Cách chữa cho mèo bị viêm đường tiết niệu

Chẩn đoán và điều trị bệnh 

Mèo cần được đến phòng khám thú y để được kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh (Ảnh: Clubpets)

Khi được đưa đến phòng khám thú y, bác sĩ sẽ tiến hành sờ nắn bàng quang mèo để kiểm tra xem nó đã đầy hay chưa. Kế sau đó, họ có thể kết hợp thêm một số xét nghiệm, kiểm tra nước tiểu, chụp X-quang hoặc có thể là siêu âm để chẩn đoán.

Phân tích nước tiểu của mèo sẽ giúp bác sĩ xác định được sự hiện diện của vi khuẩn, tế bào hồng cầu, bạch cầu và tinh thể nước tiểu có trong đó. Những kiểm tra và xét nghiệm này sẽ sớm có kết quả trong vài phút. Sau khi có được kết quả, bác sĩ thú y sẽ đưa ra phương án hỗ trợ điều trị tùy theo tình trạng sức khỏe của bé.

Viêm đường tiết niệu ở mèo là một trong những vấn đề sức khỏe rất hay gặp ở mèo, nhất là mèo đực. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của mèo. Vì vậy, hãy lưu ý bạn nhé!

Bệnh tiết niệu là căn bệnh thường gặp ở mèo trên 1 tuổi, tuy không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mèo. Vậy bệnh tiết niệu ở mèo là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị ra sao?

Bệnh tiết niệu ở mèo là gì?

Bệnh tiết niệu ở mèo là tên gọi mô tả cho một loạt các tình trạng ảnh hưởng đến bàng quang và niệu đạo của mèo. Căn bệnh này gây khó khăn và đau đớn cho mèo khi đi tiểu, tăng tần suất đi tiểu và thậm chí có máu trong nước tiểu. Những con mèo bị tiết niệu thường có dấu hiệu tăng cường tự liếm quá mức và bỗng dưng đi tiểu bên ngoài chậu cát. Chúng thường đi vệ sinh trên bề mặt mát, mịn như sàn gạch – bậc cầu thang hoặc bồn tắm.

Nguyên nhân gây bệnh tiết niệu ở mèo

Bệnh tiết niệu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi luôn, nhưng thường gặp nhất ở những con mèo tuổi trên 1 tuổi, mèo bị thừa cân, ít hoạt động, mèo sử dụng khay vệ sinh trong nhà, ăn chế độ ăn khô. Thêm vào đó, các yếu tố gây căng thẳng về cảm xúc của mèo hoặc môi trường, như xung quanh xuất hiện nhiều mèo và thay đổi đột ngột trong thói quen hàng ngày của chúng cũng có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh đường tiết niệu ở mèo.

Dấu hiệu bệnh tiết niệu ở mèo

Mèo bị bệnh tiết niệu thường có những dấu hiệu sau:

  • Đi tiểu nhiều hơn hoặc thời gian mỗi lần đi tiểu lâu hơn
  • Kêu khóc và tỏ ra nhăn nhó khổ sở khi đi tiểu
  • Liếm nhiều ở vùng sinh dục.
  • Đi tiểu lung tung không đúng nơi quy định.
  • Có máu trong nước tiểu, hoặc nước tiểu ngả màu hồng, hoặc sẫm màu hơn.
  • Chán ăn, giảm ăn

Các bệnh đường tiết niệu ở mèo

1, Mèo bị sỏi thận, sỏi tiết niệu

Sự xuất hiện của dị vật bám trong bàng quang hoặc niệu đạo gây nên ách tắc nội bộ và trở thành những khoáng chất hình thành trong đường tiết niệu của mèo. Các dị vật thường thấy nhất là canxi oxalate và struvite (magiê ammonium phosphate).

Để điều trị, bạn có thể cho mèo ăn một chế độ ăn uống đặc biệt được chỉ định để hòa tan sỏi struvite, sỏi canxi oxalate. Nguy cấp hơn cần phải được loại bỏ bằng phẫu thuật. Nếu chế độ ăn uống thất bại, hoặc sỏi tái hình thành trở lại, thì việc phẫu thuật cũng trở nên cần thiết cho sỏi struvite.

Ở mèo cái, bác sĩ thú y cũng có thể giúp giải quyết sỏi thận ở mèo bằng cách rửa bàng quang bằng chất lỏng vô trùng hoặc lấy sỏi nhỏ trực tiếp ra khỏi bàng quang bằng cách sử dụng ống soi khi mèo được gây mê.

Thức ăn hạt rẻ tiền chính xác là nguồn nguy cơ lớn nhất cho Sỏi tiết niệu ở mèo. Đặc biệt, sự dư thừa một số khoáng chất nhất định như canxi, phốt pho và magiê thường được tìm thấy trong thức ăn giá rẻ cho mèo có thể khiến tinh thể struvite hình thành trong nước tiểu, bắt đầu quá trình sỏi tiết niệu.

Một số mèo uống ít nước – mèo uống quá ít nước – mèo không chịu uống nước … cũng là nguyên nhân để bắt đầu quá trình của sỏi tiết niệu, kết hợp với nguyên nhân từ một loại đồ ăn hạt nguy cơ cao.

3. Mèo bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Một số vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng hoặc thậm chí virus cũng là nguyên nhân gây bệnh tiết niệu. Nếu phát hiện nhiễm trùng, đầu tiên bác sĩ thú y sẽ tìm các nguyên nhân có thể khiến mèo của bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng. Ví dụ, sỏi tiết niệu và tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Hoặc đơn giản nguyên nhân do khu vệ sinh của mèo và khu vực sống quá.. bẩn.

Ở mèo con, chỉ có 5% khả năng nhiễm trùng bàng quang gây ra nhiễm trùng tiết niệu vì hàm lượng axit và nồng độ trong nước tiểu của chúng cũng có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng.

Bệnh thận và tiểu đường thường phổ biến hơn ở những con mèo già (từ 10 tuổi). Căn bệnh này làm thay đổi độ axit và nồng độ của nước tiểu, do đó chúng có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Thực tế, nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến của bệnh tiết niệu ở mèo già, sau đó mới đến sỏi tiết niệu.

Hiện nay, việc điều trị nhiễm trùng tiết niệu ở mèo thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và sinh vật gây nhiễm trùng, có thể bằng kháng sinh.

4. Bệnh tắc nghẽn niệu đạo ở mèo

Niệu đạo của mèo có thể bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn và đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của chúng. Mèo bị bệnh này sẽ khó đi tiểu và có ít hoặc không có nước tiểu, kèm thêm bị táo bón.

Mèo đực có nguy cơ tắc nghẽn niệu đạo cao hơn mèo cái vì niệu đạo của chúng dài và hẹp hơn. Nếu mèo bị tắc nghẽn niệu đạo bạn cần đưa chúng đi bác sĩ thú y ngay, bởi nếu niệu đạo bị tắc nghẽn hoàn toàn, thận không còn có thể loại bỏ độc tố khỏi máu hoặc duy trì sự cân bằng chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể. Điều này sẽ gây mất cân bằng dẫn đến suy tim – thường trong vòng chưa đầy 24 – 48 giờ khiến mèo bị chết.

5. Bệnh viêm bàng quang vô căn ở mèo

Bệnh viêm bàng quang là thường gặp phổ biến nhất ở mèo dưới 10 tuổi với bệnh đường tiết niệu. Căn bệnh này không có xét nghiệm chuẩn đoán chính thức, nên nó là chẩn đoán loại trừ, nghĩa là chẩn đoán được xét tới sau khi tất cả các nguyên nhân có thể gây ra các dấu hiệu tương tự được loại trừ.

Một số nguyên nhân như căng thẳng (stress) và thay đổi chế độ ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm bàng quang. Có tới 40-50% mèo sẽ bị một đợt viêm bàng quang khác sau đó trong vòng một năm, nhưng bác sĩ thú y không thể dự đoán được khả năng tái phát. Đây là căn bệnh mãn tính gây nên rất nhiều khó chịu cho mèo và cả chủ nuôi. Cách điều trị đơn giản chỉ là điều trị hành vi, bao gồm chỉ cho ăn thức ăn đóng hộp (pate – thịt hộp) và giảm căng thẳng.

6. Các căn bệnh ít gặp khác

  • Tiểu đường.
  • Cường Giáp.
  • Khối U Tiết Niệu.
  • Dị Tật Bẩm Sinh.
  • Chấn thương Đường Tiết Niệu hoặc Tủy Sống.

Cách ngăn chặn và phòng ngừa bệnh tiết niệu ở mèo

Các bệnh tiết niệu ở mèo thường là những tình trạng dễ có khả năng tái phát nên bạn cần có những biện pháp ngăn ngừa, phòng ngừa bệnh hiệu quả tại nhà. Dưới đây là một số lời khuyên từ bác sĩ thú y:

  • Chia ra cho mèo ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên.
  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về chế độ ăn tốt nhất cho mèo bị tiết niệu. Nên lựa chọn 100% thực phẩm đóng hộp.
  • Cần cung cấp nước sạch và thay nước thường xuyên cho mèo
  • Thay cát mèo và làm vệ sinh thường xuyên. Chỉ sử dụng loại cát vệ sinh hoặc khay chậu, nhà vệ sinh mà mèo thích.
  • Để khay vệ sinh / nhà vệ sinh trong khu vực yên tĩnh, an toàn và kín đáo trong ngôi nhà.
  • Giảm thiểu những thay đổi lớn trong thói quen của mèo
  • Biết cách giảm căng thẳng sau khi tìm ra các lý do khiến mèo stress

Trên đây là một số thông tin về bệnh tiết niệu ở mèo mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Chúc bạn có được những chú mèo khỏe mạnh và đáng yêu. Nếu cần biết thêm về các cách chăm sóc mèo khác, hãy liên hệ ngay với //vanchuyenchomeo.com/ để được tư vấn.

Bệnh viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trong đường tiết niệu. Nguyên nhân là do vi khuẩn gây viêm nhiễm. Căn bệnh này không chỉ xảy ra ở người mà còn xuất hiện ở cả loài mèo. Vậy làm thế nào nếu chú mèo nhà bạn mắc bệnh này? Hãy cùng Thegioiloaimeo.com tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ở mèo nhé!

Tìm hiểu về mèo bị viêm đường tiết niệu

  • Bệnh viêm đường tiết niệu là thuật ngữ để chỉ các chứng rối loạn và các bệnh ảnh hưởng đến đường tiết niệu. Có thể là bàng quang hay niệu đạo của mèo.
  • Bệnh gây ra do sự hình thành của sỏi trong đương tiết niệu. Gây đau đớn và gây bệnh cho mèo. Nếu mèo bị viêm đường tiết niệu thì đây là một căn bệnh nghiêm trọng. Đòi hỏi các bạn phải chăm sóc chúng chu đáo cho mèo cưng.
  • Viêm đường tiết niệu là một bệnh đa hệ và không có nguyên nhân duy nhất. Mèo bị viêm đường tiết niệu nếu bị sỏi sẽ gây kích ứng. Nó khiến chúng đau và có thể gây tắc nghẽn đường tiết niệu. Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của mèo nếu không được điều trị đúng cách.

Một số nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở mèo

  • Mèo béo phì, ít vận động
  • Mèo có tiểu sử bệnh thận mãn tính và nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Cả mèo đực và mèo cái đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau. Tuy nhiên, những con mèo đực đã triệt sản có nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm cao hơn.
  • Thiếu dinh dưỡng: Thức ăn của mèo có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ cơ thể chúng. Đây cũng là nguyên nhân vì sao thức ăn lại góp phần cho sự phát triển của bệnh viêm đường tiết niệu.
  • Do thức ăn có hàm lượng canxi, phốt pho và magie quá cao. Đây là các tác nhân dẫn đến sự hình thành tinh thể trong nước tiểu. Thậm chí là sỏi trong đường tiết niệu.
  • Thực phẩm ảnh hưởng đến độ PH, nồng độ axit và nước tiểu. Nếu nồng độ axit cân bằng, các tinh thể, sỏi sẽ khó hình thành trong đường tiết niệu.
  • Do tâm lý của mèo. Sự căng thẳng khi gặp người lạ, xung đột với những vật nuôi khác hoặc không có chỗ để nghỉ ngơi và sinh hoạt thoải mái.
  • Do mèo không được uống đủ nước.

Dấu hiệu và triệu chứng khi mèo bị viêm đường tiết niệu

Một số triệu chứng bệnh liên quan đường tiết niệu mèo bao gồm:

  • Mèo khó tiểu
  • Mèo tiểu rắt
  • Mèo đau đớn khi tiểu
  • Mèo tiểu ra máu
  • Mèo ăn không ngon miệng
  • Mèo dễ cáu gắt
  • Mèo tiểu ngoài khay cát vệ sinh

Nếu mèo của bạn có biểu hiện triệu chứng của bệnh đường tiết niệu hoặc bạn nghi ngờ có điều gì đó không ổn, bạn nên hẹn bác sĩ thú y ngay. Nếu con mèo đực của bạn không đi tiểu được nữa, tình trạng này cần cấp cứu và mèo của bạn cần được điều trị y tế ngay lập tức.

         » Xem thêm: Bệnh viêm phúc mạc ở mèo – Hiểm họa khôn lường

Cách điều trị cho mèo bị viêm đường tiết niệu

Điều trị bệnh đường tiết niệu phụ thuộc vào mức độ nguyên nhân của bệnh:

  • Mèo bị tắc nghẽn niệu đạo sẽ cần phải có cách giải quyết thông qua ống thông niệu đạo vào bàng quang, làm giảm tắc nghẽn. Việc chăm sóc hỗ trợ mèo như: Dịch truyền tĩnh mạch, theo dõi chức năng thận và mức điện giải máu cũng có thể cần thiết trong trường hợp này.
  • Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng bàng quang, nếu có.
  • Sỏi bàng quang đôi khi cần phẫu thuật cắt bỏ.
  • Kích thích mèo uống nước nhiều hơn: Tất cả mèo nên có sẵn nước sạch mọi lúc mọi nơi trong nhà. Đài phun nước và vòi nước nhỏ giọt có thể giúp mèo uống nhiều nước hơn. Trộn thức ăn ướt vào thức ăn hàng ngày cũng là một lựa chọn hiệu quả vì độ ẩm trong thức ăn ướt sẽ cung cấp nước nhiều hơn cho mèo. Một số chủ mèo cũng cho thêm nước và thức ăn của mèo.
  • Trang trí môi trường sống để giảm căng thẳng cho mèo trong nhà với đồ chơi, cây mèo leo, nơi ẩn náu, trụ cào móng, và nhiều vật dụng cá nhân cho mèo để khiến chúng cảm thấy an toàn.
  • Giữ khay cát vệ sinh sạch sẽ và cần lưu ý rằng mèo của bạn không thích bị làm phiền hoặc quấy rầy khi đi vệ sinh. Trong các gia đình hoặc trại nhiều mèo, phải cung cấp đủ số lượng khay cát vệ sinh.

Cách phòng và kiểm soát mèo bị viêm đường tiết niệu

  • Mèo vốn dĩ là sinh vậy rất nhạy cảm với môi trường, cho nên chúng ta có thể theo sát chúng trong một quảng thời gian dài nhằm cải tạo chất lượng sống của chúng.
  • Bệnh đường tiết niệu là một bệnh mãn tính. Bất kỳ một chú mèo nào đã được chữa khỏi cũng sẽ có nguy cơ mắc phải một lần nữa. Chính vì thế, các bạn cần ghi nhớ những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho mèo. Bên cạnh đó, là sự theo dõi thường xuyên để kịp thời phát hiện các triệu chứng và điều trị.
  • Nếu bác sĩ thú y đề nghị một chế độ ăn uống điều trị phù hợp, bạn nên tuân thủ nghiêm túc, trừ khi bác sĩ thú y của bạn chỉ định khác. Đừng thay đổi chế độ ăn uống điều trị của mèo hoặc ngừng mà không có ý kiến bác sĩ thú y.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm đường tiết niệu ở mèo. Những nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý bệnh. Chúc các bạn có thêm những kinh nghiệm trong việc phát hiện những dấu hiệu và chữa trị kịp thời căn bệnh này ở mèo.

         » Tìm hiểu ngay: Mèo bị suy thận mãn tính – Những điều cần lưu ý

Video liên quan

Chủ đề