Các câu hỏi về bảng cân đối kế toán năm 2024

ho bộ phận giá mua. Mặt khác thời điểm ghi nhận tài sản có thể không phải là thời điểm thông quan nên không thể lấy tỷ giá Hải quan để quy đổi khi ghi nhận tài sản. ———————————————————— Câu hỏi 5: Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là gì?

Trả lời: Là tài sản có quyền thu hồi hoặc nợ phải trả có nghĩa vụ phải thanh toán tại một thời điểm trong tương lai bằng ngoại tệ. Lưu ý: Các khoản nhận trước của người mua hoặc trả trước cho người bán bằng ngoại tệ; Doanh thu nhận trước hoặc chi phí trả trước bằng ngoại tệ; Các khoản đặt cọc, ký cược, ký quỹ có thể là các khoản mục tiền tệ hoặc không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có được quyền nhận lại hoặc phải trả lại bằng ngoại tệ hay không. ———————————————————— Câu hỏi 6: Khoản trả trước cho người bán và khoản nhận trước của người mua bằng ngoại tệ có bắt buộc phải đánh giá lại không? Khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ trở nên khó đòi có được đánh giá lại không vì đánh giá lại thì phải trích dự phòng? Trả lời: Việc có đánh giá lại khoản nhận trước hoặc trả trước hay không tùy thuộc vào việc các khoản này có thỏa mãn định nghĩa của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ hay không. Nếu không có bằng chứng cho thấy hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện thì bên trả trước có quyền và bên nhận trước có nghĩa vụ thanh toán bằng hàng hóa, dịch vụ. Như vậy các khoản mục này không phải là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và không phải đánh gia lại. ———————————————————— Câu hỏi 7: Vì sao doanh thu tương ứng với số tiền đã nhận trước từ khách hàng hoặc chi phí, tài sản tương ứng với số tiền đã trả trước được ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm nhận trước hoặc trả trước mà không ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí?

Trả lời: – Do đơn vị đã hết quyền phải thu đối với số đã thu, không còn nghĩa vụ phải trả với số đã trả và tỷ giá tại thời điểm thu/trả tiền chính là giá trị hợp lý của số tiền đã thu/đã trả; – Các khoản nhận trước hoặc trả trước về nguyên tắc không phải là các khoản mục tiền tệ nên không được đánh giá lại; – Nếu xem xét một khoản chi phí trả trước hoặc doanh thu nhận trước bằng ngoại tệ, các kỳ sau chỉ thực hiện việc phân bổ doanh thu nhận trước hoặc chi phí trả trước chứ không thể đánh giá lại các khoản này để làm thay đổi số phân bổ vào P/L; – Năm 2017, IASB đã ban hành IFRIC 22 trong đó quy định tương tự như Thông tư 200/2014/TT-BTC. ———————————————————— Câu hỏi 8: Trường hợp nào chênh lệch tỷ giá được ghi nhận vào chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá hối đoái – Mã số 417 của Bảng cân đối kế toán? Trường hợp nào được vốn hóa chênh lệch tỷ giá như đối với chi phí đi vay? Nếu khoản lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh lớn thì có được treo trên TK242 để phân bổ dần không? Trả lời:

– Các trường hợp chênh lệch tỷ giá được ghi nhận vào BCĐKT gồm: Do chuyển đổi BCTC lập bằng đồng tiền khác VND sang BCTC bằng VND; – Do được Thủ tướng chính phủ cho phép; – Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp 100 vốn nhà nước phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng, ổn định kinh tế vĩ mô; – Tất cả chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các giao dịch khác của doanh nghiệp được ghi nhận vào BCKQKD. – Chênh lệch tỷ giá không được vốn hóa như chi phí đi vay. – Khoản lỗ cần được ghi nhận trực tiếp là chi phí trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Việc ghi nhận một khoản tổn thất là một tài sản (chi phí trả trước dài hạn) không phù hợp với bản chất tài chính và nguyên lý kế toán. ———————————————————— Câu hỏi 9: Làm thế nào để xác định được khi nào khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ trở thành đã thực hiện?

Trả lời: – Thông tư 200 đã bỏ khái niệm về việc coi khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là chưa thực hiện. – Tất cả chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại đều là đã thực hiện, do đó cũng bãi bỏ hạn chế về việc cấm doanh nghiệp phân phối lợi nhuận đối với lãi tỷ giá do đánh giá lại. ———————————————————— Câu hỏi 10: Một khoản trái phiếu kỳ hạn 5 năm nhưng doanh nghiệp mua vào với kỳ vọng sẽ có thể bán ra ở một thời điểm bất kỳ để kiếm lợi chênh lệch giá mua –bán. Do tình hình không thuận lợi, nên doanh nghiệp không thể bán được khoản trái phiếu này và buộc phải nắm giữ và thu hồi tại thời điểm đáo hạn. Khoản trái phiếu này được trình bày là chứng khoán kinh doanh hay đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn? Trả lời: Mặc dù trái phiếu được nắm giữ đến ngày đáo hạn nhưng mô hình kinh doanh và phương án tài chính là nắm giữ cho mục đích mua vào bán ra kiếm lời nên vẫn trình bày là chứng khoán kinh doanh. ———————————————————— Câu hỏi 11: Trong quá trình xem xét việc đầu tư, phát sinh các khoản chi phí ngoài giá mua như: Chi phí tư vấn, kiểm toán trả cho bên thứ ba, chi phí tiền lương của bộ phận quản lý, chi phí thiết lập hệ thống thông tin sau ngày đầu tư, khoản thanh toán thêm cho bên bán khoản đầu tư phụ thuộc vào các điều kiện tương lai. Chi phí nào được tính vào giá gốc khoản đầu tư? Trả lời: Chỉ các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua khoản đầu tư và các khoản thanh toán thêm nếu các điều kiện trong tương lai xảy ra mới được tính vào giá gốc tại thời điểm phát sinh. Các chi phí không liên quan trực tiếp phải tính vào chi phí trong kỳ. ———————————————————— Câu hỏi 12: Cổ tức nhận được bằng cổ phiếu được ghi nhận như thế nào? Giao dịch hoán đổi cổ phiếu được ghi nhận theo giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về hay giá gốc cổ phiếu mang đi trao đổi? Trả lời: Nhà đầu tư chỉ theo dõi số lượng trên thuyết minh, không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính như cổ tức bằng tiền; Mọi trường hợp hoán đổi cổ phiếu đều phải xác định giá trị cổ phiếu theo giá trị hợp lý tại ngày trao đổi. Khi thanh lý, nhượng bán, giá vốn được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền di động. ———————————————————— Câu hỏi 13: Sự khác biệt giữa phương pháp kế toán góp vốn đầu tư và mua lại phần vốn góp như thế nào?

Trả lời: – Về bên nhận đầu tư: Trường hợp nhà đầu tư góp vốn, tài sản và vốn chủ sở hữu tăng lên; Trường hợp mua lại phần vốn góp: Chỉ là giao dịch giữa các chủ sở hữu, không ảnh hưởng đến bên được đầu tư; – Về bên đầu tư: Khác biệt khi thanh toán bằng tài sản phi tiền tệ. Trường hợp mang tài sản phi tiền tệ đi góp vốn, đánh giá lại NBV và ghi nhận chênh lệch đánh giá lại vào thu nhập/chi phí khác. Trường hợp mua lại phần vốn góp thanh toán bằng tài sản phí tiền tệ kế toán như giao dịch hàng đổi hàng. ———————————————————— Câu hỏi 14: Nếu các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, như các khoản cho vay, trái phiếu, tiền gửi có kỳ hạn… bị quá hạn thì có được trích lập dự phòng không? Trả lời:

– Khoản cho vay đã được trình bày là phải thu nên được trích lập dự phòng; – Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác chưa được lập dự phòng nhưng phải đánh giá khả năng thu hồi. Nếu có bằng chứng là một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư có thể không thu hồi được thì phải ghi nhận số tổn thất vào chi phí tài chính trong kỳ. Trường hợp số tổn thất không thể xác định được một cách đáng tin cậy, kế toán có thể không ghi giảm khoản đầu tư nhưng phải thuyết minh về khả năng thu hồi của khoản đầu tư. ———————————————————— Câu hỏi 15: Các khoản cho vay nào được phép trình bày trên BCĐKT? Các khoản nhận ủy thác, nhận hợp vốn cho vay, kế toán như thế nào?

Trả lời: Một khoản cho vay được ghi nhận trên BCĐKT khi doanh nghiệp phải nắm giữ rủi ro và lợi ích từ khoản cho vay. Như vậy, chỉ những khoản doanh nghiệp trực tiếp cho vay hoặc là bên ủy thác cho vay mới được trình bày trên BCĐKT. Khi doanh nghiệp đóng vai trò là bên nhận ủy thác, nhận hợp vốn cho vay thì khoản tiền giải ngân cho bên thứ ba không được trình bày là khoản cho vay trên BCĐKT. ———————————————————— Câu hỏi 16: Trường hợp giải thể công ty con để sáp nhập vào công ty mẹ thì thực hiện những thủ tục kế toán như thế nào? Trả lời: Khi giải thể công ty con để sáp nhập vào công ty mẹ, công ty con chấm dứt hoạt động phải lập BCTC trên cơ sở hoạt động không đáp ứng giả định hoạt động liên tục, theo đó phải đánh giá lại toàn bộ tài sản thuần. Công ty mẹ, phải ghi giảm giá trị ghi sổ khoản đầu tư; Ghi nhận toàn bộ tài sản, nợ phải trả của công ty con bị giải thể theo giá trị hợp lý tại ngày sáp nhập; Phần chênh lệch giữa giá trị khoản đầu tư và giá trị hợp lý được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính.

Bảng cân đối kế toán bao gồm những gì?

Bảng cân đối kế toán gồm hai phần: Tài sản và nguồn hình thành nên tài sản hay còn gọi là Nguồn vốn. Mối quan hệ giữa Tài sản và Nguồn vốn luôn chặt chẽ và không tách rời. Tài sản theo quan điểm của kế toán là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai (theo VAS 01).nullHướng dẫn cách đọc bảng cân đối kế toán chi tiết - MISA AMISamis.misa.vn › doc-bang-can-doi-ke-toannull

Tại sao bảng cân đối kế toán quan trọng?

Vai trò chính của bảng cân đối kế toán là ghi nhận và phân loại các tài sản, nợ, và vốn của công ty tại một thời điểm nhất định. Nó thể hiện sự cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, cho phép công ty biết được tổng giá trị của các tài sản mà nó sở hữu và nguồn vốn mà công ty sử dụng để sở hữu những tài sản đó.nullBảng cân đối kế toán là gì? Cách đánh giá doanh nghiệp thông qua ...www.vietcap.com.vn › kien-thuc › bang-can-doi-ke-toan-la-gi-cach-danh-...null

Bảng cân đối phát sinh các tài khoản là gì?

Bảng cân đối phát sinh (bảng cân đối tài khoản) là báo cáo tổng hợp số dư đầu kỳ, số phát sinh và số dư cuối kỳ của các tài khoản trong kỳ kế toán của doanh nghiệp.nullHướng dẫn cách lập bảng cân đối số phát sinh chi tiết nhất - MISA AMISamis.misa.vn › bang-can-doi-so-phat-sinhnull

Tổng nguồn vốn bao gồm những gì?

Công thức tính tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Nguồn vốn = Vốn của chủ sở hữu + Nợ cần phải trả Vì tổng tài sản của doanh nghiệp luôn bằng tổng nguồn vốn, tương đương với: Tài sản = Vốn của chủ sở hữu + Nợ cần phải trả, hay: Vốn của chủ sở hữu = Tài sản – Nợ cần phải trảnullTổng nguồn vốn và cách xác định tổng nguồn vốn của doanh nghiệptuvanquangminh.com › tong-nguon-von-cua-doanh-nghiepnull

Bảng cân đối kế toán dự toán là gì?

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Nội dung của bảng cân đối kế toán (BCĐKT) thể hiện qua hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản.nullBảng cân đối kế toán là gì? Phương pháp lập Bảng cân đối kế toánluatminhkhue.vn › bang-can-doi-ke-toan-va-phuong-phap-lap-bang-can-d...null

Tổng tài sản trong BCTC là gì?

Tổng tài sản (Total assets) là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực kế toán tài chính, nói lên tất cả các nguồn tài sản thuộc sở hữu của một tổ chức hoặc cá nhân và có khả năng tạo ra giá trị kinh tế trong tương lai. Tài sản này thường được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán của tổ chức.nullTổng tài sản nói lên điều gì? - Dịch vụ kế toán Đồng Naidichvugiayphepkinhdoanh.com.vn › tong-tai-san-noi-len-dieu-ginull

Chủ đề