Cách chế biến thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi

Trên thị trường có nhiều loại thức ăn tinh hỗn hợp do nhiều hãng sản xuất. Nhìn chung, các loại thức ăn này có chất lượng tốt. Tuy nhiên, các loại thức ăn này thường đắt và nếu dùng nhiều sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Mặt khác, chúng ta không thể tận dụng được một cách hiệu quả các loại phụ phẩm như cám gạo, tấm, bột ngô, bột đậu tương... sẵn có trong mỗi gia đình.

Vì vậy, mỗi người chăn nuôi hoàn toàn có thể tự phối trộn được thức ăn tinh hỗn hợp.

Cách chế biến thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi

1. Yêu cầu chung khi phối trộn thức ăn tinh hỗn hợp

- Cần có từ ba loại thức ăn trở lên. Càng có nhiều loại thức ăn trong thành phần càng tốt. Cần sử dụng tối đa các loại thức ăn sẵn có của gia đình.

- Các loại thức ăn đem phối trộn phải đảm bảo chất lượng, không bị mốc, hấp hơi hoặc có mùi lạ.

- Các nguyên liệu thức ăn trước khi phối trộn phải được nghiền nhỏ.

- Khối lượng thức ăn phối trộn đảm bảo đủ dùng trong vòng một tuần, không phối trộn khối lượng quá lớn để tránh giảm chất lượng do bảo quản lâu.

- Thức ăn tinh hỗn hợp phải rẻ, dễ sử dụng và dễ bảo quản.

2. Một số công thức phối trộn thức ăn cho gia súc nhai lại 

Tính cho 100 kg thức ăn tinh hỗn hợp

+ Công thức 1:

- Cám gạo: 35 kg.

- Bột sắn: 10 kg.

- Bột ngô: 30 kg.

- Khô dầu các loại: 10 kg.

- Bột cá (với NaCl <15%): 10 kg.

- Bột sò hoặc bột xương: 4 kg.

- Urê: 0,5 kg.

- Premix khoáng và vitamin: 0,5 kg.

+ Công thức 2:

- Bột sắn: 85 kg.

- Khô dầu các loại: 10 kg.

- Urê: 3 kg.

- Muối ăn: 1 kg.

- Bột xương: 1 kg.

+ Công thức 3:

- Bột sắn: 65 kg.

- Cám gạo: 20 kg.

- Bột cá (với NaCl <15%): 10 kg.

- Urê: 4 kg.

- Bột xương: 1 kg.

+ Công thức 4:

- Bột sắn: 65 kg.

- Bột ngô: 25 kg.

- Khô dầu các loại: 5 kg.

- Urê: 3 kg.

- Muối ăn: 1 kg.

- Bột xương: 1 kg.

+ Công thức 5:

- Bột sắn: 45 kg.

- Bột ngô: 50 kg.

- Urê: 3 kg.

- Muối ăn: 1 kg.

- Bột xương: 1 kg.

Để phối chế thức ăn tinh hỗn hợp cũng có thể sử dụng một loại thức ăn đậm đặc sản xuất công nghiệp, sau đó cho thêm một số thành phần, bảo đảm tạo ra một hỗn hợp vừa rẻ, chất lượng tốt, vừa sử dụng được các thức ăn sẵn có của gia đình.

3. Cách phối trộn và bảo quản

- Đổ dàn đều các loại nguyên liệu thức ăn ra nền nhà hoặc sân gạch theo thứ tự loại nhiều đổ trước loại ít đổ sau.

- Đối với một số loại nguyên liệu thức ăn có khối lượng nhỏ như khoáng, vitamin… phải trộn trước với một ít bột ngô hoặc cám gạo để tăng khối lượng sau đó mới trộn lẫn với các nguyên liệu khác.

- Dùng xẻng hoặc tay trộn thật đều, sau đó đóng vào bao, buộc kín lại.

- Bao thức ăn phải được đặt trên giá kê, không tiếp xúc trực tiếp với nền và tường nhà. 

- Thức ăn đã phối trộn cần được bảo quản nơi khô ráo, mát, có mái che.

- Có biện pháp tránh để chuột phá hoại.

Nguồn: http://www.vietnamgateway.org

TRUNG TÂM CHẾ PHẨM SINH HỌC

32/83 Bùi Đình Túy, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

0934 521 403 | 0933 293 445 | 0976 543 435

Hay nhất

Một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi:

- Nghiền nhỏ: đối với thức ăn dạng hạt như lúa, ngô, đậu.

- Cắt ngắn: dùng cho thức ăn thô xanh như cỏ, rơm, rạ.

- Hấp, nấu (dùng nhiệt): đối với thức ăn có chất độc hại để ức chế chất độc, dùng cho thức ăn khó tiêu để làm biến đổi cấu trúc thức ăn giúp dễ tiêu hơn

- Lên men, đường hóa: dùng cho thức ăn giàutinh bột để cắt ngắn mạch tinh bột, giúp vật nuôi dễ tiêu hóa.

- Tạo thức ăn hỗn hợp: trộn nhiều loại thức ăn đã qua xử lí để tạo bữa ăn cân bằng dinh dưỡng cho vật nuôi.

Công thức phối trộn thức ăn trong chăn nuôi là những kỹ thuật đem lại nhiều lợi ích, mà trong đó tổng hợp về các công thức trộn thức ăn cho heo, phối trộn thức ăn cho gà, kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt siêu nạc…

Cách chế biến thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi
Công thức phối trộn thức ăn trong chăn nuôi

Chăn nuôi là một trong những lĩnh vực đòi hỏi kinh nghiệm về các kỹ thuật con giống, vấn đề chuồng trại đặc biệt là dinh dưỡng, tỉ lệ phối trộn thức ăn… là những yếu tố đòi hỏi cần quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm…

Chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đây không chỉ là ngành tạo ra nguồn thực phẩm thiết yếu cho chính chúng ta mà còn là giúp cho nông dân tăng nguồn thu nhập… Vì vậy Thuận Nhật/IAS muốn chia sẻ công thức phối trộn trong thức ăn chăn nuôi để những ai có nhu cầu tham khảo.

Phối trộn thức ăn chăn nuôi là phương pháp phối trộn nhiều loại thức ăn có sẵn tạo thành thức ăn tinh hỗn hợp, đó là cách làm hiệu quả đã và đang được áp dụng để tạo ra nguồn thức ăn phù hợp cho từng nhu cầu của vật nuôi…

Cách chế biến thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi

Thông thường thức ăn chăn nuôi được phân chia và phối trộn theo từng nhóm cụ thể, điều này nhằm quản lý dinh dưỡng cụ thể trong chăn nuôi. Và các nhóm phối trộn thức ăn chăn nuôi cụ thể đó là:

Vai trò: Cung cấp năng lượng cho vật nuôi như việc đi lại, thở, tiêu hóa…

Mục đích: Tạo ra các sản phẩm thịt, trứng, sữa chất lượng…

Nguồn: Ngô, lúa, cám, các loại củ sắn, khoai lang…

Vai trò: cung cấp chất đạm cho vật nuôi

Mục đích: Hình thành các cơ tạo nên các bắp thịt… (tùy theo mỗi giai đoạn của vật nuôi cần điều chỉnh liều lượng % trong khẩu phần ăn của vật nuôi.)

Nguồn: Đạm có trong nhiều loại thức ăn tự nhiên từ động vật như bột cá, tôm… từ thực vật như đỗ, đậu tương, đậu nành…

Vai trò: Cung cấp năng lượng thiết yếu cho mọi hoạt động của cơ thế động vật.

Mục đích: Hỗ trợ các hoạt động chính như tái tạo tế nào, hỗ trợ các chất khác phát huy vai trò. Vitamin là dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể tuy nhiên cơ thể động vật không tự tổng hợp được mà phải lấy từ thức ăn…

Vitamin thông thường tập trung nhiều đối với các loại rau, củ, quả, lá cây…

Vai trò: hỗ trợ quá trình cấu tạo xương và các bộ phận khác…

Nhóm này chủ yếu tập trung ở các loại vỏ cua, sò, ốc, hến, tôm, bột xương, vỏ trứng….

Phối trộn thức ăn chăn nuôi cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nhằm đảm bảo dinh dưỡng, đồng thời tận dụng các nguyên liệu sẵn có để phối trộn tạo ra thức ăn tinh hỗn hợp.

*Yêu cầu chung trong phối trộn thức ăn chăn nuôi:

  • Yêu cầu tối thiểu đó là các loại thực ăn cần đảm bảo các điều kiện không có mùi lạ, không bị mốc hoặc sâu mọt…
  • Đáp ứng đủ 3 loại nguyên liệu có sẵn để phối trộn
  • Tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để phối trộn
  • Xử lý đối với các loại nguyên liệu cần phải rang chín hoặc nung nóng trước khi băm nghiền,
  • Nghiền các nguyên liệu thành dạng bột trước khi phối trộn… xưa kia bà con nông dân thường chế biến thủ công.Còn đối với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi các công ty thức ăn chăn nuôi đã từ lâu sử dụng máy làm thức ăn, chế biến thức ăn… Có thể tham khảo thêm về máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

Tùy vào số lượng vật nuôi để tính toán lượng thức ăn phù hợp, ngoài ra chú ý không phối trộn thức ăn quá nhiều sẽ không ăn hết và bảo quản lâu sẽ giảm chất lượng…

Nếu sử dụng máy ép cám viên có thể tự ước chừng lượng thức ăn phù hợp theo kinh nghiệm. Tuy nhiên đối với nhà máy sản xuất khối lượng lớn phải sử dụng đến hệ cân định lượng, vi lượng để đáp ứng sản xuất…

Cách chế biến thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi
Công thức phối trộn thức ăn cho gà (Phân chia theo từng giai đoạn phát triển)
Cách chế biến thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi
Công thức phối trộn thức ăn cho heo (heo nuôi lấy thịt)
Cách chế biến thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi
Công thức phối trộn thức ăn dành cho bò thịt

Lưu ý bảo quản thức ăn sau phối trộn:

  • Bảo quản thức ăn sau khi đã được phối trộn tại những nơi khô ráo có mái che
  • Kê cao bao bì thức ăn tránh ẩm mốc, bọ, chuột…
  • Thức ăn nên sử dụng sau khi phối trộn trong vòng 7 – 10 ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Trong phối trộn thức ăn chăn nuôi đối với các loại vật nuôi đều có một công thức phối trộn riêng biệt, nhằm đảm bảo đáp ứng dinh dưỡng đúng và đủ. Một điều quan trọng trong chăn nuôi là không nên đột ngột thay đổi khẩu phần thức ăn vì như vậy có thể khiến chúng kén ăn và rối loạn tiêu hóa…

Đối với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, với số lượng lớn việc xác định tỉ lệ phối trộn và các công thức sẵn đã được lập trình cụ thể. Cùng với đó là Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi tự động với công nghệ cao nhằm tối đa hóa thức ăn chăn nuôi… Qúy khách có thể tham khảo thêm về dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi!

Cách chế biến thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi