Các triệu chứng ở nhà thuốc pdf

Cuốn sách Các triệu chứng ở nhà thuốc Hướng dẫn xử lý các bệnh thông (Bản dịch thứ 7) là một cuốn sách dịch hay về dược. Hướng dẫn cách dùng, điều trị thuốc các bệnh thông thường hay gặp. Sách được dịch thuật từ cuốn sách tiếng anh: Symptoms in the Pharmacy – A Guide to management of common illnesses. Với 44 chương sách, bao quát toàn bộ các bệnh thường gặp ở các hệ cơ quan.

Các bệnh đường hô hấp: viêm họng, cảm cúm,… Các bệnh tiêu hoá: tiêu chảy, táo bón,… đến các thuốc say tàu xe. Tất cả đều được đề cập trong cuốn sách lâm sàng sử dụng thuốc này.

CLICK LINK DOWNLOAD EBOOK TẠI ĐÂY.

Một cuốn sách dịch hay về dược. Hướng dẫn cách dùng, điều trị thuốc các bệnh thông thường hay gặp.

Sách được dịch thuật từ cuốn: Symptoms in the Pharmacy – A Guide to management of common illnesses. Gồm 44 chương sách. Bao quát hầu hết các bệnh thường gặp ở các hệ cơ quan.

Các bệnh đường hô hấp: viêm họng, cảm cúm,… Các bệnh tiêu hoá: tiêu chảy, táo bón,… đến các thuốc say tàu xe. Tất cả đều được đề cập trong cuốn sách lâm sàng sử dụng thuốc này.

Share bài viết hoặc chờ vài giây để thấy Link Download bên dưới nhé !!

Server 1: Link Here

Server 2: Link Here

268
3 MB
0
26

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 268 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Các thành viên tham gia dịch, hiệu đính sách: Nguyễn Phú Lộc, Phạm Quỳnh Hương, Phùng Phương Thảo, Lê Thị Quỳnh Giang, Đặng Thị Huyền Trang, Nguyễn Quang Việt, Dương Ngọc Công Khanh, Ngô Xuân Tịnh, Đậu Thị Tố Nga, Nguyễn Phi Toàn, Đàm Thị Thanh Hương, Hoàng Anh Thư, Nguyễn Hà Tuyên, Lê Thị Thảo, Lê Công Tuấn Anh, Trần Thị Hồng Nhung, Chu Thị Như Quỳnh, Thái Nguyễn Thu Trang, Vũ Thị Trà, Hoàng Thị Hồng Thanh, Nguyễn Mai Hương, Trương Ngọc Khánh Châu, Bùi Kế Nghiệp, Võ Hoàng Sơn, Hồ Thị Minh Xuân, Nguyễn Thị Nga, Vũ Tư Thương, Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Chánh Trị, Võ Thị Hà, Bùi Thanh Hà, Nguyễn Hoàng Phương Khanh, Nguyễn Thị Mai Loan, Phạm Hoài Trung, Nguyễn Phạm Quỳnh Anh, Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Giang. Sách: Alison Blenkinsopp, Paul Paxton and John Blenkinsopp (2014). Symptoms in the Pharmacy - A Guide to management of common illnesses 7th. Mục lục BÀI 1. PHƯƠNG PHÁP TƯ VẤN TẠI NHÀ THUỐC ........................................................ 2 1. Đồng hành với bệnh nhân ........................................................................................... 3 2. Làm thế nào để cuộc trao đổi thành công từ góc nhìn của bệnh nhân: ....................... 3 3. Đáp ứng với một yêu cầu mua một thuốc đã biết bởi bệnh nhân ............................... 4 Quy trình xử lý khi bệnh nhân yêu cầu mua một thuốc đã biết ..................................... 4 Đáp ứng với trường hợp bệnh nhân xin lời khuyên về các triệu chứng ...................... 5 4. a. Thu thập thông tin .................................................................................................... 5 b. Ra quyết định ........................................................................................................... 6 Điều trị ........................................................................................................................ 7 5. Hiệu quả điều trị: ............................................................................................................ 8 6. Phát triển kỹ năng thảo luận ........................................................................................ 9 7. Cấu trúc của cuộc thảo luận ........................................................................................ 9 Phương pháp với 4 câu hỏi: .............................................................................................. 10 Phương pháp thứ hai là ASMETHOD ......................................................................... 11 A: Tuổi và biểu hiện bên ngoài ........................................................................................ 11 8. Sự riêng tư trong nhà thuốc ....................................................................................... 14 9. Các dịch vụ cho nhóm bệnh nhân tại nhà thuốc ....................................................... 15 10. Hoạt động với các cộng sự .................................................................................... 16 Với các bác sĩ gia đình và các đồng nghiệp y tá trong chăm sóc sức khỏe ban đầu .... 16 BÀI 2. CẢM (COLD) VÀ CÖM (FLU) .............................................................................. 17 BÀI 3. HO............................................................................................................................. 29 BÀI 4. ĐAU HỌNG ............................................................................................................. 38 BÀI 5. VIÊM MŨI DỊ DỨNG ............................................................................................. 46 BÀI 6. CÁC DẤU HIỆU HÔ HẤP CẦN LẬP TỨC ĐI KHÁM ........................................ 53 BÀI 7. LOÉT MIỆNG .......................................................................................................... 56 BÀI 8. Ợ NÓNG ................................................................................................................... 61 BÀI 9. CHỨNG KHÓ TIÊU ................................................................................................ 68 BÀI 10. BUỒN NÔN VÀ NÔN ........................................................................................... 75 BÀI 11. SAY TÀU XE VÀ PHÕNG NGỪA ...................................................................... 78 BÀI 12. TÁO BÓN............................................................................................................... 81 BÀI 13. TIÊU CHẢY ........................................................................................................... 89 BÀI 14. HỘI CHỨNG KÍCH THÍCH RUỘT ...................................................................... 98 BÀI 15. BỆNH TRĨ ............................................................................................................ 104 BÀI 16: ECZEMA (VIÊM DA) ......................................................................................... 112 BÀI 17. MỤN TRỨNG CÁ ............................................................................................... 119 BÀI 18. NẤM KẼ CHÂN .................................................................................................. 124 BÀI 19. MỤN RỘP (HERPES RỘP MÔI) ........................................................................ 132 BÀI 20. MỤN CƠM (MỤN CÓC) ..................................................................................... 136 BÀI 21. BỆNH GHẺ .......................................................................................................... 141 BÀI 22. GÀU ...................................................................................................................... 144 BÀI 23. BỆNH VẢY NẾN................................................................................................. 147 BÀI 24. ĐAU ĐẦU ............................................................................................................ 151 BÀI 25. VẤN ĐỀ CƠ XƯƠNG.......................................................................................... 164 BÀI 26: VIÊM BÀNG QUANG ........................................................................................ 173 BÀI 27. ĐAU BỤNG KINH .............................................................................................. 181 BÀI 28. RONG KINH ........................................................................................................ 188 BÀI 29. NẤM ÂM ĐẠO .................................................................................................... 190 BÀI 30. THUỐC TRÁNH THAI KHẨN CẤP .................................................................. 197 BÀI 31. TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP TRONG THỜI KỲ MANG THAI ................. 205 BÀI 33. RỤNG TÓC .......................................................................................................... 207 BÀI 34: CÁC VẤN ĐỀ VỀ MẮT VÀ TAI ....................................................................... 210 BÀI 35. VẤN ĐỀ THÔNG THƯỜNG CỦA TAI.............................................................. 218 BỆNH 36. NHỮNG BỆNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ EM DƯỚI 16 TUỔI ........................................................................................................................................ 223 BÀI 37. HỘI CHỨNG TRẺ SƠ SINH KHÓC NHIỀU ..................................................... 229 BÀI 38. MỌC RĂNG ......................................................................................................... 231 BÀI 39. HĂM TÃ ............................................................................................................... 232 BÀI 40. CHẤY RẬN.......................................................................................................... 236 BÀI 41: GIUN KIM ........................................................................................................... 240 BÀI 42: NẤM CANDIDA ................................................................................................. 243 BÀI 43. MẤT NGỦ ............................................................................................................ 246 BÀI 44. PHÕNG CHỐNG BỆNH TIM MẠCH ................................................................ 254 BÀI 1. PHƯƠNG PHÁP TƯ VẤN TẠI NHÀ THUỐC Mỗi ngày, mọi người đến các quầy thuốc cộng đồng để xin lời khuyên điều trị các bệnh nhẹ. Một nhà thuốc trung bình tiếp nhận tối thiểu 10 yêu cầu như thế mỗi ngày; với một số nhà thuốc, con số này còn cao hơn nhiều. Với khối lượng công việc của các bác sĩ ngày càng tăng, điều này có vẻ là nguyên nhân làm cho quầy thuốc cộng đồng sẽ là địa chỉ đầu tiên mà bệnh nhân ghé tới đối với các bệnh thông thường. Người dân tới quầy thuốc thường có 3 trường hợp: • Xin lời khuyên về các triệu chứng • Hỏi mua một thuốc đã biết • Xin lời khuyên về sức khoẻ tổng quát (ví dụ như về các thực phẩm thức năng) Dược sĩ có vai trò quan trọng trong việc nhận biết các triệu chứng, đưa ra các lời khuyên liên quan đến thuốc không kê đơn và đòi hỏi có kiến thức, kỹ năng liên quan đến nhiều bệnh và cách thức điều trị chúng. Thêm vào đó, dược sĩ có trách nhiệm đảm bảo rằng nhân viên bán hàng của họ cung cấp các lời khuyên và khuyến cáo phù hợp. Nghiên cứu về tính hợp lý của các lời khuyên đưa ra tại các quầy thuốc cộng đồng cho thấy một nhóm các tiêu chí mà các dược sĩ có thể dùng để đánh giá hoạt động quầy thuốc của họ: • Kỹ năng giao tiếp chung • Thông tin gì các nhân viên quầy thuốc thu nhận từ bệnh nhân? • Bằng cách nào các nhân viên quầy thuốc thu thập được thông tin? • Các yếu tố/vấn đề gì được nhân viên quầy thuốc cân nhắc trước khi đưa ra lời khuyên • Nội dung hợp lý của các lời khuyên đưa ra bởi nhân viên quầy thuốc đưa ra • Các lời khuyên được đưa ra như thế nào? • Lựa chọn thuốc hợp lý bởi nhân viên quầy thuốc • Giới thiệu bệnh nhân đi khám bác sĩ Các kĩ năng chính gồm: • Phân biệt giữa các triệu chứng nhẹ và các triệu chứng nghiêm trọng hơn • Kỹ năng lắng nghe • Kỹ năng đặt câu hỏi • Lựa chọn điều trị dựa trên bằng chứng về hiệu quả • Khả năng truyền đạt các kỹ năng này thông qua làm mẫu cho các nhân viên khác Nhịp cầu Dược lâm sàng Page 2/19 1. Đồng hành với bệnh nhân Trong quyển sách này, chúng tôi dùng từ bệnh nhân để gọi tất cả những người tìm kiếm lời khuyên về các triệu chứng tại quầy thuốc. Cần chú ý là trong một số trường hợp, nhiều người trong các “bệnh nhân” này thực tế là những người khoẻ mạnh (ví dụ, bố mẹ đi mua thuốc điều trị cho con cái). Chúng tôi dùng từ “bệnh nhân” vì chúng tôi cảm thấy rằng từ “khách hàng” không phản ánh đúng múc đích của việc trao đổi thông tin về bệnh tật. Các dược sĩ cần có kĩ năng và kiến thức về thuốc và các nguyên nhân khả dĩ của bệnh tật. Quan niệm trong quá khứ xem dược sĩ là chuyên gia và bệnh nhân là người được lợi từ việc nhận thông tin và lời khuyên của dược sĩ. Nhưng kì thực bệnh nhân không phải là những trang giấy trắng mà họ là các chuyên gia về sức khoẻ của bản thân họ và con cái của họ. Vì bệnh nhân: • Có thể đã trải qua tình trạng bệnh giống hoặc tương tự trong quá khứ. • Có thể đã thử nhiều liệu pháp điều trị khác nhau. • Sẽ có các nhận định riêng của họ về các nguyên nhân có thể gây bệnh. • Sẽ có những nhìn nhận, đánh giá riêng về các loại điều trị khác nhau. • Có thể có những ưu tiên/ưa thích đối với các cách điều trị nhất định. Dược sĩ cần lưu ý các điều trên trong quá trình thảo luận với bệnh nhân và giúp họ diễn đạt những quan điểm và ưu tiên của họ. Không phải bệnh nhân nào cũng muốn tham gia vào việc đưa ra quyết định về lựa chọn phương pháp điều trị nhưng nghiên cứu cho thấy rằng nhiều bệnh nhân có mong muốn như thế. Trái lại, một số bệnh nhân đơn giản chỉ muốn dược sĩ đưa ra quyết định lựa chọn thay cho họ. Những gì dược sĩ cần làm là tìm và làm theo điều mà bệnh nhân mong muốn. Làm sao để có một cuộc tư vấn thành công ? Muốn thiết lập mối quan hệ với bệnh nhân, cán bộ y tế cần lắng nghe những gì bệnh nhân thực tế phải nói. Danh sách những điều cần làm dưới đây được trích từ một nghiên cứu về các yếu tố giúp cho buổi trao đổi y khoa giữa bác sĩ và bệnh nhân và nó cũng đúng với cuộc tư vấn giữa dược sĩ và bệnh nhân. 2. Làm thế nào để cuộc trao đổi thành công từ góc nhìn của bệnh nhân: • Tự giới thiệu bản thân với các bệnh nhân chưa biết. • Giữ tiếp xúc bằng mắt • Từ tốn, không tỏ ra vội vã • Tránh chủ quan, định kiến – giữ tư duy cởi mở. • Đối xử với bệnh nhân như một con người, không phải chỉ đơn thuần là một tập hợp các triệu chứng. • Quan tâm đến các yếu tố tâm lý - xã hội của bệnh nhân • Quan tâm bệnh nhân một cách nghiệm túc Nhịp cầu Dược lâm sàng Page 3/19 • Lắng nghe – không ngắt lời bệnh nhân. • Thể hiện lòng trắc ẩn, biết cảm thông • Trung thực nhưng không thô lỗ. • Tránh từ ngữ chuyên môn, kiểm tra xem bệnh nhân hiểu không. • Tránh xao lãng • Cung cấp các nguồn thông tin bổ sung đáng tin cậy (tờ rơi, địa chỉ trang web) Hãy dùng danh sách trên để đối chiếu trong và sau khi tiến hành các cuộc thảo luận của bạn với bệnh nhân về các bệnh nhẹ, cố tự cảm nhận xem cuộc thảo luận diễn ra như thế nào từ góc nhìn của bệnh nhân. Đọc và lắng nghe những lời tường thuật của bệnh nhân về các trải nghiệm của chính bệnh nhân có thể cung cấp những thông tin giá trị. Các trang web và blog nơi bệnh nhân giải bày về bệnh và điều trị của họ có thể cung cấp cho bạn cái nhìn về các vấn đề phổ biến, những câu hỏi của bệnh nhân và giúp nhìn thấu được quan điểm của bệnh nhân, và cũng có thể cho thấy các phương tiện thông tin đại chúng mạnh mẽ như thế nào trong việc chia sẻ kinh nghiệm và thông tin (Netmums là một ví dụ tốt, www.netmums.com). Không nên xem nhẹ mạng truyền thông không chuyên này, sao không dùng chúng để hỗ trợ hoạt động chuyên môn của bạn cơ chứ? 3. Đáp ứng với một yêu cầu mua một thuốc đã biết bởi bệnh nhân Khi bệnh nhân yêu cầu mua một thuốc cụ thể, dược sĩ cần cân nhắc xem người đưa ra yêu cầu đó có phải là một người dùng có nhiều hiểu biết hay không. Chúng tôi định nghĩa người dùng hiểu biết là người trước đây đã từng dùng thuốc đó cho một tình trạng giống hoặc tương tự và quen thuộc với thuốc đó. Trong khi dược sĩ và các nhân viên bán hàng cần đảm bảo rằng thuốc được yêu cầu là phù hợp, họ cũng cần lưu ý đến kiến thức và trải nghiệm đã có của người mua với thuốc đó. Nghiên cứu cho thấy rằng phần đông các khách hàng của nhà thuốc không cảm thấy phiền hà khi được hỏi về quyết định mua thuốc của họ. Trừ trường hợp những người mong muốn mua một thuốc họ đã từng sử dụng nhưng không thích bị làm phiền bởi những câu hỏi giống nhau lặp lại mỗi khi họ yêu cầu dược phẩm đó. Có hai điểm mấu chốt mà dược sĩ cần phải nắm: thứ nhất, cần giải thích nhẹ nhàng lí do vì sao các câu hỏi đó là cần thiết, và thứ hai, cần đặt câu hỏi ít hơn khi khách hàng hỏi mua một biệt dược đã sử dụng trước đây so với các trường hợp thông thường. Quy trình xử lý khi bệnh nhân yêu cầu mua một thuốc đã biết Hỏi xem người đó đã từng sử dụng thuốc này trước đây chưa, và nếu câu trả lời là có, hỏi xem còn thông tin nào cần bổ sung hay không. Kiểm tra nhanh xem bệnh nhân có đang sử dụng các thuốc khác. Nếu người đó chưa sử dụng thuốc này trước đây, chúng ta cần đặt nhiều câu hỏi hơn. Có thể áp dụng "Quy trình xử lý với trường hợp bệnh nhân xin lời khuyên về các triệu chứng" bên dưới. Hỏi xem vì sao người đó yêu cầu mua loại thuốc đó cũng có thể có ích, ví dụ, có thể bắt nguồn từ một mẩu quảng cáo ? Bạn bè hoặc người thân đã gợi ý về thuốc đó? Nhịp cầu Dược lâm sàng Page 4/19 Các dược sĩ sẽ phải dùng khả năng chuyên môn của mình để giải quyết các trường hợp khách hàng thường xuyên của quầy thuốc, khi đó DS cũng nắm rõ hơn tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân. Nếu dược sĩ lưu "Hồ sơ dùng thuốc cho bệnh nhân" ở quầy thuốc thì đây sẽ là nguồn thông tin truy hồi rất giá trị đối với các khách hàng quen thuộc. Tuy nhiên, nếu đó là những khách hàng mới, khi những thông tin như thế không được biết, DS có thể phải đặt nhiều câu hỏi hơn. 4. Đáp ứng với trường hợp bệnh nhân xin lời khuyên về các triệu chứng Thu thập thông tin: nhờ xây dựng mối quan hệ, lắng nghe và đặt câu hỏi để khai thác thông tin về các triệu chứng, ví dụ, xác định những vấn đề cần phải giới thiệu bệnh nhân đi khám bác sĩ; những biện pháp điều trị nào (nếu có) đã áp dụng hữu hiệu trước đó; các thuốc nào đang được dùng thường xuyên; các ý kiến, mối quan tâm và mong đợi của bệnh nhân về vấn đề của họ và liệu pháp có thể. Ra quyết định: có cần giới thiệu bệnh nhân đi khám bác sĩ không? Điều trị: lựa chọn các liệu pháp khả thi, phù hợp và hiệu quả (nếu cần), giới thiệu các lựa chọn cho bệnh nhân và tư vấn về cách sử dụng. Hiệu quả: nhắn nhủ bệnh nhân những việc cần làm nếu các triệu chứng không được cải thiện. a. Thu thập thông tin Đa số thông tin cần thiết để ra quyết định và gợi ý trị liệu có thể được góp nhặt từ việc lắng nghe bệnh nhân. Quá trình này nên bắt đầu với các câu hỏi mở và có thể cần một lời giải thích vì sao dược sĩ lại đặt các câu hỏi đó. Một số bệnh nhân không thể hiểu ngay tại sao dược sĩ cần đặt những câu hỏi trước khi tư vấn điều trị. Một ví dụ có thể: Bệnh nhân: Anh có thể bán cho tôi một thuốc gì đó để điều trị bệnh trĩ của tôi không? Dược sĩ: Chắc chắn rồi! Để tôi có thể đƣa ra lời khuyên tốt nhất, tôi cần thêm một số thông tin từ chị, do đó tôi cần hỏi chị một vài câu hỏi. Chị có phiền không? Bệnh nhân: Đƣợc. Dược sĩ: Chị có thể kể thêm cho tôi biết chị đang gặp những vấn đề gì với bệnh trĩ của chị? Hy vọng rằng điều này sẽ tạo cơ hội cho bệnh nhân mô tả chi tiết các triệu chứng cần thiết để dược sĩ có thể đánh giá. Những hình thức khác của câu hỏi mở có thể bao gồm các câu hỏi sau đây: "Căn bệnh ảnh hưởng đến anh/chị như thế nào? Bệnh đó gây ra những vấn đề gì?" Bằng cách lắng nghe cẩn thận và tổng hợp từ những gì bệnh nhân mô tả, dược sĩ có thể tái hiện một hình ảnh hoàn chỉnh hơn về bệnh. Bệnh nhân: Vâng, tôi bị nhiều cơn chảy máu và đau. Chúng kéo dài nhiều năm nay. Dược sĩ: Chị nói nhiều năm là sao? Nhịp cầu Dược lâm sàng Page 5/19 Bệnh nhân: Vâng, chúng lặp lại trong 20 năm nay kể từ khi tôi mang thai lần cuối. Tôi đã gặp bác sĩ riêng nhiều lần và đã đƣợc tiêm thuốc, nhƣng nó vẫn tái phát. Bác sĩ của tôi nói rằng tôi có thể phải phẫu thuật nhƣng tôi không muốn; anh cho tôi một số thuốc đặt để cắt cơn chảy máu đƣợc không? Dược sĩ: Chảy máu...? Bệnh nhân: Vâng, mỗi lần tôi đi vệ sinh máu vƣơng ra quanh bồn, màu đỏ tƣơi. Hình thức lắng nghe này có thể được hỗ trợ với việc hỏi các câu hỏi giúp làm rõ thông tin: "Tôi không chắc tôi hiểu chính xác khi chị nói…", hoặc "Tôi không hoàn toàn hiểu ý chị muốn nói..." Một kỹ thuật hữu dụng khác là tóm tắt thông tin : "Tôi chỉ muốn bảo đảm rằng tôi đã hiểu đúng. Chị nói rằng chị đã gặp vấn đề này từ…" Dù áp dụng hình thức thu thập thông tin bằng câu hỏi mở, sẽ vẫn có trường hợp nhiều thông tin cụ thể bị bỏ sót. Lúc này cần chuyển sang dùng một số câu hỏi trực tiếp. Dược sĩ: Đường ruột của chị thế nào… Có bấy kì thay đổi nào không? (Câu hỏi này rất quan trọng để loại trừ một nguyên nhân gây bệnh nghiêm trọng hơn có thể cần phải giới thiệu đi khám bác sĩ.) Bệnh nhân: Không, chúng ổn, luôn bình thường. Dược sĩ: Chị có thể nói cho tôi biết chị đã dùng các phương phát điều trị nào trong quá khứ, và hiệu quả của chúng ra sao? Những câu hỏi khác có thể bao gồm: "Liệu pháp nào chị đã thử dùng?" "Loại liệu pháp nào chị muốn mua hôm nay?" "Chị có đang dùng các nhóm thuốc nào khác ?" "Chị có bị dị ứng với yếu tố nào không?" b. Ra quyết định Phân loại bệnh theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng hiện có là hành động quan trọng. Hành động này cần sự phối hợp của việc phân loại ưu tiên (được dùng trong khoa cấp cứu ) và đánh giá lâm sàng. Các dược sĩ cộng đồng cần xây dựng các quy trình thu thập thông tin khi tiếp nhận các yêu cầu tư vấn nhằm xác định khi nào vấn đề đó có thể được kiểm soát tại quầy thuốc và khi nào cần chuyển bệnh nhân đi khám bác sĩ. Sử dụng các câu hỏi để thu thập những thông tin cần thiết sẽ được thảo luận dưới đây. Thêm vào đó, trong lúc đánh giá lâm sàng, các dược sĩ sử dụng các kiến thức về quản lý bệnh để đưa ra lời khuyên. Tại nhiều nước, việc sử dụng các phác đồ và nguyên tắc điều trị là phổ biến trong quá trình phân loại bệnh, các hệ thống hỗ trợ quyết định được vi tính hóa cũng đang được sử dụng ngày càng rộng rãi. Trong tương lai, các công cụ hỗ trợ quyết định được vi tính hóa có thể sẽ được ứng dụng trong các cuộc thảo luận trực tiếp giữa cán bộ y tế - bệnh nhân, thậm chí ngay cả tại các quầy thuốc cộng đồng. Nhịp cầu Dược lâm sàng Page 6/19 Nếu thông tin sau được thu thập, có thể cần khuyên bệnh nhân đi khám bác sĩ: Dược sĩ: Chị có thể kể cho tôi nghe chị đang gặp phải vấn đề gì với bệnh trĩ của chị không? Bệnh nhân: Vâng, tôi bị những cơn chảy máu và đau. Nó kéo dài nhiều năm qua, dù lần này có vẻ nặng hơn… Dược sĩ: Ý chị là sao khi nói nó nặng hơn? Bệnh nhân: Vâng… ruột tôi không khỏe và tôi đang bị một số cơn tiêu chảy… tôi đi ngoài ba hoặc bốn lần một ngày… và điều này tiếp diễn khoảng 2 tháng nay. Để có thông tin đầy đủ hơn về khi nào cần giới thiệu bệnh nhân đi khám bác sĩ, hãy đọc phần “Các triệu chứng nguy hiểm" trong đoạn được kí hiệu ASMETHOD bên dưới. 5. Điều trị Dựa trên các kiến thức nền tảng về dược lý, điều trị và bào chế, dược sĩ có thể đưa ra những chọn lựa điều trị hợp lý căn cứ theo nhu cầu của cá nhân người bệnh, cững như dựa vào các đặc điểm của thuốc liên quan. Bên cạnh tính hiệu quả của các thành phần hoạt tính trong chế phẩm thuốc, dược sĩ sẽ còn cần phải cân nhắc về các tương tác có khả năng, các thận trọng, chống chỉ định và thông tin về tác dụng không mong muốn của từng thành phần. Thực hành dựa trên bằng chứng khoa học yêu cầu dược sĩ cần suy nghĩ thấu đáo về hiệu lực của phương pháp điều trị mà họ khuyên dùng, phối hợp với kinh nghiệm của bản thân và bệnh nhân. Tư vấn cách dùng các thuốc OTC có vai trò quan trọng và dược sĩ cần nắm và bàn luận về các lựa chọn điều trị sau khi đã cân nhắc ý kiến/ưu thích của bệnh nhân. Một số dược sĩ đã tự lập các danh mục thuốc OTC riêng của họ với các liệu pháp được ưu tiên dùng bởi các dược sĩ và nhân viên quầy thuốc. Một số khu vực, các bác sĩ và y tá địa phương thảo luận cùng dược sĩ quầy thuốc để chuyển bệnh nhân sau khi khám ở phòng khám sang quầy thuốc để mua thuốc. Việc lưu hồ sơ dùng thuốc của bệnh nhân tại quầy thuốc có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ để xử lý trường hợp bệnh nhân ghé nhiều lần quầy thuốc để được tư vấn về các triệu chứng. Nghiên cứu cho thấy rằng chỉ một trong bốn dược sĩ có lưu các thông tin về thuốc OTC vào hệ thống hồ sơ dùng thuốc của bệnh nhân. Cho đến nay, những ghi chép như vậy có thể giúp cung cấp thông tin để hoàn chỉnh hồ sơ dùng thuốc của bệnh nhân và xem lại các thuốc trị liệu đang dùng đồng thời có thể giúp nhận diện các tương tác thuốc và các tác dụng có hại. Thêm vào đó, việc lưu trữ các ghi chép này có thể đóng góp quan trọng vào quản lý nhà nước về hoạt động lâm sàng. Những áp dụng công nghệ thông tin ở các quầy thuốc sẽ giúp cho việc lưu trữ các thông tin thường quy này trở nên khả thi hơn. Việc lưu trữ các thông tin cho các nhóm bệnh nhân đặc biệt, như người già, sẽ được triển khai trong thời gian tới. Dược cộng đồng tại Anh và xứ Wales đã yêu cầu dược sĩ quầy thuốc lưu giữ các thông tin liên quan đến tư vấn và bán thuốc OTC cho bệnh nhân từ năm 2005: Nhịp cầu Dược lâm sàng Page 7/19

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Video liên quan

Chủ đề