Các thiết bị telematics hoạt động như thế nào năm 2024

Telematics nghe khá lạ nhưng thực chất nó được tạo thành từ việc ghép giữa các từ TELEcommunication (viễn thông) và inforMATICS (information technology – công nghệ thông tin). Theo đó, Gartner mô tả súc tích rằng Telematics liên quan đến việc sử dụng các thiết bị không dây và công nghệ “hộp đen” để truyền dữ liệu trong thời gian thực trở về một tổ chức.

Để đơn giản, chúng ta phân ra 3 yếu tố như sau:

  1. Công nghệ (Technology)

Khi nói đến “hộp đen” (black box), có nghĩa là nói đến một chiếc hộp viễn thông (telematics box) mà có chứa tất cả các tính năng kỹ thuật cần thiết để kết nối internet cũng như theo dõi, phát hiện và ghi nhận lại lịch sử tất cả dữ liệu của chiếc xe mà nó đang thu thập, lưu trữ và truyền.

  1. Truyền dữ liệu (Data Transmission)

Thật vậy, tất cả dữ liệu trên mỗi chiếc xe này được truyền đến người dùng (chủ doanh nghiệp, người quản lý đội xe,.…) để truy cập theo thời gian thực (real-time) qua bất kỳ máy tính hoặc thiết bị có kết nối internet nào. Dữ liệu này liên quan đến từng loại xe cụ thể:

  • Chi tiết chuyến đi (địa chỉ bắt đầu / địa chỉ dừng, khoảng cách, thời gian … và các công cụ cũng có thể được sử dụng để theo dõi chi phí liên quan đến các chuyến đi này)
  • Định vị toàn cầu theo thời gian thực (real-time)
  • Mức tiêu thụ xăng dầu
  • Tốc độ
  • Thông tin quan trọng như giá trị gia tốc, nhiệt độ làm mát và trạng thái pin…và hơn thế nữa
  • Ứng dụng trong kinh doanh

Dữ liệu đó trở thành những hiểu biết sâu sắc giúp các tổ chức quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến đội xe. Và nó được hiển thị và chia sẻ theo những cách có hiệu quả tốt nhất cho người dùng thông qua bản đồ, đồ thị, cảnh báo thời gian thực (ví dụ: thông báo bằng văn bản hoặc email) hoặc theo tài xế, theo phương tiện … các tùy chỉnh (customizations) gần như vô tận.

Dù bất cứ thông tin gì được trình bày như thế nào thì người quản lý có thể sử dụng nó để:

  • Tăng năng suất của tài xế / phương tiện / đội xe
  • Kiểm soát các chi phí nhiên liệu, bảo trì và các hoạt động khác
  • Tối ưu hóa kế hoạch điều xe (scheduling) và sử dụng phương tiện
  • Cải thiện và tăng cường sự an toàn cho tài xế / phương tiện
  • Thông tin kịp thời đến khách hàng, phục vụ họ tốt hơn và làm họ hài lòng hơn

Như vậy, Telematics sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho nền công nghiệp logistics cũng như khách hàng.

Đầu tiên, Telematics giúp cho việc vận hành đội xe bằng cách cung cấp các dữ liệu để đảm bảo lựa chọn đúng phương tiện và đúng tuyến đường cho một chuyến hàng.

Thứ hai, chúng giúp các nhà Quản lý vận tải kiểm soát được hiệu suất của phương tiện, như mức tiêu thụ nhiên liệu và nhu cầu bảo trì bảo dưỡng. Thứ ba, bằng việc cải thiện hành vi và thái độ của tài xế, Telematics sẽ giúp phổ biến việc lái xe an toàn trong tương lai.

Telematics là nền tảng kết hợp giữa công nghệ viễn thông (telecommunications) và công nghệ tin học (informatics) tích hợp trên các dòng xe ô tô.

Không chỉ có nhiệm vụ là một cổng kết nối xe ô tô tới mạng lưới bên ngoài, telematics còn cho phép sử dụng thiết bị viễn thông để gửi, nhận, lưu dữ liệu cho xe ô tô từ xa mang đến những tính năng thông minh, an toàn giúp nâng cao trải nghiệm và tiện nghi cho cuộc sống hiện đại.

Nhờ đó chiếc xe ô tô ngày nay không chỉ đơn thuần là phương tiện di chuyển mà còn hơn thế.

Nếu bạn bỏ quên đồ dùng trên xe, ngay lập tức tính năng Rear Seat Reminder (nhắc nhở hàng ghế sau) sẽ được kích hoạt và đưa ra cho bạn lời nhắn trên smartphone.

Điều này có thể ngăn chặn hoàn toàn những câu chuyện đau lòng về việc bỏ quên trẻ em trên xe mà trước đây từng xảy ra.

Hay khi xe gặp sự cố như tai nạn hoặc bị mất cắp, hệ thống thông tin cũng sẽ nhanh chóng định vị và xác định tình trạng tài xế (dead-man notification), từ đó gửi lời cảnh báo (emergency call) đến cơ quan xử lý phù hợp…

Nền tảng này còn có thể thu thập thông tin trong suốt chuyến đi như thời gian, mức tiêu thụ nhiên liệu, độ mòn lốp xe, tốc độ lý tưởng, vị trí… thông qua nhật ký giám sát phương tiện (Vehicle Monitor – Trip Log).

Trong tương lai, tính năng này góp phần xây dựng hệ sinh thái Smart City. Khi nền tảng telematics trở nên phổ biến và được sử dụng hầu hết ở các xe ô tô, hệ sinh thái giao thông sẽ trở nên thông minh hơn, hiện đại hơn.

Với những số liệu thống kê về lưu lượng xe, đường đi phù hợp, tốc độ phù hợp được cập nhật một các liên tục từ đó các phương tiện tham gia giao thông sẽ di chuyển thông suốt và an toàn hơn, hệ thống tự động lái của xe trở nên hiệu quả hơn.

Telematics được đánh giá là một trong những lĩnh vực tiềm năng và được nhiều tập đoàn công nghệ tập trung phát triển. Trong đó phải kể tới Luxoft - tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.

Luxoft đầu tư xây dựng 1 trung tâm công nghệ tại Việt Nam từ năm 2012, chuyên nghiên cứu và phát triển công nghệ phần mềm cho automotive trong đó telematics là mảng trọng tâm , đây cũng là đại diện đầu tiên của tập đoàn tại khu vực Châu Á.

Ông Nguyễn Thái An- Giám đốc điều hành Luxoft Việt Nam nhấn mạnh rằng: "Luxoft đã chọn Việt Nam nói chung cũng như thành phố Hồ Chí Minh nói riêng để xây dựng trung tâm phát triển phần mềm automotive, từ đó mong muốn dẫn đầu lĩnh vực này tại Việt Nam làm bàn đạp phục vụ cho các khách hàng ở khu vực Châu Á và thế giới".

Chủ đề