Các đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tphcm năm 2024

VOV.VN - "Phần nghị luận văn học ở 1 trong 2 câu sẽ được ấn định một tác phẩm đã học trong chương trình để thí sinh viết bài, thay vì tự chọn như trước đây". Đó là phần thay đổi trong đề thi vào lớp 10 năm nay tại TP.HCM

Theo đó, cấu trúc đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 tại TP.HCM năm nay không có gì thay đổi, gồm 3 phần: Đọc hiểu, Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học.

Tuy nhiên, phần nghị luận văn học có chút thay đổi. Học sinh vẫn được lựa chọn 1 trong 2 đề để làm bài. Đề 1 yêu cầu học sinh phân tích, cảm nhận 1 tác phẩm hoặc đoạn trích tác phẩm cụ thể có trong sách giáo khoa. Từ đó chỉ ra ảnh hưởng, tác động của tác phẩm đối với bản thân mình hoặc liên hệ đến tác phẩm khác, liên hệ thực tế cuộc sống để rút ra một vấn đề văn học hoặc cuộc sống. Trước đây học sinh được tự chọn tác phẩm để viết.

Còn đề 2 là đặt ra một tình huống cụ thể và yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức, sự trải nghiệm trong quá trình học để giải quyết tình huống. Học sinh được tự lựa chọn tác phẩm hoặc đoạn trích phù hợp. Trước đây đề 2 là đặt ra tình huống cụ thể và yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức, sự trải nghiệm trong quá trình học để giải quyết tình huống.

Phần đọc hiểu và nghị luận xã hội vẫn giữ nguyên hình thức như những năm trước. Cụ thể phần đọc hiểu là các văn bản có thể là văn bản nghị luận, thông tin, văn học, khoa học,... Các văn bản này được lựa chọn từ báo chí, các bài bình luận, các sách khoa học có nội phù hợp với lứa tuổi, gắn với tình hình thời sự để luyện tập các kĩ năng đọc hiểu, đưa ra quan điểm cá nhân về vấn đề đặt ra trong văn bản; sáng tạo cách thể hiện khác, đề xuất giải pháp, đặt nhan đề mới. Các câu hỏi được tổ chức theo các mức độ tư duy từ dễ đến khó, từ mức độ nhận biết, thông hiểu đến phân tích, suy luận và đánh giá, vận dụng.

Phần viết bài Nghị luận xã hội sẽ dài khoảng 500 chữ, yêu cầu học sinh cần tập phân tích, xác định đúng vấn đề, triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động.

Kỳ thi vào lớp 10 TP.HCM năm 2023 diễn ra trong hai ngày 6 và 7/6. Hơn 96.000 thí sinh đăng ký dự thi, nhiều hơn khoảng 2.000 em so với năm 2022. Tổng chỉ tiêu cho các trường THPT công lập là 77.294, nhiều hơn khoảng 5.000 chỉ tiêu so với năm 2022.

Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, số lượng học sinh lớp 9 dự xét tốt nghiệp THCS là 113.802. Trong đó, tổng số thí sinh tham dự thi vào lớp 10 là 96.325, chia thành các nhóm: thí sinh chỉ đăng ký xét 3 nguyện vọng thường là 88.237; thí sinh đăng ký xét nguyện vọng tích hợp là 1.147; thí sinh đăng ký xét nguyện vọng chuyên là 6.941 trong đó có 236 thí sinh tỉnh khác.

Có hơn 17.000 thí sinh đã chủ động không thi vào lớp 10. Như vậy, cùng với khoảng 18.700 học sinh không có suất ở lớp 10 công lập, sẽ có khoảng 35.000 học sinh tốt nghiệp THCS không vào lớp 10 trường công.

Câu Nghị luận văn học trong đề thi Ngữ Văn tuyển sinh lớp 10 ở TP Hồ Chí Minh được nhiều thí sinh cho rằng khá dễ với chủ đề nói về tình yêu đất nước và con người Việt Nam, trong khi câu Nghị luận xã hội có phần khó nhằn.

Thí sinh dự thi môn Ngữ Văn trong sáng 6.6. Ảnh: Ngọc Lê

Trưa 6.6, hơn 96.000 thí sinh tại TP Hồ Chí Minh đã hoàn thành môn thi đầu tiên (Ngữ Văn). Sau khi hoàn thành môn thi này, nhiều thí sinh đánh giá đề thi vừa sức, các dạng bài, chủ đề không mới, tuy nhiên có sự phân hóa cao.

Đề thi Ngữ Văn tuyển sinh lớp 10 tại TP Hồ Chí Minh năm học 2023. Ảnh: Thanh Chân

Thí sinh Phạm Tuấn Vũ - Học sinh Trường THCS Hai Bà Trưng cho biết, trong đề thi Ngữ Văn, câu Nghị luận văn học khá dễ, dạng đề quen thuộc trong khi câu Nghị luận xã hội có phần khó. Tuấn Vũ dự đoán được từ 6-7 điểm ở môn thi này.

"Với đề thi này, sự phân hóa nằm ở câu Nghị luận xã hội bởi chủ đề nghị luận khá mơ hồ, thí sinh khó tìm ra vấn đề nghị luận", Tuấn Vũ nói.

Tương tự, Ngọc Trâm - Trường THCS Hai Bà Trưng đánh giá đề văn ở mức khá khó, có sự phân hóa cao, phần nghị luận xã hội có câu hỏi khó nhất. "Em đánh giá đề thi hay, mở, có nhiều vấn đề để mình viết. Tuy nhiên, nếu thí sinh không ôn luyện kĩ thì sẽ cảm thấy khó với đề thi này. Em nghĩ mình được khoảng 7 điểm", Ngọc Trâm chia sẻ.

Thí sinh rời điểm thi sau khi hoàn thành môn thi đầu tiên. Ảnh: Ngọc Lê

Trong khi đó, Nguyễn Hoàng Phi - Học sinh Trường THCS Lê Lợi lại tỏ ra hồ hởi, vì đã ôn thi "trúng tủ". Hoàng Phi tự tin đạt điểm 8 trở lên. "Câu Nghị luận văn học em chọn bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" để phân tích, đây là bài thơ em đã học rất kĩ. Ở câu Nghị luận xã hội là đề mở, thí sinh rất dễ viết", Hoàng Phi phấn khởi.

Buổi chiều, các thí sinh tiếp tục dự thi môn Tiếng Anh. Ngày 7.6 dự thi môn Toán và môn chuyên (nếu thí sinh đăng kí nguyện vọng trường, lớp chuyên).

Năm nay, tại TP Hồ Chí Minh có gần 114.000 học sinh tốt nghiệp THCS, trong đó 96.300 em đăng kí dự thi lớp 10 công lập. Trong số này, hơn 88.000 em thi lớp 10 thường, khoảng 6.900 thí sinh dự thi chuyên, 1.100 thí sinh dự thi lớp 10 tích hợp. Các trường THPT công lập tuyển khoảng 77.000 thí sinh.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đã bố trí 158 điểm thi. Trong đó có 147 điểm thi dành cho thí sinh thi vào lớp 10 thường và 11 điểm thi chuyên.

Chủ đề