Ca sĩ hát phòng trà hát nhạc usuk là ai?

Lệ Quyên là một trong những ca sĩ hàng đầu tại Việt Nam. Giọng ca của cô được nhiều bộ phận khán giả yêu mến. Nữ hoàng phòng trà – ca sĩ Lệ Quyên bao nhiêu tuổi và sự nghiệp âm nhạc của cô như thế nào?

1. Ca sĩ Lệ Quyên bao nhiêu tuổi?

Ca sỹ Lệ Quyên (sinh ngày 2 tháng 4 năm 1981) là nữ ca sĩ nổi tiếng trong nền âm nhạc Việt Nam. Tính đến nay là 38 tuổi.

2. Ca sỹ Lệ Quyên quê ở đâu?

Cô sinh ra tại thủ đô Hà Nội trong một gia đình giàu truyền thống giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, ba là văn công và mẹ là nghệ sĩ hát chèo. Ngay từ nhỏ, ca sỹ Lệ Quyên đã sớm bộc lộ năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc, cô biết hát chèo và có niềm đam mê với ca hát. Cô thi đỗ vào hai trường Nhạc viện Hà Nội và Đại học Văn hóa Hà Nội, Lệ Quyên quyết định lựa chọn Đại học Văn hóa Hà Nội ((lớp Âm nhạc, khoa Văn hóa quần chúng) là nơi học hỏi và trau dồi kiến thức chuyên môn về âm nhạc. 

Ca sĩ Lệ Quyên năm nay bao nhiêu tuổi?

Ca sỹ tốt nghiệp trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Năm đầu vào đại học, cô đã tham gia giao lưu văn hóa với các lớp trong khoa Văn hóa quần chúng và đã giành được giải nhất. Có thể nói, chính giải thưởng và cuộc thi này đã đánh dấu bước ngoặt lớn trên con đường ca hát của cô. Đó cũng chính là giải thưởng và là cuộc thi duy nhất mà ca sĩ Lệ Quyên tham gia mãi cho đến thời điểm hiện tại. Lệ Quyên là nữ ca sĩ được khán giả yêu thích mến mộ tại Việt Nam. Đặc biệt tại các phòng trà, café, chính vì vậy mọi người đặt cho cô biệt danh rất dễ thương “ Nữ hoàng phòng trà”.

3. Sự nghiệp âm nhạc của ca sỹ Lệ Quyên

Lệ Quyên được khán giả biết đến bởi các hoạt động âm nhạc nghiêm túc, chuyên nghiệp và được đầu tư kỹ lưỡng với dòng nhạc nhẹ, nhạc xưa từ khi chính thức khởi nghiệp vào thập niên 2000. Cô ca sỹ ghi dấu ấn sâu sắc với khán giả ở nhiều dòng nhạc khác nhau và thành công với các nhạc phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Vũ Thành An, Trịnh Công Sơn, Thái Thịnh, Lam Phương

Bằng chất giọng trầm và khỏe ít ai có được, Lệ Quyên đã thành công với nhiều ca khúc sau đó như Giấc mơ có thật, Thôi đừng chiêm bao, Trăng chiều, Hãy trả lời em… Với album “Giấc mơ có thật” năm 2005 đã đánh dấu bước đi quan trọng trong sự nghiệp âm nhạc của Lệ Quyên. Lần lượt sau đó là album “Mắt biếc” cùng sự hợp với Nguyên Thảo và Xuân Phú để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.

Những bài hát ca sĩ Lệ Quyên được đánh giá ngọt ngào, sâu lắng

Xem thêm: Ca sĩ Quang Lê sinh năm bao nhiêu? Sơ lược tiểu sử của Quang Lê

Liên tục các năm tiếp theo, Quyên cho ra mắt những album ca nhạc với sự sâu lắng, nồng nàn trong từng hơi thở, từng cái phát âm và từng nét ngân giọng vô cùng đặc trưng của cô làm đốn tim khán giả: “Như giấc chiêm bao”, “Nếu như ngày đó”, “Tình khúc yêu thương”, “Khúc tình xưa”, “Để nhớ một thời ta đã yêu”, “Mùa thu vàng”, “Tình khôn nguôi” …  Cô còn kết hợp song ca cùng nhiều đồng nghiệp nghệ sỹ để tạo ra những bản hit bất hủ.

Với tâm huyết dành cho âm nhạc nghệ thuật, với tình yêu sâu sắc dành cho khán giả, Lệ Quyên luôn cố gắng đem lại cho khán giả những tác phẩm nghệ thuật đầy ý nghĩa và chất lượng, thể hiện bởi giọng ca nồng nàn đặc trưng của cô.

4. Các giải thưởng ca sỹ Lệ Quyên đã đạt được

  1. Ca sĩ triển vọng Làn Sóng Xanh 2005
  2. Ca khúc được khán giả yêu thích nhất Làn Sóng Xanh 2005 – Hãy trả lời em (Tuấn Nghĩa)
  3. Album của năm 2010 – Khúc tình xưa
  4. Top 5 ca sĩ được yêu thích nhất Làn Sóng Xanh 2010
  5. Nghệ sĩ của năm Báo Tiếp thị & Gia đình 2013
  6. Nghệ sĩ của năm Zing Music Awards 2013
  7. Top Gold Làn Sóng Xanh 2014
  8. Top Gold Làn Sóng Xanh 2015
  9. Album của năm 2015 – Khúc tình xưa 3 – Đêm tâm sự
  10. Ca khúc mang âm hưởng dân ca được yêu thích nhất Zing Music Awards 2016 – Duyên phận (Thái Thịnh)
  11. Album của năm Zing Music Awards 2016 – Lệ Quyên & Thái Thịnh – Còn trong kỷ niệm

Ca sĩ Lệ Quyên bao nhiêu tuổi?

5. Đời sống riêng tư của Lệ Quyên

Ca sỹ Lệ Quyên kết hôn cùng nhạc sỹ Đức Huy – ông chủ của một phòng trà Không Tên nổi tiếng ở Sài Gòn vào ngày 01/01/2011 trong niềm hạnh phúc, ấm cúng và quây quần bên người thân và bạn bè. Có thể thấy hôn nhân của nữ ca sỹ “Giấc mơ có thật” bên người chồng đại gia và con trai kháu khỉnh khiến khán giả thật ngưỡng mộ bởi một cuộc sống bình dị và không quá phô trương, ồn ào.

6. Các hoạt động từ thiện  

Lê Quyên là một trong những nghệ sỹ rất tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, từ thiện nhằm chia sẻ, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Cô cùng đồng nghiệp tốt chức nhiều đêm nhạc nhằm quyên góp tiền ủng hộ người nghèo: Tình nghệ sĩ 1, Tình nghệ sĩ 2, Tình nghệ sĩ 3

Lệ Quyên là nữ ca sĩ hát tình ca hay nhất làng nhạc Việt hiện nay. Qua bài viết hy trên hy vọng đã giúp bạn đọc tìm hiểu thêm về ca sĩ Lệ Quyên bao nhiêu tuổi cũng như thành công trong nghệ thuật của Nữ hoàng phòng trà.

Phòng trà ca nhạc là một hình thức biểu diễn và thưởng thức âm nhạc, các khán giả tới phòng trà để nghe ca sĩ hát. Phòng trà ca nhạc xuất hiện đầu tiên ở Hà Nội sau khi tân nhạc xuất hiện. Nó thay thế cho các quán cô đầu, nơi thưởng thức hát ả đào trước đó. Tại các nước phương Tây cũng có những hình thức tương tự phòng trà ca nhạc như cabaret, café-concert.

Phòng trà ca nhạc đầu tiên là Quán Nghệ sĩ, mở ở đường Bờ Hồ, Hà Nội năm 1946. Đây là nơi gặp gỡ của nhiều nhạc sĩ khi đó như Nguyễn Xuân Khoát, Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh... Không chỉ tân nhạc, phòng trà này còn trình diễn cả các nhạc phẩm cổ điển. Sau Quán Nghệ sĩ, một số phòng trà khác cũng được mở: Thăng Long ở phố Hàng Bông, Tuyết Sơn ở phố Thợ Nhuộm, Thiên Thai ở phố Hàng Gai.

Trong hồi ký của mình, Phạm Duy viết:

Quán Nghệ sĩ ở đường Bờ Hồ, do tay violonist số một là Nguyễn Văn Giệp điều khiển. Có nam ca sĩ Mai Khanh thường tới hát bài Bên hồ liễu. Nữ ca sĩ Bùi Thị Thái, người vợ tương lai của ông Quản Liên, trưởng ban Quân nhạc Lính Khố Xanh thì chuyên hát bài Con chim lạc bạn. Thỉnh thoảng có Dương Thiệu Tước tới đánh guitare hawaienne và có Thẩm Oánh tới để làm xướng ngôn viên.

Ở phố Hàng Bông, có phòng trà Thăng Long với các nhạc sĩ Đỗ Thế Phiệt, Nguyễn Khắc Cung, Lương Ngọc Châu, Vũ Anh Thường. Phòng trà này do ông Đinh Văn Tiệp, một thương gia thời đó làm chủ. Tại phố Hàng Bông Thợ Nhuộm, có phòng trà Tuyết Sơn với Vũ Thành thổi sáo. Trong đám nam ca sĩ lúc đó, tôi cho rằng Kim Tiêu là người hát hay nhất. Trong khi tôi còn vác bài Buồn tàn thu đi lưu diễn ở trong Nam thì ở Hà Nội, chính nhờ ở giọng hát của Kim Tiêu mà những bài Thiên Thai, Trương Chi của Văn Cao được nổi tiếng.

Một thằng bạn của tôi tên là Đặng Trần Vận mở ra ở phố Hàng Gai một phòng trà lấy tên là Thiên Thai, cái tên được đặt ra như vậy là vì tất cả dân chúng lúc đó đang ở trong tầm ảnh hưởng của bài hát rất trữ tình của Văn Cao.

Tiếp đó, tại Huế cũng xuất hiện một số phòng trà, nổi tiếng hơn cả là Tam Tinh với giọng ca Ngọc Cẩm. Chiến tranh Việt-Pháp nổ ra, các phòng trà ca nhạc đều đóng cửa.

Năm 1954, nhiều nhạc sĩ, ca sĩ miền Bắc tới Sài Gòn định cư. Nền tân nhạc ở miền Nam thời kỳ này đa dạng với nhiều dòng nhạc dành cho nhiều tầng lớp khán giả. Thị trường âm nhạc sôi động cùng những ca sĩ nổi tiếng giúp các phòng trà bước vào thời kỳ hoàng kim. Tới phòng trà nghe nhạc là một nét văn hóa của Sài Gòn khi đó. Những phòng trà được mở ra khắp nơi. Có thể kể tới một số như Văn Cảnh trên đường Calmete, Đức Quỳnh đướng Cao Thắng, Anh Vũ đường Bùi Viện... Đến khi tổng thống Ngô Đình Diệm cấm khiêu vũ thì một số vũ trường cũng biến thành phòng trà như Tự Do, Baccara... Thời kỳ đó, Sài Gòn có 5 phòng trà nổi danh nhất là Queen Bee, Tự Do, Ritz, Maxim's, Đêm Màu Hồng với các ban nhạc tên tuổi và các giọng ca ngôi sao.

Phòng trà Đêm Màu Hồng với ban Thang Long, ban nhạc gia đình gồm Thái Thanh, Hoài Bắc (tức Phạm Đình Chương), Hoài Trung, Thái Hằng. Tên phòng trà cũng được đặt theo tên một ca khúc của Phạm Đình Chương. Queen Bee, Tự Do, Maxim's nổi tiếng với các giọng ca của Khánh Ly, Lệ Thu. Ritz có ban nhạc The Dreams với ca sĩ Julie Quang, ông chủ phòng trà Jo Marcel cũng là một ca sĩ. Về sau Khánh Ly cũng mở một phòng trà mang tên mình.

Một loại phòng trà ca nhạc khác nữa là phòng trà sinh viên. Trong khi các phòng trà nổi tiếng là nơi dành các khán giả cao cấp thì phòng trà sinh viên do sinh viên mở ra và để dành cho chính họ. Trong số đó có Quán Văn với Khánh Ly và Trịnh Công Sơn thời kỳ đầu sự nghiệp.

Những nhạc công biểu diễn ở phòng trà cũng có các nhạc sĩ nổi tiếng, như Nguyễn Ánh 9 thường đệm dương cầm cho các ca sĩ Khánh Ly, Thái Thanh. Cũng có một vài giọng ca hàng đầu của Sài Gòn khi đó như Duy Trác, Sĩ Phú hầu như không xuất hiện ở phòng trà. Ngoài Sài Gòn, còn có những phòng trà ở Đà Lạt và một số thành phố khác.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, các phòng trà của Sài Gòn đều đóng cửa.

Sau một thời gian gián đoạn, tại Thành phố Hồ Chí Minh, một số phòng trà được mở cửa trở lại. Thời gian đầu, các phòng trà vẫn mang tính chất sang trọng, giá đồ uống cao và trình diễn những bản nhạc giá trị. Trong số đó nổi danh hơn cả là M&Tôi và Tiếng Tơ Đồng.

Khoảng cuối thập niên 1990, đầu thập niên 2000, thị hiếu âm nhạc trở nên đa dạng, các phòng trà cũng thay đổi theo. Để đáp ứng những khán giả thanh niên, các phòng trà mời các ca sĩ trẻ với những ca khúc đang thịnh hành. Những hiện tượng như hát nhép môi cũng làm chất lượng âm nhạc các phòng trà giảm xuống. Tiếng Tơ Đồng còn tổ chức các đêm Người đẹp hát, Diễn viên hát... M&Tôi có chương trình Vui, trẻ khỏe và thứ hai mỗi tuần. Sự xuất hiện những sân khấu ca nhạc bình dân cũng làm các phòng trà vắng bớt khách.

Một số khác cố gắng duy trì phong cách và giữ một tầng lớp khán giả cho riêng mình như ATB của ca sĩ Ánh Tuyết, 2B của ca sĩ Mỹ Hạnh với các nhạc phẩm tiền chiến, tình khúc, Carmen với nhạc Flamengo, Sax ’n’ art của Trần Mạnh Tuấn với nhạc jazz...

Khoảng 2005-2007, nhiều phòng trà nổi tiếng của Thành phố Hồ Chí Minh như M&Tôi, Tiếng Tơ Đồng, ATB, Đồng Dao đều đóng cửa vì lý do mặt bằng. Để giải quyết vấn đề này, các phòng trà phải chuyển ra xa trung tâm hơn để mở cửa trở lại.

Tại Hà Nội, số lượng phòng trà ít hơn và do thị hiếu của khán giả, các phòng trà ở đây cũng mang phong cách khác với Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1995, đáp ứng nhu cầu một số khán giả yêu thích nhạc đỏ, ca sĩ Thanh Hoa mở phòng trà Aladin tại ngõ Hàng Bột. Cuối năm 2004, Thanh Hoa khai trương phòng trà ca nhạc Aladin 2 tại khách sạn Thắng Lợi. Ngoài một số ca sĩ của dòng nhạc đỏ như Trọng Tấn, Đăng Dương, Việt Hoàn... những ca sĩ nhạc trẻ như Khánh Linh, Tùng Dương cũng biểu diễn ở đây.

Một phòng trà đặc biệt khác là Lý club trên phố Lý Thường Kiệt. Đây là một phòng trà nhỏ, sang trọng, chủ yếu dành cho nhạc dân gian truyền thống của miền Bắc như chèo, tuồng, ca trù, chầu văn, xẩm, quan họ với nhiều khách du lịch. Ngoài ra các vũ trường như New Century, Hồ Gươm Xanh cũng có các ca sĩ ban nhạc biểu diễn.

Ngoài Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, một số thành phố khác cũng có các phòng trà ca nhạc như violon- Mục Đồng (41 Hùng Vương) với phong cách nhạc trữ tình và vẫn giữ được phong cách xưa,... ở Huế, Cung Tơ Chiều ở Đà Lạt.

  • Quán trà
  • Tân nhạc Việt Nam
  • Quán cô đầu
  • Cà phê thời trang
  • Cà phê sách

  • Bài 3: Nhìn lại phòng trà ca nhạc Việt Lưu trữ 2007-04-27 tại Wayback Machine
  • Phòng trà Sài Gòn "thế hệ 2"
  • Phòng trà ca nhạc Hà Nội: Không "sao" đèn vẫn sáng... Lưu trữ 2007-09-23 tại Wayback Machine
  • Thanh Hoa - người đàn bà hát nhạc đỏ

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Phòng_trà_ca_nhạc&oldid=65102042”

Video liên quan

Chủ đề