Các nguyên nhân cháy nổ xe ô tô

Trong thời gian qua, thông tin về những chiếc xe ôtô bốc cháy xuất hiện nhiều hơn. Điều này gây tâm lý lo sợ với tất cả mọi người, nhất là những chủ xe ôtô. Dưới đây là những nguyên nhân bạn cần lưu ý.

Chập điện

Đây được xem là nguyên nhân thường thấy trong các vụ nổ cháy xe ôtô. Khi xe có dấu hiệu chập điện, tia lửa điện được phóng ra, ngọn lửa sẽ nhanh chóng bùng lên nếu như gặp ngay các đồ vật dễ cháy, dù có diện tích hay dung tích nhỏ.

Bình nhiên liệu có vấn đề

Bình chứa nhiên liệu để đến được buồng đốt phải đi qua một hệ thống đường ống khá phức tạp, bao gồm nhiều điểm tiếp xúc và điểm nối. Theo dòng thời gian, các ống này sẽ bị xuống cấp, mòn, rò rỉ… gây hở. Nhiên liệu từ đó chảy ra ngoài, bám vào thành động cơ và lan tỏa dần xuống khoang máy. Khi xe vận hành đã lâu, nhiệt độ trong khoang thường sẽ lên cao, chưa kể đến khi có tia lửa điện vô tình chập qua sẽ khiến xe dễ dàng bốc cháy.

Sai sót từ hãng sản xuất

Một trong những lý do hy hữu khác, đó có thể từ hãng sản xuất của xe. Ví dụ như ốc vặn không kĩ, đầu nối bị hở, lớp vỏ cách điện dây dẫn bị mòn… đều có thể dẫn đến việc xe tự dưng phát cháy.

Ảnh minh hoa Ô tô bốc cháy . Ảnh: NDCC

Hệ thống đánh lửa

Dây cao áp của bộ phận đánh lửa được đánh giá là khá “nhạy cảm” ở khu vực khoang xe. Hệ thống này cũng dễ gặp vấn đề khi dùng lâu ngày và nguy hiểm hơn nếu bạn thay thế bằng loại chất lượng thấp. Nhiệt độ cao, áp lực điện tải, đường dây cao áp dễ bị rạn nứt và “nhóm lửa” cho các đồ dùng bằng cao su hay nhựa gần đó.

Động cơ ở nhiệt độ cao

Đây cũng có thể là nguyên nhân bắt nguồn việc xe ô tô bốc cháy. Nếu nhiệt độ động cơ vượt quá mức thông thường, thì cũng như các trường hợp kể trên, các chất dễ cháy trên xe sẽ là “nguyên liệu” hoàn hảo để gây cháy.

Dây dẫn và các thiết bị kém chất lượng

Nếu như dây dẫn và các thiết bị không đạt chất lượng theo yêu cầu, thì vấn đề công suất cũng gây nên hậu quả khôn lường. Loại bóng này tỏa nhiệt cao, hoạt động công suất lớn trong khi hệ thống của xe được thiết kế vận hành theo công suất ngược lại. Việc làm này tưởng nhỏ nhưng hóa ra lại không nhỏ khi không chỉ làm cháy cụm đèn mà còn làm hư hại hệ thống dây dẫn và chiếu sáng, tệ hơn là gây chập điện.

Quấn máy phát (máy đề)

Máy phát khi quấn lại ở những nơi không rõ thông tin hay giá thành rẻ, cũng dễ “tích tụ” những hư hỏng trong quá trình bạn dùng xe.

Bị các động vật cắn máy

Nghe tưởng chừng vô lý, nhưng trên thực tế vào mùa lạnh, động vật sẽ có xu hướng tìm vào những nơi ấm làm ổ. Bên trong động cơ xe là một địa điểm lý tưởng cho chúng. Thói quen cắn phá dây từ loài động vật, vô tình gây nên sự rò rỉ và việc cháy nổ là điều thiết yếu xảy ra.

Các chất gây cháy nổ

Chất dễ gây cháy nổ như bật lửa, hóa chất, bình ga… cũng không tránh khỏi trong bảng danh sách nguyên nhân khiến ôtô bốc cháy. Thói quen nhỏ nhặt để vật dụng trong xe mà không bảo quản cho tiện dùng khi cần, vô tình lại gây hại. Đối với các hóa chất hay dung dịch dạng lỏng, bạn nên cất trong hộp xốp kín để cách nhiệt. Ngoài ra, nếu là người hay hút thuốc, bạn hãy chú ý tránh để tàn thuốc rơi rớt trên xe.

Khánh Vân - 08/10/2020 03:00 GMT+7 - 21415 lần xem - đánh giá 5/5 (10 đánh giá)

Vào những ngày hè nắng nóng, một trong những mối lo của chủ xe ô tô chính là nguy cơ xảy ra cháy nổ. Để hạn chế tình trạng này, trước tiên cần phải nắm rõ những nguyên nhân gây ra nó để khắc phục.

Rò rỉ nhiên liệu

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến các vụ cháy xe là rò rỉ nhiên liệu. Nếu đường ống nhiên liệu hoặc bình chứa bị rò rỉ, hay do đổ xăng dầu quá đầy có thể bị tràn ra bên ngoài. Điều này cực kì nguy hiểm bởi vì chỉ cần một tia lửa điện hoặc nếu nhiệt độ xung quanh tăng lên đến 257 độ C thì cũng có thể khiến chiếc xe của bạn bốc cháy.

Hệ thống điện trục trặc

Nguy cơ cháy nổ cũng có thể xảy ra do các trục trặc của hệ thống điện và các thiết bị như bình ắc-quy, pin hay cáp sạc trên xe ô tô. Ngoài ra do dây tóc bóng đèn pha nóng có nhiệt độ lên tới 1.400 độ C nên cũng có thể trở thành một tác nhân gây cháy nổ.

Vào khoảng thời gian nắng nóng, nhất là trong mùa hè, nếu xe phải hoạt động liên tục thì lớp vỏ dây điện gần các nguồn nhiệt lớn (ví như khoang động cơ) có thể bị chảy nhựa. Khi đó các dây điện trần tiếp xúc với nhau có thể gây ra chập, cháy. 

Động cơ quá nóng

Chủ xe cần lưu ý không cho xe hoạt động liên tục trong những ngày hè nắng nóng và nhiệt độ không khí tăng cao. Nếu không, khi động cơ xe ô tô nóng vượt mức cho phép và đạt tới hơn 500 độ C, nó có thể đủ sức đốt cháy bất kì chất lỏng nào chảy ra từ xe.

Đặc biệt vào mùa hè, tài xế cũng nên tránh cho xe đi vào vùng đồng quê. Đây là thời điểm thu hoạch vụ mùa, người dân thường xuyên phơi rơm rạ trên đường. Vì vậy rơm rạ có thể bị cuốn vào gầm xe, gặp nhiệt độ cao tỏa ra từ xe có thể bén lửa và bốc cháy.

Phụ kiện trên xe

Sau khi mua xe, không ít chủ xe có sở thích tự trang bị và lắp đặt thêm một số thiết bị, phụ kiện không giống với thiết kế của nhà sản xuất và không tương thích với nguồn điện trên xe. Tưởng như điều này không có gì nghiêm trọng nhưng lại có thể trở thành nguyên nhân gây cháy nổ trên xe. Sở dĩ là vì nó sẽ khiến cho hệ thống điện trên xe dễ bị chập cháy hơn. 

Một số chủ xe khác thì mang theo hàng hóa dễ cháy nổ trên xe như nước rửa tay, lọ cồn… Đây cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nổ.  

Nhiên liệu “dởm”

Một nguyên do khác dẫn đến cháy nổ chính là chất lượng của nhiên liệu. Nếu xăng dầu nhiễm tạp chất, bị pha chế hay bổ sung thêm nhiều hóa chất không đạt chuẩn thì xăng sẽ bay hơi nhanh hơn bình thường. Điều này vừa không tốt cho động cơ xe mà còn dễ gây cháy nổ khi xăng, dầu tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc tia lửa.   

Theo Auto Catch

Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!

Chủ đề