Cách điều trị covid tại nhà cho trẻ em

3 tiêu chí lâm sàng trẻ em mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà

  • Trẻ em ≤ 16 tuổi mắc COVID được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện.
  • Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (không khó thở, không suy hô hấp, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, nhịp thở bình thường theo tuổi).
  • Không có bệnh nền hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.
    Đồng thời phải có bố, mẹ, người thân... có khả năng chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ (gọi chung là người chăm sóc), có khả năng liên lạc với nhân viên y tế (qua các phương tiện như điện thoại, máy tính...) để được nhân viên y tế theo dõi, giám sát và xử trí khi có tình trạng cấp cứu.

Thuốc điều trị cho trẻ em mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà

- Thuốc hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38,50 C: Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống hoặc đặt hậu môn, cách tối thiểu 4 - 6 giờ nếu cần nhắc lại (hoặc sử dụng liều theo tuổi, chi tiết xem hình dưới); Có thể lặp lại mỗi 04 giờ đến 06 giờ nếu vẫn còn sốt. Lưu ý tổng liều thuốc không quá 60 mg/kg/ngày.

Hướng dẫn liều lượng thuốc paracetamol cho trẻ em theo tuổi (chỉ dùng khi không biết cân nặng – tối ưu nhất là tính liều theo cân nặng của trẻ)

Độ tuổi trẻ em

Thuốc

Liều thuốc mỗi lần

< 1 tuổi

Paracetamol 80mg

1 gói x 4 lần/ ngày

Từ 1 đến dưới 2 tuổi

Paracetamol 150mg

1 gói x 4 lần/ ngày

Từ 2 đến dưới 5 tuổi

Paracetamol 250mg

1 gói x 4 lần/ ngày

Từ 5 đến 12 tuổi

Paracetamol 325mg

1 viên x 4 lần/ ngày

Trên 12 tuổi

Paracetamol 500mg

1 viên x 4 lần/ ngày

- Thuốc cân bằng điện giải khi mất nước (do sốt cao, tiêu chảy, mệt mỏi): Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, có thể sử dụng nước trái cây hoặc Oresol (pha và dùng theo đúng hướng dẫn), nếu trẻ không muốn uống Oresol có thể thay thế bằng nước đun sôi để nguội, nước trái cây. Không sử dụng các dung dịch nước ngọt công nghiệp (không sản xuất từ hoa quả) để bù nước;

- Tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, tăng cường ăn trái cây tươi, rau xanh.

- Dùng các thuốc điều trị triệu chứng khi cần thiết:

  • Ho: Có thể dùng các thuốc giảm ho (ưu tiên các thuốc từ thảo mộc)
  • Ngạt mũi, xổ mũi: xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch natriclorua 0,9%.
  • Tiêu chảy: men vi sinh, men tiêu hóa.
  • Với trẻ đang được sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền theo đơn ngoại trú thì tiếp tục sử dụng theo hướng dẫn.

Bộ Y tế lưu ý các phụ huynh không tự ý dùng thuốc kháng virus, kháng sinh, kháng viêm... cho trẻ mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế. Không xông cho trẻ em.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế thời gian cách ly, điều trị đủ 7 ngày và kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính virus SARS-CoV-2 do nhân viên y tế thực hiện hoặc do người chăm sóc, trẻ tự thực hiện tại nhà.

Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 theo quy định.

Đừng quá hoang mang khi bé bị F0 vì đội ngũ bác sĩ Nhi của CarePlus luôn sẵn sàng hỗ trợ ba mẹ thông qua các cuộc gọi chăm sóc từ xa video call. Bình tĩnh nhận diện các triệu chứng và chăm sóc đúng cách, giữ vững tâm lý, sức khỏe tinh thần cùng sự đồng hành của một bác sĩ đáng tin cậy là yếu tố quan trọng nhất để gia đình an tâm hơn trong làn sóng Covid-19.  

Quý phụ huynh có nhu cầu kết nối khám tư vấn Covid từ xa cho trẻ với bác sĩ CarePlus vui lòng inbox cho chúng tôi; hoặc đăng ký trực tiếp tại đây; hoặc gọi hotline 18006116 để được hỗ trợ.  

Cần hiểu rõ về bệnh COVID-19 ở trẻ em để bình tĩnh chăm sóc trẻ

Theo các chuyên gia của Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương và Hội Thầy thuốc thuốc trẻ Việt Nam, khi con trẻ không may bị mắc COVID-19, các bậc cha mẹ cần phải hiểu rõ về bệnh COVID-19 ở trẻ em để bình tĩnh chăm sóc trẻ.

Phần lớn trẻ mắc virus SARS-CoV-2 không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm đường hô hấp trên hoặc rối loạn tiêu hóa, hồi phục trong 1-2 tuần.

Bệnh nhân mắc COVID-19 thuộc nhóm nặng - nguy kịch chỉ chiếm 4%, thường trở nặng vào ngày thứ 5-8.

Tuy nhiên, bệnh có thể có biến chứng và các triệu chứng của hội chứng viêm đa hệ thống hoặc "COVID-19 kéo dài" ở trẻ em, cần theo dõi sát.

Trẻ dưới 12 tháng tuổi, trẻ có các bệnh lý nền sau có nguy cơ cao diễn tiến nặng:

- Trẻ đẻ non, cân nặng thấp; 

- Trẻ béo phì, thừa cân; 

- Trẻ bị đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa; 

- Trẻ mắc các bệnh lý ung thư, tim mạch, thần kinh; 

- Trẻ bị bệnh hô hấp, gan, thận mạn tính; 

- Trẻ bị suy giảm miễn dịch;

-Trẻ mắc các bệnh hệ thống; 

- Trẻ đang dùng corticoid, thuốc ức chế miễn dịch cũng có nguy cơ cao diễn tiến nặng.

1. Chuẩn bị khi điều trị cho trẻ mắc COVID-19 tại nhà 

Chuyên gia hướng dẫn các trang bị cần mua; các loại thuốc có thể mua sẵn khi chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà.

Hướng dẫn chuẩn bị cho trẻ mắc COVID-19 điều trị tại nhà.

2. Hướng dẫn chăm sóc và theo dõi trẻ mắc COVID-19 hằng ngày 

Trong phần này, các chuyên gia y tế hướng dẫn xử lý các vấn đề thường gặp khi chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà như: 

- Trẻ sốt, sốt cao; trẻ ho, đau họng; 

- Trẻ bị ho, chảy mũi; trẻ nôn, tiêu chảy;

- Trẻ ăn kém hơn; trẻ bị phát ban; 

- Hướng dẫn cách đếm nhịp thở; cách dùng máy đo ô xy kẹp tay.

Cách xử lý khi trẻ bị sốt, sốt cao, trẻ ho, đau họng, chảy mũi.

Cách xử lý khi trẻ nôn, tiêu chảy, ăn kém hơn, trẻ bị phát ban (nổi mẩn).

Hướng dẫn cách đếm nhịp thở, cách dùng máy đo ô xy kẹp tay

3. Hướng dẫn dùng thuốc điều trị cho trẻ mắc COVID-19 

Trong phần này, các chuyên gia hướng dẫn sử dụng thuốc hạ sốt; sử dụng các sản phẩm giảm ho; sử dụng vitamin các loại (C, D) và kẽm; Oresol – bù nước điện giải; rửa mũi – họng; các loại thuốc điều trị bệnh mạn tính;

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo đối với cha mẹ tránh lạm dụng và không được tự ý sử dụng khi chăm sóc trẻ F0 tại nhà.

Hướng dẫn dùng thuốc hạ sốt; các sản phẩm giảm ho; Oresol - bù nước, điện giải.

Hướng dẫn rửa mũi họng, các thuốc điều trị bệnh mạn tính; các khuyến cáo tránh lạm dụng, không tự ý sử dụng khi chăm sóc trẻ F0.

4. Dấu hiệu bất thường, dấu hiệu nguy kịch 

Các chuyên gia khuyến cáo các ông bố, bà mẹ dấu hiệu các triệu chứng bất thường cần báo cho nhân viên y tế đang tư vấn; cách nhận biết các triệu chứng nguy hiểm cần báo ngay 115 và sẵn sàng nhập viện.

Nhận biết các dấu hiệu bất thường, dấu hiệu nguy kịch cần liên hệ ngay với cơ quan y tế.

5. Biến chứng hậu COVID-19

Chuyên gia hướng dẫn cha mẹ các trường hợp cần đưa trẻ đã từng mắc COVID-19 đi khám tại bệnh viện.

Khi nào cần đưa trẻ đã từng mắc COVID-19 đi khám bệnh viện.

6. Giới thiệu các kênh liên lạc chính thức, phụ huynh cần biết khi chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà

Các kênh liên lạc chính thức phụ huynh cần biết khi chăm sóc trẻ F0 tại nhà.

Theo Bệnh viện Nhi Trung ương


Chủ đề