Các câu hỏi bài tập về biện pháp tránh thai năm 2024

Trọn bộ lời giải bài tập Sinh học 11 trang 184 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh lớp 11 dễ dàng làm bài tập Sinh học 11 trang 184. Bạn vào trang hoặc Xem lời giải để theo dõi chi tiết.

Giải Sinh học 11 trang 184 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

  • Giải Sinh học 11 trang 184 Kết nối tri thức Xem lời giải
  • Giải Sinh học 11 trang 184 Chân trời sáng tạo Xem lời giải

Lưu trữ: Giải Sinh học 11 trang 184 (sách cũ)

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 47 trang 184: Hãy điền tên các biện pháp tránh thai vào cột thứ hai trong bảng 47 và giải thích tại sao sử dụng các biện pháp đó lại giúp phụ nữ tránh thai (cơ chế tác dụng của biện pháp tránh thai).

Lời giải:

Tên biện pháp tránh thai Cơ chế tác dụng 1. Tính ngày rụng trứng Tránh giao hợp vào ngày trứng rụng (vào khoảng giữa chu kì kinh nguyệt) để tinh trùng không gặp được trứng. 2. Sử dụng bao su Ngăn không cho trứng gặp tinh trùng và tránh lây nhiễm các bệnh tình dục khi giao hợp. 3. Sử dụng thuốc viên tránh thai

Ngăn không cho trứng chín và rụng, đồng thời làm cho chất nhầy ở cổ tử cung đặc lại ngăn không cho tinh trùng vào tử cung và ống dẫn trứng để gặp trứng.

Thuốc tránh thai bản chất là ơstrôgen, nên nó theo cơ chế điều hòa ngược, ơstrôgen ức chế bài tiết FSH và LH do đó không đạt được tỉ lệ và nồng độ thích hợp cho rụng trứng, các nang bào kém phát triển.

4. Sử dụng vòng tránh thai Kích thích lên niêm mạc tử cung gây phản ứng chống lại sự làm tổ của tử cung. Hợp tử không làm tổ được sẽ rơi ra ngoài 5. Căt và thắt ống dẫn trứng Không cho trứng gặp tinh trùng trong ống dẫn trứng 6. Cắt và thắt ống dẫn tinh Ngăn không cho tinh trùng đi ra để gặp trứng.

Quảng cáo

Các bài giải bài tập Sinh 11 khác:

  • Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 47 trang 182: Hãy cho biết một số kinh nghiệm làm tăng sinh sản trong chăn nuôi.
  • Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 47 trang 183: - Những biện pháp nào làm tăng sinh sản ở động vật.
  • Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 47 trang 183: Vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch?
  • Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 47 trang 184: Hãy điền tên các biện pháp tránh thai vào cột thứ hai trong bảng 47 và giải thích tại sao sử dụng các biện pháp đó lại giúp phụ nữ tránh thai (cơ chế tác dụng của biện pháp tránh thai).
  • Bài 1 (trang 185 SGK Sinh 11): Nuôi cấy phôi giải quyết được vấn đế gì trong sinh đẻ ở người?
  • Bài 2 (trang 185 SGK Sinh 11): Tại sao nữ vị thành niên không nên sử dụng biện pháp đình sản mà nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác?
  • Bài 3 (trang 185 SGK Sinh 11): Tại sao phá thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là biện pháp tránh đẻ bất đắc dĩ?
  • Lý thuyết Sinh học 11 Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Biện pháp tránh thai (birth control) thật sự là một phát minh giúp trao quyền cho phụ nữ được làm chủ cuộc đời mình. Từ khi các biện pháp tránh thai khoa học với tỉ lệ tin cậy cao ra đời, phụ nữ không chỉ còn là những “cỗ máy đẻ” mà được quyết định tương lai của mình thông qua việc có con hay không.

Hiện nay có rất nhiều biện pháp tránh thai như bao cao su (nam và nữ), thuốc uống hàng ngày, thuốc uống khẩn cấp, que cấy tránh thai, mũi tiêm tránh thai, miếng dán tránh thai… Trong bài này người viết muốn đề cập đến que cấy tránh thai, là một biện pháp khá đơn giản, ít phải suy nghĩ, hiệu quả cao, nhưng chưa được dùng rộng rãi tại Việt Nam.

Ngoài lý do là do một số người chưa bao giờ biết đến sự tồn tại của phương pháp này, thì nhiều người tuy đã nghe đến nhưng vẫn còn ngần ngại vì nhiều băn khoăn khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng trả lời những câu hỏi phổ biến nhất về que cấy tránh thai nhé.

  1. Đầu tiên, que cấy tránh thai là gì?

Que cấy tránh thai là một biện pháp tránh thai sử dụng một thanh nhựa mềm nhỏ (kích thước gần bằng một que diêm) đặt dưới da của cánh tay. Que nhựa này sẽ tiết ra hormone progestogen một cách đều đặn vào máu để ngăn chặn việc thụ thai. Các nhãn hiệu phổ biến của que cấy tránh thai là Implanon và Nexplanon, có tác dụng trong 3 năm, và mặc dù sau 3 năm có thể vẫn có hiệu quả tránh thai nhưng bạn được khuyên là nên thay que khi đã hết hạn 3 năm để tránh có thai ngoài ý muốn.

  1. Que cấy tránh thai hoạt động như thế nào?

Progestogen sẽ được truyền theo những lượng rất nhỏ đều đặn từ que cấy vào máu, ngăn chặn việc rụng trứng, đồng thời cũng làm đặc dịch nhầy cổ tử cung khiến cho tinh trùng khó đi qua, và làm mỏng thành tử cung khiến cho trứng kể cả khi đã được thụ tinh cũng khó làm tổ hơn.

  1. Lợi ích và bất lợi của que cấy tránh thai
  2. Lợi ích:
    • Hiệu quả tránh thai đạt trên 99%, cao hơn so với nhiều phương pháp tránh thai khác, chủ yếu vì sẽ gần như không gặp phải các vấn đề đến từ “lỗi người dùng” giống như bao cao su hay thuốc uống hàng ngày.
    • Sau khi cấy que không cần phải suy nghĩ đến việc tránh thai trong suốt 3 năm
    • Không cần phải nhớ uống thuốc hàng ngày
    • Không có estrogen nên sẽ phù hợp cho những phụ nữ không thể dùng estrogen
    • Có thể lấy que ra nếu như không phù hợp
    • Có thể giảm hoặc mất hẳn kinh nguyệt, không cần phải lo đến kinh nguyệt trong suốt thời gian cấy que, đặc biệt có lợi với những người bị đau nhiều khi đến kỳ
  3. Bất lợi:
    • Chi phí ban đầu cao
    • Việc cấy que cần được thực hiện tại cơ sở y tế chứ không thể làm tại nhà
    • Nơi cấy que có thể hơi sưng hoặc bầm tím một chút trong vòng vài ngày sau khi cấy/tháo que
    • Không bảo vệ được bạn khỏi các bệnh lây qua đường tình dục
  4. Que cấy tránh thai khác gì thuốc uống tránh thai?

Trước hết bạn cần biết rằng có 2 loại thuốc tránh thai hàng ngày. Một loại (phổ biến hơn) sử dụng sự kết hợp giữa 2 loại hormone là ethinyl estradiol (hay còn gọi là estrogen nhân tạo) và progestin, và một loại chỉ sử dụng progestin. Lợi ích của việc chỉ sử dụng progestin đó là tránh được những tác dụng phụ do estrogen gây ra, đồng thời điều đặc biệt là không chỉ ít hơn về thành phần mà liều lượng progestin trong thuốc loại 2 cũng thấp hơn thuốc loại 1, vì thế tránh được một số tác dụng phụ đáng kể. Tuy nhiên, khả năng tránh thai của thuốc chỉ có progestin thấp hơn thuốc tránh thai kết hợp do nếu chỉ lỡ quên uống một lần thì tỉ lệ có thai cũng sẽ cao hơn.

Cũng giống như loại thuốc tránh thai thứ hai, que cấy tránh thai chỉ có progestin. Đồng nghĩa với việc tác dụng phụ của que cấy tránh thai sẽ ít hơn thuốc tránh thai kết hợp thông thường. Ngoài ra, do không còn nguy cơ của việc quên uống thuốc, hiệu quả tránh thai của que cấy tránh thai vẫn đảm bảo.

  1. Nên cấy que khi nào?

Câu trả lời đơn giản là bạn có thể cấy que bất cứ khi nào, chỉ cần bạn đang không có thai là được. Tuy nhiên, nếu bạn cấy que trong vòng 5 ngày kể từ khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt là tốt nhất bởi vì bạn sẽ không cần dùng thêm biện pháp tránh thai nào khác. Nếu bạn cấy que vào bất cứ ngày nào khác của chu kỳ, trong vòng 7 ngày đầu tiên kể từ khi cấy que tác dụng tránh thai sẽ chưa được hoàn thiện nên nếu có quan hệ tình dụng trong thời gian này bạn cần dùng thêm biện pháp tránh thai khác (chẳng hạn bao cao su).

Bạn cũng có thể cấy que vào bất kì thời điểm nào sau khi sinh con. Nếu trong vòng 21 ngày đầu tiên kể từ khi sinh, bạn được bảo vệ an toàn, nếu sau 21 ngày thì bạn cũng cần dùng thêm 1 biện pháp tránh thai khác trong vòng 7 ngày kể từ khi cấy.

  1. Có thể dùng que cấy khi cho con bú không?

Có. Que cấy tránh thai có thể dùng khi bạn cho con bú mà không ảnh hưởng gì đến chất và lượng của sữa mẹ.

Trải nghiệm của mình: Mình cấy que trở lại sau khi sinh con 7 tháng, và vẫn tiếp tục cho bú cho đến khi con 16 tháng tuổi. Trước và sau khi cấy que mình không thấy có sự thay đổi nào về lượng sữa cũng như cách con mình tiếp nhận sữa mẹ.

  1. Cấy que và tháo que có đau không?

Việc cấy que và tháo que cần được thực hiện ở cơ sở y tế có chuyên môn. Thông thường que sẽ được đặt ở mặt trong cánh tay của tay không thuận. Bác sĩ/y tá sẽ sát trùng chỗ cấy que và tiêm thuốc tê. Sau khi tiêm thuốc tê thì việc cấy và tháo que chỉ diễn ra trong khoảng dưới 10 giây và không có cảm giác gì cả.

Trải nghiệm của mình: Sau 2 lần cấy que và 1 lần tháo que, ở các cơ sở y tế khác nhau, mình có thể đảm bảo rằng cả hai thao tác này đều không đau đớn chút nào. Đau nhất chỉ là mũi tiêm thuốc tê thôi, và sau đó thủ thuật được thực hiện nhanh đến nỗi khi xong rồi mình vẫn còn tưởng bác sĩ chưa làm gì cả.

  1. Tác dụng phụ của que cấy tránh thai?

Giống như những phương pháp tránh thai sử dụng hormone khác, que cấy tránh thai cũng có thể có tác dụng phụ với một số người. Các tác dụng phụ thường biến mất sau vài tháng khi cơ thể đã quen với hormone. Tác dụng phụ thường gặp nhất là hiện tượng chảy một ít máu hoặc dịch màu nâu, đặc biệt là trong 6 – 12 tháng đầu tiên. Đối với một số người hiện tượng này có thể kéo dài, hoặc chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài và nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên với phần lớn mọi người, que cấy tránh thai giúp cho chu kỳ kinh nguyệt của họ ngắn hơn và lượng máu cũng ít hơn. Một số người thậm chí không có kinh nguyệt khi cấy que, và điều này là hoàn toàn bình thường cũng như không có vấn đề gì cả.

Các tác dụng phụ khác ít phổ biến hơn:

  • Đau đầu
  • Cục máu đông
  • Đau ngực
  • Buồn nôn
  • Tăng cân
  • U xơ tử cung
  • Nhiễm trùng nơi cấy que

Những hormone sử dụng trong các loại thuốc tránh thai đã được thế giới dùng hàng thập kỷ nay và hàng triệu người đã dùng an toàn. Vì vậy, nếu có tác dụng phụ nào không mong muốn, đừng ngại thảo luận với bác sĩ của bạn để hiểu rõ hơn nhé.

Trải nghiệm của mình: Sau khi đã dùng que cấy tránh thai gần 4 năm, mình chỉ gặp tác dụng phụ duy nhất và cũng là điểm mình thích nhất đó là không còn kinh nguyệt. Không còn những cơn đau bụng kinh, không còn đau lưng, khó chịu, hay phải dùng băng vệ sinh/tampon/cốc nguyệt san mỗi khi đến kỳ. Mặc dù không phải ai dùng que cấy tránh thai cũng gặp tác dụng phụ này nhưng đây là điểm mình thấy các phương pháp tránh thai khác không thể mang lại cho mình nên mình vẫn thường khuyên những bạn gái khác thử phương pháp này xem sao.

  1. Chưa có con có thể dùng que cấy không?

Nhiều bạn lo lắng chưa có con thì có thể dùng que cấy không, câu trả lời là hoàn toàn có thể. Nếu bạn đã từng dùng các phương pháp tránh thai bằng hormone khác chẳng hạn như thuốc uống hàng ngày thì que cấy còn là biện pháp an toàn hơn vì lượng hormone ít hơn.

  1. Tháo que xong bao lâu có thể thụ thai?

Bởi vì lượng hormone mà que truyền vào máu mỗi ngày rất nhỏ nên sau khi tháo que cấy xong khả năng thụ thai của bạn gần như sẽ trở lại ngay lập tức.

Trải nghiệm của mình: Sau khi tháo que xong mình đã có kinh nguyệt ngay vào tháng sau đó, và tháng tiếp theo thì mình thụ thai.

  1. Que cấy có ảnh hưởng gì đến cuộc sống hàng ngày không?

Trải nghiệm của mình: Đối với mình que cấy tránh thai không cản trở mình trong bất cứ hoạt động nào trong cuộc sống hàng ngày. Mình vẫn tập thể thao (chạy, bơi lội, bắn cung), vẫn đi massage 😛 Tuy nhiên nếu bạn tham gia các môn đối kháng và có thể có lực tác động mạnh vào vùng cấy que thì cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước nhé.

  1. Ở Việt Nam có thể cấy que ở đâu và giá bao nhiêu tiền?

Tại Việt Nam hiện nay bạn có thể cấy que ở các bệnh viện phụ sản tại Hà Nội và TP. HCM hoặc các phòng khám sản phụ khoa có cung cấp dịch vụ này. Giá của que cấy (bao gồm dịch vụ cấy que) sẽ dao động trong khoảng 3 – 4 triệu đồng.

Trải nghiệm của mình: Mình cấy que tại phòng khám Marie Stopes tại Hà Nội và TP. HCM. Vào năm 2015 mình làm thì khi đó còn có trợ giá của Liên hợp quốc nên chỉ khoảng hơn 1 triệu, nhưng sau đó đến 2019 thì giá đã hơn 3 triệu.

  1. Ai không nên dùng que cấy tránh thai?
  2. Nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ mình đang mang thai
  3. Nếu bạn không muốn chu kỳ kinh nguyệt của mình biến mất hoặc thay đổi
  4. Nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tránh thai của que cấy
  5. Chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệ tình dục
  6. Bị các bệnh liên quan đến mạch máu hoặc có tiền sử bệnh tim hoặc đột quỵ
  7. Bị bệnh gan
  8. Bị ung thư vú hoặc đã từng có ung thư vú

Mình có thể yêu màu hồng, dốt toán, không thích lái xe… nhưng mình sẽ cất tiếng nói để mọi phụ nữ được tự do là tất cả những gì họ muốn.

Chủ đề