon ngọt và giữ lại giá trị dinh dưỡng ban đầu của cua.

Luộc cua bao nhiêu bao lâu thì chín?

  • Đối với cua biển, bạn nên luộc cua ở lửa vừa khoảng 5 – 7 phút. Tính từ lúc nước sôi. Sau đó tắt bếp và giữ cua nóng trong nồi thêm khoảng 1 – 2 phút nữa là cua sẽ chín hẳn.

Cách bảo quản cua đã luộc chín

  • Cua biển đã luộc chín dễ bảo quản hơn cua biển sống rất nhiều. Bạn nên để cua còn nguyên vẹn cả con, không nên bóc tách thịt khỏi lớp vỏ để tránh thịt cua bị khô khi để trong tủ lạnh. Bạn dùng túi nilong, túi đựng thực phẩm hoặc túi hút chân không bọc kín cua lại và để lên ngăn đá tủ lạnh. Thời gian bảo quản an toàn từ 2 – 5 ngày. Khi nào ăn bạn cần phải hấp hoặc làm nóng cua để loại trừ các vi khuẩn.

Nước luộc cua có ăn được không?

  • Không tận dụng nước luộc cua nấu ăn vì có nhiều chất độc hại từ thịt cua thôi nhiễm ra.

Thanh cua có cần luộc không?

  • Thanh cua còn có tên gọi khác là Surimi, là phần thịt cá được tách xương, rửa sạch rồi nghiền nhỏ, không có mùi vị và màu sắc đặc trưng nhưng lại có sự kết dính khá vững chắc. Thanh cua thường được sử dụng làm nguyên liệu chế biến nhiều các món ăn của Nhật, Trung Quốc, .. Trước khi chế biến, bạn nên luộc sơ thanh cua rồi để ráo. Không nên luộc kỹ quá sẽ làm thanh cua bị bở.

Sau sinh có được ăn cua biển?

  • Cua biển có nhiều khoáng chất, sắt, kali, vitamin tốt cho mẹ và sự phát triển của bé. Ngoài ra, cua biển còn rất tốt cho tim mạch vì chứa omega 3, canxi, magie … Vì thế, phụ nữ sau sinh nên ăn cua biển để giúp nhanh hồi phục thể trạng.

Cua biển mùa nào ngon?

  • Thịt cua biển ngon phụ thuộc nhiều vào mùa nước. Những ngày cuối tháng hoặc đầu tháng luôn là thời điểm cua béo, chắc thịt. Những ngày giữa tháng là thời điểm cua đang lột vỏ, chúng thường nhịn ăn nên óp, ít thịt và ăn không ngon.

Giá cua biển hôm nay tại TP. HCM

  • Cua biển với hai loại cua thịt và cua gạch được bán phổ biến tại các vựa hải sản và chợ tại TP. HCM. Cua thịt loại nhỏ 4 con/kg có giá 300.000 – 320.000 đồng/kg, loại lớn 3 con/kg có giá 450.000 – 500.000 đồng/kg.
  • Cua gạch loại nhỏ 4 – 5 con/kg giá 300.000 đồng/kg, loại lớn 2 – 3 con/kg giá 550.000 đồng/kg.

Ăn cua biển có tốt không?

  • Ăn cua biển với lượng hợp lý đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như phòng và điều trị bệnh thiếu máu, giảm lượng mỡ thừa, thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển cơ bắp, phát triển của não bộ và tim mạch, phòng ngừa bệnh viêm khớp.
  • Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thịt cua có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm như ngộ độc, dị ứng, khó tiêu… Đặc biệt, những người bị bệnh gout, người mắc các bệnh về gan, thận và những người mẫn cảm hải sản nên hạn chế tiêu thụ loại thực phẩm này.

Trên đây là những thông tin về cách luộc cua biển ngon, không tanh, không gãy càng, và các món ngon từ cua biển cũng như một số thông tin khác về cua biển để bạn tham khảo. Nếu muốn học nấu các món Việt để mở quán kinh doanh hay phục vụ gia đình, bạn có thể tham khảo lớp Chuyên đề các món cua với đội ngũ giảng viên là các Bếp trưởng, chuyên gia ẩm thực giàu kinh nghiệm. Điền thông tin vào form bên dưới hoặc gọi đến tổng đài 1800 6148 để được tư vấn về khóa học.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!