Cá trê trắng đâm làm sao hết nhức

Mới đây, tại thành phố Huế đã xảy ra một sự việc rất hy hữu: Một phụ nữ 68 tuổi bị cá ngát đâm dẫn đến tử vong. Câu chuyện này khiến các bà nội trợ hàng ngày đi chợ, mua cá về làm bữa cơm hết sức lo lắng. Vậy phải làm gì khi chúng ta bị cá đâm trước khi quá muộn?

Tháo khớp ngón tay vì cá ngát đâm

Theo các bác sỹ, khi cá ngát đâm vào người, nếu không sơ cứu kịp thời, nọc độc của cá sẽ thấm sâu vào trong cơ thể khiến sức khỏe bệnh nhân diễn biến rất nhanh theo chiều hướng xấu, có thể dẫn đến tử vong.

Bà Nguyễn Thị Quyên, 56 tuổi, người bạn cùng kiệt 38 Lê Thánh Tôn với bà Nguyễn Thị Huệ (người đã tử vong do bị cá đâm ngày 6/9), cho biết: “Ngay sau khi bà Huệ bị cá đâm dẫn đến chết, người dân ở chợ Xép (TP. Huế) rất hoang mang, nên chúng tôi cho rằng để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra, các bà mẹ nên cẩn thận khi chọn mua thức ăn cho bữa cơm gia đình. Quan trọng hơn nữa là các mẹ không nên ăn loại cá này, tôi thấy loài cá nóc đã độc, cá ngát này còn độc hơn”.

Theo bà Quyên, cách đây 2 ngày, khi thấy bà Huệ bị cá đâm phải nhập viện, một người bán cá ở chợ Xép sau khi bị cá đâm đã dùng vải ca rô thắt chặt lại điểm bị cá đâm. Sau đó người này đã vào cơ sở y tế gần nhất để tháo khớp ngón tay, may mắn được sống sót.

Đám tang bà Nguyễn Thị Huệ - một nạn nhân của cá ngát

Thầy thuốc ưu tú, thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Hân, Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết: “Trường hợp người chết do bị cá ngạt đâm thi thoảng cũng có, nhưng rất ít. Trong họ cá ngát có nọc rất độc và tập trung nhiều ở những đầu ngạnh. Tuy nhiên, một số loại cá thông thường mà chúng ta hay ăn cũng có thể chứa độc tố, ví dụ như cá trích, cá ngừ, cá chình, cá mòi đường…”.

Theo bác sĩ Hân, tùy theo cấu tạo, nhiều loại cá như cá mập, cá ngát, cá ngạnh, cá bò, cá đuối có chất độc ở gai bảo vệ, ở vây lưng, vây bụng, ngực hay mang...  Khi bị gai (ngạnh) cá này đâm vào cơ thể, vị trí bị đâm trúng thường bị sưng tấy, mưng mủ, đau nhức, toàn thân sốt. Sẽ rất nguy hiểm khi độc tố do cơ thể cá bài tiết qua chỗ bị đâm rồi thấm sâu vào trong cơ thể.  Khi chất độc thấm vào cơ thể sẽ tác động lên hệ thần kinh, hệ tim mạch, làm liệt cơ và có thể dẫn đến tử vong.

Chợ vắng bóng cá ngát

Sau khi báo chí đăng tải thông tin về cá ngát đâm chết người, sáng nay (7/9), khảo sát tại các chợ Đông Ba, Bến Ngự, An Cựu… ở thành phố Huế chúng tôi ghi nhận cá ngát đã vắng bóng trên các sạp thủy hải sản.

Chị Lan, chủ một quầy cá ở chợ Xép, thành phố Huế nói: "Ngay sau khi nghe thông tin có người chết vì bị cá ngát đâm trúng, chúng tôi đã không còn bán cá này nữa. Trước đó, cũng có 2 quầy bán cá ngát tại chợ, tuy nhiên loài cá này rất hiếm, tùy theo từng đợt nên không bán thường xuyên.

Chợ Xép (phường Thuận Lộc, thành phố Huế) sang nay đã vắng bóng loại cá ngát

Theo các bác sỹ bệnh viện Trung ương Huế, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp bị ngộ độc cá dẫn đến tử vong là do ăn phải trứng cá, bởi vì nhiều loài cá có chất độc ở bộ phận sinh dục như cá nóc báo, các nóc nhím, cá bẹ, cá trích, cá chình, cá mòi đường. Ngoài ra, cá còn rất độc có thể do các vi sinh vật ký sinh trên cá. Trên thân các loài cá như cá tầm, cá hồi... thường có loại vi khuẩn clostridium botulinum, khi ngộ độc do botulinum có thể dẫn đến tử vong.   

Các vi sinh vật có hại, sinh độc tố gây độc cho cơ thể thường phát triển mạnh khi cá chết nên các bà nội trợ cần đặc biệt chú ý khi chế biến thức ăn, đặc biệt là khi ăn cá biển.  

Một số loài cá sống ở sông ngòi, kênh rạch có chứa trong thịt và gan, mật các chất độc do cá ăn phải trong quá trình sinh sống. Ví dụ như cá ăn phải hạt mã tiền rơi từ trên cây dọc hai bờ sông, hoặc rong rêu độc, nếu ăn trúng con cá này sẽ bị ngộ độc theo... Theo lời khuyên của các bác sỹ, để tránh bị ngộ độc cần phải nhận dạng cá rồi mới làm sạch và chế biến. Đối với các loài cá lạ, khó phân biệt, cần bỏ hết các cơ quan nội tạng. 

Theo bác sỹ Nguyễn Hân, điều quan trọng nhất khi chẳng may có dấu hiệu bị ngộ độc, cần nhanh chóng nhập viện cấp cứu, kết hợp với các biện pháp gây nôn để loại chất độc ra khỏi cơ thể. Còn khi bị cá tấn công, cần nhanh chóng nặn hết máu, xối nước sạch vào vị trí bị thương và nhập viện cấp cứu để các bác sỹ có hướng xử trí kịp thời nhằm tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Ngoài ra, kinh nghiệm dân gian cũng cho thấy, khi bị cá ngát đâm (trong trường hợp được các bác sỹ xác định với mức độ nhẹ), có thể dùng ít nước nhớt nơi cổ họng con gà mái đang ấp trứng thoa lên vết thương 3 - 5 lần/ngày hoặc ăn chè nếp thì có thể giảm đau ở vị trí bị tấn công...

Cá ngát là một họ cá da trơn có tên khoa học là Plotosidae với đuôi kéo dài giống như đuôi lươn. Trông bề ngoài giống con cá trê. Các loài cá này có nguồn gốc từ Ấn Độ Dương và miền tây Thái Bình Dương, từ Nhật Bản tới Australia. Phần lớn các loài có 4 râu. Một số loài trong họ này có thể gây ra những vết thương nguy hiểm cho con người, nọc từ cú chích của Plotosus lineatus có thể gây ra tử vong.

Lấy độc trị độc là phương pháp điều trị bệnh rất độc đáo, được dân gian áp dụng từ lâu. Bài viết xin chia sẻ đến quý vị phương pháp điều trị bệnh hết sức độc đóa này.

Việc dùng chính tác nhân gây bệnh để điều trị bệnh đã được ông bà tôi áp dụng từ lâu qua mẹo vặt điều trị trúng thực hàng ngày. Có lần, khi cả nhà tôi đang ăn mít thì cha tôi cười nói: “Tính ra trái mít là hữu dụng nhất, chỉ có cái cùi chính giữa là bỏ đi thôi”. Tôi hỏi vặn lại: “Cái vỏ mít thì ăn làm sao được?”. Ông cười và trả lời rằng: “Sao lại không dùng được? Ăn mít bị trúng thực thì lấy vỏ mít mà trị!”. Tôi cười và cứ nghĩ rằng cha tôi nói cho vui vậy thôi. Thế rồi đến một ngày tôi thấy mẹ tôi sau khi ăn mít và bị bội thực đã dùng vỏ mít để chữa trị thật. Bà róc một lớp vỏ trái mít chín cỡ bằng gang tay rồi đem nướng khét đen thành than, sau đó tán mịn rồi hòa vào nước. Lát sau, phần cặn than lóng lại và bà lấy phần nước (khoảng hơn nửa chén) để uống. Thế là mẹ tôi hết trúng thực. Tôi hỏi thêm vài người nữa thì họ bảo: “Phải rồi. Trúng thực cái gì thì đốt cái đó thành than rồi lóng lấy nước uống. Trúng thực cam, quýt thì nướng vỏ cam, quýt. Trúng thực cơm thì vắt cục cơm rồi nướng cho khét đen luôn.” “Còn nếu không nhớ là trúng thực món gì thì sao?” – Tôi thắc mắc. – “Thì ăn rau quế sống”.

Như vậy đó nhưng tôi vẫn bán tín bán nghi. Tuy nhiên, nếu liên hệ với nhiều người ngắt đuôi cá chốt, cá trê để đắp lên vết thương do gai cá chốt, cá trê đâm (gây đau nhức) thì tôi cũng đặt vấn đề: nếu cách “lấy độc trị độc” không hiệu quả thì tại sao nhiều người vẫn còn sử dụng đến ngày nay?

BIỆN PHÁP “LẤY ĐỘC TRỊ ĐỘC”

Có thể thấy, con người vẫn luôn nỗ lực để điều trị bệnh bằng cách tận dụng thiên nhiên. Trong đó, xu hướng lợi dụng dược tính của thực vật, động vật, khoáng vật nhằm chữa bệnh cũng ngày càng trở nên phổ biến.

Biểu hiện thứ nhất là xu hướng tận dụng chức năng, đặc tính có lợi của sinh vật để điều trị bệnh. Chúng ta có thể thấy điều này qua phương pháp điều trị vảy nến bằng cách cho cá Garra Rufa (hay còn gọi là “cá bác sĩ”, nhỏ bé, không có răng) ăn da chết của người bệnh hay liệu pháp điều trị bỏng bằng cách đắp da cá rô phi (đã bỏ vảy, mô thừa, khử mùi tanh, loại bỏ các chất độc hại…) nhằm cung cấp protein cho da, giảm nhiễm trùng và giúp vết bỏng mau lành.

Biểu hiện thứ hai là việc sử dụng độc tính từ sinh vật (ở liều lượng phù hợp) để “lấy độc trị độc” qua nhiều dạng thức khác nhau. Ở đây cũng cần nói đến liệu pháp “vi lượng đồng cân” (Homeopathy) qua cách sử dụng các chế phẩm được pha loãng có khả năng gây ra các triệu chứng giống như triệu chứng của căn bệnh cần chữa (liệu pháp này vẫn còn gây nhiều tranh luận trái chiều).

Việc “lấy độc trị độc” có thể thấy qua cách dùng chính tác nhân gây bệnh để điều trị bệnh mà chúng tôi vừa đề cập qua mẹo vặt trị trúng thực trên đây hay như cách ăn loại thức ăn gây nên dị ứng với liều lượng ít và trong tầm kiểm soát (được xem như liệu pháp miễn dịch bằng đường miệng trong điều trị dị ứng thực phẩm).

Theo báo Thanh niên online, tại bệnh viện nhi đồng John Hopkins đã thử nghiệm thành công trên 55 trẻ em dị ứng nặng với lòng trắng trứng bằng cách cho ăn bột trứng.

Bên cạnh đó, người ta cũng có thể “lấy độc trị độc” qua cách dùng độc tính ở liều lượng phù hợp để khắc chế, tiêu trừ bệnh. Biện pháp này có thể thấy qua việc dùng nọc độc của rắn ở liều lượng rất nhỏ trong điều trị viêm khớp hay dùng gan cóc tía để điều trị sưng, viêm dưới dạng cao; dùng nấm cựa gà trong điều trị Parkinson và chứng đau nửa đầu…

(Tuyết Nhi)

Your browser is no longer supported. Update it to get the best YouTube experience and our latest features. Learn more

Remind me later

Video liên quan

Chủ đề