Các Trường Sĩ quan thuộc Bộ Quốc phòng có tuyển sinh hệ đại học dân sự độ là

  • Giới thiệu
  • Chương trình đào tạo
  • Văn bản quy chế
  • Học bổng hàng năm
  • Liên hệ

  • Điểm chuẩn các năm
  • Các ngành đào tạo
  • Học phí

Khu A (thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh)

Các Trường Sĩ quan thuộc Bộ Quốc phòng có tuyển sinh hệ đại học dân sự độ là

Khu B (huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội)

     – Tên trường: Trường Đại học Chính trị (Political University).
– Tên khác: Trường Sĩ quan Chính trị (Political Officers College).
– Địa điểm đóng quân: phường Vệ An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Nhà trường đang xây dựng địa điểm đóng quân mới tại xã Thạch Hoà, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội).
– Tạp chí của Nhà trường: Tạp chí Khoa học Chính trị quân sự (Địa chỉ: Phòng Khoa học quân sự – Trường Sĩ quan Chính trị; ĐT: 069.841.154; Email: ).
– Website của Nhà trường: http://daihocchinhtri.edu.vn; Email: ; ĐT: 069.841.154).
– Sứ mạng của Nhà trường: Là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn; cung cấp đội ngũ cán bộ chính trị, giáo viên khoa học xã hội và nhân văn, góp phần xây dựng quân đội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hợp tác quốc tế.
     I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TÍCH, TRUYỀN THỐNG TIÊU BIỂU
     1. Khái quát lịch sử phát triển
– Ngày 14/01/1976, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quyết định 18/QĐ-QP về việc thành lập Trường Sĩ quan Chính trịtrực thuộc Bộ Quốc phòng. – Ngày 03/10/1978, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IV) đã ban hành Quyết định 28/QĐ-TW xác định Trường Sĩ quan Chính trị là trường Đảng tập trung trong quân đội nằm trong hệ thống đại học Mác – Lênin của quốc gia; có nhiệm vụ, đào tạo cán bộ công tác đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) cấp đại đội, bồi dưỡng giáo viên chính trị cho các nhà trường quân đội, giúp quân đội nước bạn Lào và Campuchia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị cơ sở.

– Ngày 16/12/1981, Bộ Quốc phòng ban hành Quyết định 418/QĐ-QP đổi tên Trường Sĩ quan Chính trị thành Trường Sĩ quan Chính trị – Quân sự.

– Ngày 30/4/1992, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cấp bằng tốt nghiệp Cử nhân Cao đẳng ngành Chính trị học cho học viên tốt nghiệp của Trường Sĩ quan Chính trị – Quân sự. Đây là sự kiện đánh dấu sự hòa nhập của Nhà trường vào hệ thống các trường đại học và cao đẳng trong cả nước.

– Ngày 08/8/1995, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quyết định 687/QĐ-QP, sáp nhập Trường Sĩ quan Chính trị – Quân sự vào Học viện Chính trị quân sự (trở thành cơ sở II của Học viện Chính trị quân sự).


– Ngày 22/5/2008, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định 69/2008/QĐ-BQP, “Về việc thành lập Trường Sĩ quan Chính trị trực thuộc Bộ Quốc phòng”. Theo Quyết định. Nhà trường có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị cấp phân đội có trình độ đại học; đào tạo chuyển loại cán bộ chính trị cấp phân đội; đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn trình độ đại học; đào tạo sĩ quan và cán bộ chính trị cho quân đội nước ngoài khi được giao nhiệm vụ; đào tạo sĩ quan dự bị và sẵn sàng nhận, hoàn thành các nhiệm vụ khác khi được giao. – Sau 5 tháng khẩn trương xúc tiến mọi công tác chuẩn bị, từ ngày 01/11/2008, Trường Sĩ quan Chính trị chính thức hoạt động độc lập và trở thành một đơn vị đầu mối trực thuộc Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng.

– Ngày 23/12/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2344/QĐ-TTg, thành lập Trường Đại học Chính trị trên cơ sở nâng cấp Trường Sĩ quan Chính trị.


– Ngày 27/4/2011, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp Giấy phép hoạt động cho Tạp chí Khoa học Chính trị quân sự của Trường Đại học Chính trị.
– Ngày 29/9/2011, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đã ban hành Quyết định 1422/QĐ-CT cho phép Trường Đại học Chính trị thiết lập trang tin điện tử trên Internet – Website Trường Đại học Chính trị.
     2.  Thành tích, truyền thống tiêu biểu Tính đến tháng 02/2017, Trường Đại học Chính trị đã mở hơn 200 khóa học và lớp bồi dưỡng với hơn 2 vạn học viên đào tạo chính trị viên tốt nghiệp ra trường; gần 2000 học viên đào tạo giáo viên, 67 phóng viên báo chí quân đội, gần 700 cán bộ và giáo viên chính trị cho Quân đội nhân dân cách mạng Lào và Quân đội Hoàng gia Campuchia, 266 cử nhân luật, 529 sĩ quan dự bị. Thực hiện quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm học 2014 – 2015, Nhà trường chính thức tổ chức tuyển sinh, đào tạo trình độ thạc sĩ. Đến tháng 02/2017, Nhà trường đã và đang đào tạo 03 khóa với tổng số 180 học viên; trong đó, khóa I – 39 học viên (Triết học: 04, Chủ nghĩa xã hội khoa học: 14, Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước: 21) đã tốt nghiệp ra trường. Từ năm 2008 đến tháng 09/2017, Nhà trường đã nghiên cứu và nghiệm thu thành công 06 đề tài cấp Bộ Quốc phòng (đang triển khai nghiên cứu 4 đề tài cấp Bộ), 41 đề tài cấp Tổng cục Chính trị và Bộ Tổng Tham mưu; 30 đề tài cấp Trường; hàng trăm đề tài, chuyên đề khoa học cấp phòng, khoa, ban, hệ, tiểu đoàn và đề tài cá nhân của cán bộ, giảng viên và học viên. Tổ chức thành công 12 hội thảo cấp Nhà trường; nghiên cứu biên soạn, in ấn, phát hành hàng trăm giáo trình, sách tham khảo, tài liệu dạy học và kỷ yếu hội thảo khoa học các cấp. Với bề dày truyền thống và những đóng góp cho sự nghiệp xây dựng Quân đội, Trường Đại học Chính trị đã được Đảng, Nhà nước, Quân đội tặng thưởng: * Đảng, Nhà nước tặng thưởng: – 01 Huân chương Quân công hạng Nhất (năm 1980). – 02 Huân chương Quân công hạng Nhì (năm 1983, 2016). – 01 Huân chương Chiến công hạng Nhì (năm 1986). – 01 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba (năm 2010) – 09 tập thể, 73 cá nhân được tặng Huân chương Chiến công các loại; 22 đồng chí cán bộ, học viên của Nhà trường đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, trong đó Liệt sỹ Trung úy, Phan Đình Linh được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; 03 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đã học tập và công tác tại Nhà trường. * Từ khi tái thành lập năm 2008 đến nay, Nhà trường vinh dự được Chính phủ, Bộ Quốc phòng, các bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương tặng nhiều danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng: – Chính phủ tặng thưởng: Cờ thi đua của Chính phủ (năm 2013). – Bộ Quốc phòng tặng thưởng: 03 Cờ thi đua (năm 2009, 2011, 2016); 04 Bằng khen (năm 2009, 2013, 2014, 2015). – Ban Tuyên giáo Trung ương tặng Bằng khen về hoạt động đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa (năm 2016). – Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng thưởng Bằng khen (năm 2013). – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng thưởng Bằng khen (năm 2016). – Tổng cục Chính trị tặng thưởng: 08 Cờ (năm 2009, 2012, 2013, 2015, 2016); 01 Bằng khen (năm 2011); Huy chương vàng Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XI (năm 2016). – Bộ Tổng Tham mưu tặng thưởng: 05 Bằng khen năm (2010, 2011, 2013, 2016). – Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng thưởng: 02 Bằng khen (năm 2013, 2016). – Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tặng thưởng: 05 Bằng khen (năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2016). – Hội đồng Giải thưởng tuổi trẻ sáng tạo trong Quân đội tặng thưởng: Cờ thi đua năm 2015; 03 Bằng khen (năm 2012, 2013, 2016). – Nhiều phần thưởng trong các hội thi, hội thao toàn quân.

Trải qua hơn 40 năm xây dựng, phát triển, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ Nhà trường đã viết nên truyền thống: “Trung thành, sáng tạo, đoàn kết, vượt khó, dạy tốt, học tốt”.


     II. GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
     1. Những nét chính về giáo dục – đào tạo
     a. Đối tượng đào tạo – Đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội. – Đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn. – Đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh. – Đào tạo thạc sĩ các chuyên ngành KHXH&NV.

     b. Hình thức đào tạo:

– Đào tạo chính quy tập trung dài hạn. – Đào tạo chính quy tập trung ngắn hạn.

     c. Trình độ đào tạo: Cao đẳng, đại học và sau đại học.


     d. Các chuyên ngành đang đào tạo: – Đào tạo thạc sĩ với 3 chuyên ngành: Triết học; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước (bắt đầu từ năm 2014). Hiện nay, Nhà trường đang xây dựng đề án mở rộng đào tạo thêm 02 chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Kinh tế chính trị. – Đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội từ thanh niên và quân nhân đã tốt nghiệp PTTH. – Đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội từ đối tượng cử tuyển dân tộc thiểu số. – Đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội từ sĩ quan đã tốt nghiệp ở các trường quân đội; Hạ sĩ quan, binh sĩ đã tốt nghiệp các trường đại học. – Đào tạo giáo viên KHXH&NV các chuyên ngành: Triết học; Lịch sử; Chính trị học; Kinh tế; Tâm lý học; Giáo dục học. – Đào tạo ngắn cán bộ chính trị cấp phân đội (chuyển loại chính trị 6 tháng). – Đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội cho Bộ Công an. – Hoàn thiện đại học cán bộ chính trị cấp phân đội. – Đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh. – Đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội cho Quân đội nhân dân Lào và Quân đội Hoàng gia Campuchia. – Bồi dưỡng nghiệp vụ CTĐ, CTCT cho các đối tượng theo chỉ tiêu.

     đ. Mô hình đào tạo:


– Học viên tốt nghiệp các khoá đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội được cấp bằng Cử nhân chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước; được kết nạp đảng viên; được phong quân hàm sĩ quan; có đầy đủ phẩm chất, kiến thức, kỹ năng để đảm đương cương vị chính trị viên đại đội (hoặc chính trị viên phó đại đội), bí thư chi bộ, bí thư chi đoàn và có điều kiện phát triển lên những cấp bậc, chức vụ cao hơn.
– Học viên tốt nghiệp các khóa đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn được cấp bằng Cử nhân đúng chuyên ngành đào tạo, được kết nạp đảng viên; được phong quân hàm sĩ quan; có phẩm chất, kiến thức, kỹ năng để đảm đương cương vị giáo viên giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường quân đội.
– Học viên tốt nghiệp các khoá đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh được cấp bằng Cử nhân chuyên ngành giáo dục quốc phòng và an ninh; có phẩm chất, kiến thức, kỹ năng đảm đương cương vị giáo viên giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng và an ninh; được ưu tiên tuyển dụng, biên chế là giáo viên giảng dạy môn giáo dục quốc phòng và an ninh ở các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, hoặc có thể ở các trường cao đẳng, đại học.
– Học viên tốt nghiệp các khoá đào tạo trình độ thạc sĩ được cấp bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành; có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực khoa học chuyên ngành và kỹ năng vận dụng vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng; phương pháp, tác phong công tác khoa học, khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc các ngành, chuyên ngành được đào tạo; có thể tiếp tục nghiên cứu sinh theo chuyên ngành đào tạo.
    2. Khái quát hoạt động nghiên cứu khoa học – Nhà trường là trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn có uy tín của quân đội và quốc gia. Cán bộ, giảng viên thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Học viên trong quá trình học tập tại trường được tạo điều kiện tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà trường và hoạt động Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong quân đội. – Hàng năm, Nhà trường được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ và cấp cơ sở; biên soạn hệ thống giáo trình, tài liệu dạy học; tổ chức các hoạt động hội thảo khoa học; sinh hoạt học thuật; thông tin khoa học,… phục vụ giáo dục – đào tạo và xây dựng Nhà trường, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị. – Hoạt động thông tin khoa học quân sự có nhiều đổi mới, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả. Tăng cường hợp tác, liên kết thông tin, xây dựng tư liệu, nguồn tin. Thông tin chuyên đề phát triển vượt bậc với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài quân đội. Tổ chức có quy mô và ấn tượng các đợt triển lãm, trưng bày sách, báo, tư liệu, giao lưu tác giả, tác phẩm, văn học nghệ thuật… Thư viện Nhà trường được trang bị cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại, hơn 250 nghìn đầu giáo trình, tài liệu, hệ thống thư viện số dùng chung, mạng MISTEN ngày càng mở rộng, phát huy hiệu quả, thu hút đông đảo bạn đọc trong và ngoài Nhà trường. – Tạp chí Khoa học Chính trị quân sự (Tiền thân là tờ Thông tin Khoa học Chính trị quân sự) hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và Luật Báo chí; là địa chỉ tin cậy để đội ngũ cán bộ trong toàn quân nghiên cứu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn hoạt động công tác đảng, công tác chính trị ở các đơn vị cơ sở. Ngày 22/4/2013, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước đã đưa Tạp chí KHCTQS vào hệ thống danh mục tạp chí được tính điểm ngành khoa học quân sự (0,5 điểm). Từ tháng 01/2015, Tạp chí KHCTQS thực hiện Thông tư 104/2014/TT-BQP, ngày 13/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Theo đó, Tạp chí được cấp tới đầu mối đại đội và tương đương trong toàn quân; in 96 trang/ số/ 02 tháng với số lượng phát hành trên 8000 bản. Hiện nay, Tạp chí KHCTQS ngày càng khẳng định vị thế, uy tín của mình đối với bạn đọc trong và ngoài quân đội. – Website Nhà trường luôn hoạt động có nền nếp, đúng Luật Báo chí; có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức; cập nhật kịp thời các hoạt động quan trọng góp phần quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế, uy tín của Nhà trường, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bạn đọc.

     – Công nghệ Thông tin luôn phục vụ tốt cho mọi hoạt động của Nhà trường. Hệ thống máy tính, mạng Internet và mạng LAN nội bộ (lắp đặt đến đầu mối đại đội học viên); thường xuyên duy trì đường truyền trực tuyến giữa Khu A và Khu B của Nhà trường (thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh và huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội); đảm bảo tốt an toàn, an ninh thông tin mạng, góp phần quan trọng vào thực hiện cải cách hành chính, nâng cao chất lượng các mặt công  tác của Nhà trường và tham gia tích cực, có hiệu quả hoạt động đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên không gian mạng.


     III. CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN LỰC VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN
     1. Cơ cấu tổ chức nhân lực – Cơ cấu tổ chức của Nhà trường gồm: Ban Giám hiệu, các cơ quan chức năng, các khoa giáo viên, các đơn vị quản lý học viên, bảo đảm vừa thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác của một đơn vị quân đội. – Các đối tượng học viên được tổ chức quản lý tại các hệ, tiểu đoàn. Đội ngũ cán bộ quản lý học viên được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm, có khả năng tổ chức tốt các hoạt động quản lý, rèn luyện học viên theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo. – Các khoa giáo viên được tổ chức thành 14 khoa; đội ngũ giảng viên 100% được đào tạo cơ bản, chính quy; nhiều giảng viên đã trải qua thực tế chiến đấu, quản lý, chỉ huy đơn vị huấn luyện chiến đấu; mẫu mực, nhiệt tình, trách nhiệm; 100% cán bộ, giảng viên có trình độ đại học; tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học gần 60%.

     2. Triển vọng đào tạo, nghiên cứu khoa học


Quán triệt nghiêm túc Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và Quyết định 2523/QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong quân đội giai đoạn 2011-2020; Nghị quyết 791-NQ/QƯTW của Quân uỷ Trung ương “về lãnh đạo công tác khoa học, công nghệ và môi trường trong Quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo”, Trường Đại học Chính trị đang mạnh dạn, sáng tạo, xúc tiến nhiều giải pháp khẩn trương, quyết liệt nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học; xây dựng tiềm lực, uy tín khoa học của Nhà trường; đa dạng hoá các sản phẩm khoa học; giữ vững là trung tâm giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn có uy tín của quân đội và quốc gia.

  • Đào tạo Đại học
  • Đào tạo Sau Đại học

Điện thoại liên hệ: (069).841.154
Thư điện tử:

Ngày 5/3, Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Trưởng ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng, đã ký quyết định giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo đại học, cao đẳng hệ quân sự tại các học viện, trường trong quân đội. Ban biên tập Webstie trân trọng giới thiệu thông tin tuyển sinh vào trường Đại học Chính trị (Trường Sĩ quan Chính trị) năm 2018.

      Theo quy định chung, thí sinh đăng ký xét tuyển vào đào tạo đại học, cao đẳng quân sự phải qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn quy định của Bộ Quốc phòng (thanh niên ngoài quân đội sơ tuyển tại Ban Tuyển sinh quân sự cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; quân nhân tại ngũ sơ tuyển tại Ban Tuyển sinh quân sự cấp trung đoàn và tương đương). Thí sinh chỉ được đăng ký một nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào một trường trong quân đội ngay từ khi làm hồ sơ sơ tuyển (nếu trường có nhiều ngành đào tạo, thí sinh chỉ được đăng ký dự tuyển vào một ngành). Các nguyện vọng còn lại thí sinh đăng ký vào các trường ngoài quân đội hoặc hệ dân sự của các trường quân đội, việc đăng ký thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Thời gian sơ tuyển từ ngày 1/3 đến ngày 25/4.

Thông tin cụ thể về chỉ tiêu và tổ hợp xét tuyển của Trường Đại học Chính trị (Sĩ quan Chính trị) như sau:

TT Tên trường,
Ngành học
Ký hiệu trường Mã ngành Tổ hợp xét tuyển Chỉ tiêu
1 TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ LCH 565
– Phường Vệ An, TP Bắc Ninh, Bắc Ninh – ĐT: 069 695 167

– Webstie: http://www.daihocchinhtri.edu.vn

Các ngành đào tạo đại học quân sự
*Ngành xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước 7310202 1.Văn, Sử, Địa 2.Toán, Lý, Hóa

3.Toán, Văn, Tiếng Anh

-Thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Bắc 367
+ Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp C00 220
+ Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp A00 110
+Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp D01 37
-Thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Nam 198
+ Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp C00 119
+ Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp A00 59
+ Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp D01 20