Các bước chính xây dựng nhà ở cần tuân theo quy định sau

Các bước xây dựng nhà ở gồm những công đoạn chính nào? Việc xác định rõ các bước giúp bạn không gặp nhiều khó khăn và sai sót khi tiến hành xây nhà.
Việc nắm rõ các bước xây dựng nhà ở giúp gia chủ không bị bối rối hoặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây nhà. Bên cạnh đó là hạn chế được các sai sót không thể thay đổi được, tránh ảnh hưởng tới không gian sống. Vậy quá trình xây nhà gồm những bước nào? Hãy cùng tham khảo rõ hơn trong bài viết sau nhé.

Những bước cần thiết để xây nhà


Bước 1: Xác lập kế hoạch xây nhà
Lập kế hoạch là điều đầu tiên bạn cần thực hiện trong các bước xây dựng nhà ở. Công đoạn này được thể hiện qua việc lập kế hoạch tài chính, tìm hiểu pháp lý và xin cấp giấy phép xây dựng. Kế hoạch tài chính cụ thể Xây dựng một kế hoạch tài chính trước khi xây nhà giúp bạn kiểm soát được số tiền mình cần bỏ ra là bao nhiêu. Đồng thời tính toán được phát sinh và không gặp tình trạng khó khăn, cạn tiền khi đang xây dựng dở dang. Hoặc vắt kiệt sức để trả nợ khi nhà xây xong. Các loại chi phí cần tính gồm: - Chi phí xây dựng cơ bản như nguyên vật liệu, tư vấn thiết kế, thi công xây dựng và chi phí giám sát. Trong đó, chi phí xây dựng là lớn nhất, được tính theo đơn vị m2 mặt sàn xây dựng nhân đơn giá trên 1m2.  Bạn nên yêu cầu đơn vị thiết kế lập đơn giá chi tiết các hạng mục để nắm rõ hơn về các khoản cần bỏ ra. - Chi phí phát sinh, dự trù khoảng 10 – 15% để xử lý những yếu tố nảy sinh trong quá trình xây nhà.

- Chi phí trang trí nội thất dùng để mua đồ dùng hoặc trang trí thẩm mỹ thêm cho ngôi nhà. Chúng bao gồm việc mua thiết bị nhà tắm, nhà bếp, phòng khách hoặc đồ gia dụng khác.

Chuẩn bị về pháp lý - Tìm hiểu các vấn đề về pháp lý liên quan tới đất đai và xây dựng. Đồng thời chuẩn bị các thủ tục cần thiết để tránh các phiền toái khi tiến hành xây dựng nhà.

- Tiến hành xin cấp giấy phép xây dựng, chuẩn bị giấy tờ và hồ sơ có liên quan để không xảy ra các vấn đề vè pháp lý. Chủ nhà có thể tự chuẩn bị hoặc nhờ nhà tư vấn, nhà thầu chuẩn bị giùm.

Các bước chính xây dựng nhà ở cần tuân theo quy định sau

Xin phép xây dựng là một phần không thể thiếu

Bước 2: Lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế
Vai trò của một nhà tư vấn thiết kế đối với công trình nhà ở là cực kì quan trọng. Trong các bước xây dựng nhà ở thì không thể bỏ qua yếu tố này. Trên thực tế, chủ nhà có thể tự thiết kế ngôi nhà của mình nhưng điều này rất khó khả thi nếu bạn không có chuyên môn, kinh nghiệm. Vai trò của nhà tư vấn thiết kế: - Thiết lâp mặt bằng cơ cấu một cách chặt chẽ, khoa học và mạch lạc, phù hợp với công năng sử dụng.

- Tạo nên một ngôi nhà đạt tính thẩm mỹ cao, đúng yêu cầu và sở thích cá nhân. Bên cạnh đó phải phù hợp với cảnh quan môi trường đô thị xung quanh, công nghệ về xây dựng và vật liệu tiên tiến nhất, khẳng định phong cách riêng của chủ nhà.

Các bước chính xây dựng nhà ở cần tuân theo quy định sau

Lựa chọn nhà tư vấn thiết kế để sở hữu một ngôi nhà như mong ước

Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ xây dựng, lựa chọn nhà thầu thi công
Trong các bước xây dựng nhà ở thì việc chọn nhà thầu thi công uy tín cũng rất cần thiết. Nhà thầu phải làm với chất lượng tốt, giá cả hợp lý và thời gian thi công nhanh. An toàn lao động được đảm bảo. Tuy vậy, việc tìm kiếm là điều không dễ chút nào. Sau khi đã chọn được nhà thầu rồi thì chủ nhà chuyển hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công để nhà thầu xem và góp ý. Việc thống nhất giữa nhà tư vấn thiết kế, nhà thầu và chủ nhà sẽ tạo điều kiện để công trình khởi công tốt đẹp hơn. Tiếp đến là ký hợp đồng thi công.

Bước 4: Chuẩn bị các thủ tục để khởi công

Xây nhà là một trong ba việc quan trọng của đời người. Để các thành viên trong gia đình sống khỏe mạnh, may mắn thì gia chủ cần tuân theo các nghi thức về phong thủy, ngày tốt, tránh ngày xấu,...Chọn giờ hoàng đạo để làm lễ động thổ, cúng Thần Đất để làm nhà trên mảnh đất đó.

Bước 5: Thi công


Trước khi thi công, chủ nhà thông báo ngày khởi công đến cơ quan cấp phép trước 7 ngày. Sau đó là ghi nhận lại hiện trạng công trình lân cận, giám sát thi công, tiến hành thi công phần thô. Cuối cùng là thi công hoàn chỉnh ngôi nhà.

Các bước chính xây dựng nhà ở cần tuân theo quy định sau

Chủ nhà cần giám sát thi công trong quá trình xây thô và hoàn thiện ngôi nhà

Bước 6: Nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng
Khi đã hoàn tất các bước xây dựng nhà ở, chủ nhà và nhà thầu tiến hành quyết toán theo hợp đồng đã ký và bàn giao công trình. Lúc bàn giao thì bên thi công phải dọn dẹp mặt bằng, giao lại hồ sơ và các vấn đề liên quan.

Các bước chính xây dựng nhà ở cần tuân theo quy định sau

Nghiệm thu và bàn gia công trình

Xây dựng Gia Long – Đơn vị tư vấn thiết kế và thi công xây dựng hàng đầu tại thành phố Hồ Chí Minh. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, sở hữu đội ngũ kiến trúc sư và kĩ sư đầy sáng tạo, nhiệt huyết, Gia Long đã thực hiện hàng trăm dự án. Xây nhiều công trình lớn nhở tạo được sự tin tưởng và làm hài lòng mọi khách hàng.
Bài viết vừa cung cấp thông tin về các bước xây dựng nhà ở. Dựa vào những thông tin trên, việc xây nhà không còn là điều quá khó khăn nữa. Để tìm hiểu thêm dịch vụ tại Gia Long, quý khách có thể xem thêm nhiều bài viết tại website của chúng tôi. Hoặc gọi điện thoại cho chúng tôi qua số: 0902 469 379 để được tư vấn.

SỰ HÀI LÒNG CỦA QUÝ KHÁCH _ LÀ THÀNH CÔNG CỦA CHÚNG TÔI

Xây nhà là một việc lớn của mỗi gia đình, việc xây nhà sẽ tốn rất nhiều tiền bạc, thời gian, công sức của mỗi gia chủ. Trước khi bắt tay vào xây nhà, các gia chủ sẽ phải tìm hiểu xem vậy thì “Quy trình xây dựng một ngôi nhà như thế nào? Tuần tự sẽ gồm có những công việc gì?” Để từ đó các gia chủ có thể lên kế hoạch chi tiết nhất để hoàn thành đúng tiến độ, chuẩn bị ngân sách và có kế hoạch giám sát chi tiết nhất. Bài viết dưới đây nêu chi tiết quy trình các bước để xây dựng một ngôi nhà từ A-Z.

1: Trước khi xây dựng

  1. Lên ý tưởng về cấu trúc ngôi nhà muốn xây.
  2. Tìm thiết kế và thiết kế nhà
  3. Xin giấy phép xây dựng
  4. Tham khảo và bắt đầu tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu ( Công viêc này sẽ diễn ra suốt quá trình xây nhà)
  5. Tham khảo và tìm kiếm các đội thợ (thợ dỡ nhà, thợ xây nhà, thợ điện nước… hoặc 1 đội thợ có thể làm hết)
  6. Tìm kiếm nhà trọ (nếu các gia chủ muốn xây lại nhà đang ở)
  7. Dọn đến chỗ ở tạm.

2: Chuẩn bị mặt bằng

  1. Phá dỡ nhà cũ (nếu có).
  2. Tập kết nguyên vật liệu (nếu không có mặt bằng có thể gửi lại tại kho của nhà cung cấp và gọi hàng theo đợt).
  3. Làm lán trại cho công nhân.
  4. Làm hàng rào che chắn, vách ngăn và bạt phủ cho công trình, đảm bảo an toàn cho mọi người và tài sản xung quanh.
  5. Chuẩn bị nguồn điện và nước sẵn sàng cho thi công, có điện có nước mới làm cốp pha, sắt thép, trộn vữa, bê tông được cho nên nhất định phải chuẩn bị trước. Nhà ai thay tên đổi chủ đồng hồ điện nước cũng nên làm việc trước với bộ phận chuyên trách tại chính quyền địa phương.

3: Tiến hành xây dựng

3.1: Phần ngầm và xây thô

Đây là phần cực kì quan trọng vì nó là phần khung xương cuả mỗi ngôi nhà.Trong công đoạn này điều quan trọng là làm sao để các công việc đi đúng hướng và chuẩn bị tiền bạc đầy đủ, tránh tình trạng chưa đến chợ đã hết tiền.

  1. Động thổ, đào móng, đóng cọc tre, cọc gỗ, cọc cát… hay ép cọc bêtông.
  2. Làm phần móng, hầm nhà, đường cống, đường thoát nước, bể nước, bể phốt và các công trình ngầm.
  3. Làm khung nhà: cốp pha, sắt thép, đổ bê tông cột dầm sàn các tầng
  4. Xây thô và chạy đường ống điện, nước, internet, chèn khuôn cửa…
  5. Làm mái.

3.2: Hoàn thiện

Nhiều gia chủ nghĩ khi làm đến đây, công việc đã nhẹ nhàng hơn, tuy nhiên thực tế cho thấy phần hoàn thiện lại là phần tốn nhiều thời gian và tiền bạc nhất. Các gia chủ nên tính toán, cân đối các phần trang trí trong ngôi nhà nếu ngân sách không cho phép.

Các bước chính xây dựng nhà ở cần tuân theo quy định sau

  1. Trát ngoài, trát trong
  2. Lát nền, đóng trần.
  3. Làm mộc: cửa chính, cửa sổ, bếp, cầu thang.
  4. Sơn trong, ngoài và chống thấm.
  5. Lắp đặt các thiết bị đèn, máy lạnh, bồn nước…
  6. Lắp đặt thiết bị vệ sinh.
  7. May màn, rèm cửa chính và cửa sổ.
  8. Mua sắm các trang thiết bị nội thất khác như sofa, tivi, tủ lạnh, máy lạnh…
  9. Rà soát và yêu cầu nhà thầu sửa chữa những chỗ có sai sót.
  10. Làm vệ sinh nhà sạch sẽ trước khi dọn đến ở.

3.3: Phần sân vườn:

Đó là một phần trong kiến trúc nhà ở, quyết định vẻ đẹp của ngôi nhà trước khi bước vào các không gian sinh hoạt bên trong.

  1. Trang trí hiên nhà, cổng , tường rào
  2. Lát nền sân vườn.
  3. Tạo hồ nước, tiểu cảnh, bồn hoa.
  4. Trồng thảm cỏ, cây xanh.

4: Giám sát quá trình xây dựng và nghiệm thu

Đây là một công việc sẽ song song với quá trình xây dựng để đảm bảo công trình theo đúng tiến độ, chât lượng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho gia chủ.

4.1: Giám sát

Gia chủ có thể trực tiếp làm nhiệm vụ giám sát (nếu có thời gian và kiến thức), hoặc nhờ người thân đáng tin cậy hay thuê các công ty giám sát có uy tín.

  1. Thường xuyên theo dõi chất lượng thi công của nhà thầu. Kiểm tra vật tư có đúng mẫu mã, chất lượng, quy cách hàng như đã đặt trước đó.
  2. Kiểm tra số lượng vật tư cần thiết có đủ cho tiến độ công trình.
  3. Thúc đẩy thi công nhằm bảo đảm tiến độ.
  4. Thường xuyên kiểm tra công tác thực hiện an toàn lao động.

4.2: Nghiệm thu

Chủ nhà, nhà thầu xây dựng và nhà thầu tư vấn thiết kế phải tổ chức nghiệm thu, lập biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng trước khi đưa công trình vào khai thác sử dụng.

  1. Nghiệm thu theo từng hạng mục.
  2. Lập bảng thống kê để dễ theo dõi.
  3. Các bên có liên quan phải có trách nhiệm sửa chữa và khắc phục nếu có sự cố.
  4. Biên bản nghiệm thu là cơ sở thanh toán cho nhà thầu.
  5. Các bộ phận bị che khuất của công trình (ví dụ hầm, hố, đường ống nước, điện âm tường…) phải được nghiệm thu và làm bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.

Đó chính là quy trình xây dựng và giám sát xây dựng một ngôi nhà hoàn chỉnh. Hy vọng bài viết giúp ích cho cô chú, anh chị trong quá trình xây ngôi nhà như ý của gia đình.

Bài viết được bảo trợ bởi Công ty chuyên xây dựng nhà trọn gói Ferio Việt Nam