Cách chứng minh ba điểm thẳng hàng lớp 9

Với mụᴄ đíᴄh giúp ᴄáᴄ em họᴄ ѕinh ᴄó thêm tài liệu để tự họᴄ môn Toán lớp 9, bổ ѕung ᴄho mình những kĩ năng, phương pháp giải ᴄáᴄ dạng bài trong ᴄhương trình họᴄ, dưới đâу modem.ᴠn хin gửi tới ᴄáᴄ bạn tài liệu Bài tập ᴄhứng mình 3 điểm thẳng hàng lớp 9 đường tròn ᴄó đáp án. Hi ᴠọng ᴠới tài liệu tự họᴄ môn Toán lớp 9 nàу ѕẽ giúp bạn họᴄ tốt môn Toán 9.

Bạn đang хem: Cáᴄh ᴄhứng minh 3 Điểm thẳng hàng lớp 9, phương pháp ᴄhứng minh ba Điểm thẳng hàng


Phương pháp chứng minh hình học THCS

  • Phương pháp chứng minh hai đường thẳng song song
  • 8 cách chứng minh 2 đường thẳng song song
  • 10 cách chứng minh hai đường thẳng vuông góc
  • 10 cách chứng minh 3 điểm thẳng hàng
  • 13 cách chứng minh hai góc bằng nhau
  • 8 cách chứng minh tia Oz là tia phân giác của góc xÔy
  • 7 cách chứng minh M là trung điểm của đoạn thẳng AB
  • Phương pháp chứng minh các tam giác đặc biệt
  • Cách xác định tâm đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp tam giác
  • Phương pháp chứng minh các tứ giác đặc biệt
  • 6 cách chứng minh tứ giác nội tiếp đường tròn
  • Phương pháp chứng minh đường trung trực của đoạn thẳng
  • 2 cách chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn
  • 4 cách chứng minh hai cung tròn bằng nhau
  • 15 cách chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau
  • 7 cách chứng minh một đoạn thẳng bằng 1/2 đoạn thẳng khác
  • 4 cách chứng minh một góc bằng nửa góc khác
  • 5 cách chứng minh 3 đường thẳng đồng quy
  • Cách chứng minh hai tam giác đồng dạng và ứng dụng
  • Ví dụ cách chứng minh hai tam giác bằng nhau
  • Cách chứng minh một điểm là trọng tâm, trực tâm của tam giác
  • Chứng minh một điểm là tâm đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp, bàng tiếp tam giác
  • Chứng minh các quan hệ không bằng nhau (cạnh góc cung)

1. Chứng minh điểm A thuộc đoạn thẳng BC.

2. Chứng minh qua 3 điểm xác định một góc bẹt (180)

3. Chứng minh hai góc ở vị trí đối đỉnh mà bằng nhau.

4. Chứng minh 3 điểm xác định được hai đường thẳng cùng vuông góc hay cùng song song với một đường thẳng thứ 3. (Tiên đề Ơclit)

5. Dùng tính chất đường trung trực: chứng minh 3 điểm đó cùng cách đều hai đầu đoạn thẳng.

6. Dùng tính chất tia phân giác: chứng minh 3 điểm đó cùng cách đều hai cạnh của một góc.

7. Sử dụng tính chất đồng quy của các đường: trung tuyến, phân giác, đường cao trong tam giác.

8. Sử dụng tính chất đường chéo của các tứ giác đặc biệt: hình vuôg, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang.

9. Sử dụng tính chất tâm và đường kính của đường tròn.

10. Sử dụng tính chất hai đường tròn tiếp xúc nhau.

Series Navigation

Để chứng minh ba điểm thẳng hàng ta có các phương pháp sau .....

Để chứng minh ba điểm thẳng hàng ta có các phương pháp sau .....

Phương pháp chứng minh ba điểm thẳng hàng

I . Phương pháp chứng minh :

    Để chứng minh ba điểm thẳng hàng ta có thể sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp 1 : Sử dụng tính chất góc bẹt

+ ) Chứng minh $\widehat{ABC}$ = $180{}^\circ$

=>A, B, C thẳng hàng .

Phương pháp 2 : Sử dụng tiên đề Ơclit

     Chứng minh hai đoạn thẳng, tạo thành từ 3 điểm đã cho, cùng song song với một đường thẳng nào đó.

     Chẳng hạn chứng minh :

       AM//xy và BM//xy => A, M, B thẳng hàng ( tiên đề Ơclit ).

Phương pháp 3 : Sử dụng tính chất của hai đường thẳng vuông góc

     Chứng minh hai đoạn thẳng, tạo từ 3 điểm đã cho cùng vuông góc với một đường thẳng nào đó.

     Chẳng hạn chứng minh :

A , H , B thẳng hàng.

Phương pháp 4 : Sử dụng tính duy nhất của tia phân giác của một góc khác góc bẹt

    Chứng minh : + Tia OA và OB cùng là tia phân giác của $\widehat{xOy}$

                             + Tia OB là tia phân giác của góc $\widehat{xOy}$

=>A , O , B thẳng hàng ­­

Phương pháp 5 : Sử dụng tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng

       Chứng minh H , I , K cùng thuộc đường trung trực của AB

=>H , I , K thẳng hàng

Phương pháp 6 : Sử dụng tính chất các đường đồng quy của tam giác

           Chứng minh : +) I là trọng tâm của ∆ ABC

                                     +) AD là trung tuyến của ∆ ABC

=>A , I , D thẳng hàng

+ ) Tương tự đối với ba đường cao , phân giác , trung trực trong tam giác.

II . Bài tập áp dụng :

Bài 1 : Cho tam giác ABC vuông tại A, M là trung điểm AC. Kẻ tia Cx vuông góc CA ( tia Cx và điểm B ở hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ AC ) . Trên tia Cx lấy điểm D sao cho CD = AB. Chứng minh ba điểm B, M, D thẳng hàng .

                                        Giải

     Xét$\Delta AMB$và $\Delta CMD$, có :

                  AB = CD  ( đối đỉnh )

                $\widehat{MAB}=\widehat{MCD}=90{}^\circ $

                 MA = MC ( M là trung điểm AC )

=>$\Delta AMB$= $\Delta CMD$ (c.g.c)

=>$\widehat{AMB}$=$\widehat{CMD}$ ( hai góc tương ứng )

Mà $\widehat{AMB}+\widehat{BMC}=180{}^\circ $ ( Kề bù )     

nên $\widehat{BMC}+\widehat{CMD}=180{}^\circ $

      Vậy ba điểm B, M, D thẳng hàng

Bài 2 : Cho tam giác ABC. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của các cạnh AC, AB. Trên các tia BM, CN lần lượt lấy các điểm D và E sao cho M là trung điểm BD và N là trung điểm EC. Chứng minh ba điểm E, A, D thẳng hàng.

                          Giải

Xét tam giác BMC và DMA , ta có :

       BM = DM

      \[\widehat{BMC}=\widehat{DMA}\]  ( đối đỉnh )

       AM = CM

=>\[\Delta BMC=\Delta DMA\,\,(c.g.c)\]

=>\[\widehat{ACB}=\widehat{DAC}\] mà hai góc ở vị trí so le trong nên BC // AD (1)

Tương tự ta có : \[\Delta EAN=\Delta BNC\,\,\,(c.g.c)\]  => \[\widehat{EAN}=\widehat{NBC}\]mà hai góc ở vị trí so le trong nên AE // BC (2)

Từ (1),(2) ta có : Điểm A nằm ngoài BC , theo tiên đề Ơ-clit ta có một và chỉ 1 đường thẳng song song với BC qua A => Ba điểm E, A, D song song.

Bài 3 : Cho tam giác ABC, trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AD = AB. Trên tia đối của tia AC lấy điểm E sao cho AE = AC. Vẽ AH vuông góc BC ( H \[\in \]BC). Trên đoạn DE lấy điểm K sao cho BH = DK. Chứng minh ba điểm A, H, K thẳng hàng .

   Hướng dẫn giải :

+) Chứng minh \[\Delta ABH=\Delta ADK\,\,(c.g.c)\]

=>AK // BC

Mà AH \[\bot \]BC nên ta có ba điểm K, A, H thẳng hàng .

III. Bài tập tự luyện :

Bài 1 : Cho tam giác ABC có AB = AC. Gọi M là một điểm nằm trong tam giác sao cho MB = MC. Gọi N là trung điểm của BC. Chứng minh ba điểm A, M, N thẳng hàng .

Bài 2 : Cho ba tam giác cân ABC, DBC và EBC có chung đáy BC. Chứng minh rằng ba điểm A, D, E thẳng hàng.

Bài 3 : Cho tam giác ABC, kẻ trung tuyến AM. Trên AM lấy điểm P, Q sao cho AQ = PQ = PM. Gọi E là trung điểm của AC. Chứng minh ba điểm B, P, E thẳng hàng.

Bài 4 : Cho tam giác ABC cân tại A, vẽ đường cao BH và CK cắt nhau tại I. Gọi M là trung điểm BC. Chứng minh A, I, M thẳng hàng.

Bài 5 : Cho tam giác ABC. Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AD = AC, trên tia đối của tia AC lấy điểm E sao cho AE = AB. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BE và CD. Chứng minh ba điểm M, A, N thẳng hàng .

Bài 6 : Cho tam giác ABC cân tại A, điểm D thuộc cạnh AB. Trên tia đối của tia CA lấy điểm E sao cho CE = BD. Kẻ DH và EK vuông góc với BC ( H và K thuộc BC). Gọi M là trung điểm HK. Chứng minh ba điểm D, M, E thẳng hàng.

Bài 7 : Cho tam giác ABC cân ở A. Trên cạnh AB lấy điểm M, trên tia đối CA lấy điểm N sao cho BM = CN. Gọi K là trung điểm MN. Chứng minh ba điểm B, K, C thẳng hàng .

Bài 8 : Cho hai đoạn thẳng AC và BD cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đoạn. Trên tia AB lấy điểm M sao cho B là trung điểm AM, trên tia AD lấy điểm N sao cho D là trung điểm AN. Chứng minh ba điểm M, C, N thẳng hàng.

Bài viết gợi ý:

Video liên quan

Chủ đề