Cá beta có thể quan hệ với loài cá nào

Bài viết này đã được cùng viết bởi . Craig Morton là CEO của Aquarium Doctor Inc. có trụ sở tại Huntington Beach California và cung cấp dịch vụ tại Quận Cam, Hạt Los Angeles và Inland Empire. Với hơn 30 năm kinh nghiệm về hồ cá, Craig chuyên tạo ra các thiết kế hồ cá theo yêu cầu riêng, cùng với bảo dưỡng và lắp đặt hồ cá. Aquarium Doctor hợp tác với các nhà sản xuất và sản phẩm như Clear for Life, Sea Clear, Bubble Magus, Tropic Marine Centre, Salifert, ReeFlo, Little Giant, Coralife và Kent Marine.

Có được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.

Bài viết này đã được xem 2.701 lần.

Cá betta, còn gọi là cá chọi Xiêm, là loài cá cảnh được nhiều người ưa thích vì chúng có màu sắc sặc sỡ và bộ vây nổi bật. Mặc dù thích sống một mình, cá betta lại khá thân thiện, thường dễ buồn chán và ốm yếu nếu ít được quan tâm. Cá betta có thể và xứng đáng làm bạn với con người chứ không chỉ là một vật trang trí xinh đẹp trong bể cá. Bằng việc chăm sóc đúng cách và tương tác với cá thường xuyên, bạn có thể tạo mối gắn kết thân thiết với chú cá của mình.

  1. Nếu được chăm sóc tốt, cá betta thường sống được 2-4 năm, nhiều con còn sống được đến 10 năm. Chọn một chú cá khoẻ mạnh và chăm sóc đúng là cách tốt nhất để bạn tạo một mối gắn kết lâu bền với nó.
    • Cá betta bán ở các tiệm cá cảnh đa phần lá cá đực, vì chúng có màu sắc rực rỡ và vây to hơn. Dù chọn cá đực hay cái, bạn cũng phải tìm cá có màu tươi sáng (không xỉn), bộ vây nguyên vẹn và trông khỏe mạnh.
    • Có thể bạn thích chọn một chú cá năng động và phấn khích hơn là chú cá có vẻ lặng lẽ, nhưng các hành vi ở tiệm cá cảnh chưa chắc đã thể hiện đúng tính cách của cá betta. Chúng có thể mệt mỏi sau một ngày phải chịu đựng người ta gõ vào thành bể.
    • Bạn có thể tìm thêm thông tin chi tiết khác về việc chăm sóc cá betta tại Cách để chăm sóc cá betta.
  2. Có thể bạn từng thấy một chú cá betta bơi trong bình thuỷ tinh, thậm chí trong chiếc cốc uống nước ở văn phòng hoặc nhà của ai đó. Do cá betta thường sống đơn độc, nhiều người cứ tưởng rằng chúng không có nhu cầu và không thích sống trong bể rộng chứa nhiều nước.
    • Bạn có thể nghe nói rằng cá betta thích những không gian nhỏ hẹp, vì môi trường sống tự nhiên của chúng là những vũng nước do trâu để lại ở vùng bản địa Đông Nam Á. Mặc dù đôi khi cá betta được tìm thấy ở những nơi chật hẹp như vậy, nhưng điều đó chỉ chứng tỏ là chúng giỏi thích nghi trong mùa khô chứ không phải đó là môi trường sống ưa thích của chúng.
    • Trong thực tế, cá betta thích có không gian để rong chơi, do đó bạn nên chọn bể cá có thể chứa được ít nhất 12 lít nước, tốt nhất là đến 40 lít. Nghe có vẻ như quá rộng cho một chú cá nhỏ, nhưng nhờ đó mà cá của bạn mới có nhiều cơ hội sống khoẻ mạnh và hạnh phúc.
    • Bể cá cần được sưởi ấm trong khoảng 24 đến 27 độ C và có một bộ lọc đơn giản không làm khuấy động nước quá nhiều (cá betta ưa nước lặng). Giữ cho nước sạch và thay nước định kỳ.
    • Để biết thêm thông tin về việc chuẩn bị và bảo dưỡng bể cá, xem Cách để chăm sóc cá betta.
  3. Mặc dù một số cá betta không có vấn đề gi khi sống chung bể với những con khác, nhưng nhiều con, đặc biệt là cá đực sẽ căng thẳng, kích động và hung hăng khi đối mặt với những kẻ xâm nhập không gian sống của chúng.
    • Tuy được đặt tên là “cá chọi”, thực ra cá betta đực thích chiếm ngôi vị thống trị hơn là làm hại nhau. Tuy nhiên, những cuộc ẩu đả và thương tích thường xảy ra khi hai hoặc nhiều cá betta đực sống cùng bể. Do đó, tốt nhất là bạn chuẩn bị tinh thần là cá betta đực chỉ sống một mình.
    • Hai nàng cá betta cái cũng không mấy thuận hoà khi sống cùng bể, nhưng chúng có thể chung sống hoà bình trong một đàn cá đông khoảng 10 con. (Cái này gọi là “hội phụ nữ” của cá betta). Thế nên, bạn có thể cho cá betta cái bơi lội một mình hoặc trong một đàn.
  4. Chế độ ăn của cá betta nói chung khá đặc thù, bao gồm ba loại thức ăn chính: thức ăn viên dành cho cá betta, trùng huyết và ấu trùng tôm (trùng huyết và ấu trùng tôm thường ở dạng sấy lạnh).
    • Mỗi ngày bạn cho cá ăn hai lần, mỗi lần 3-4 viên thức ăn cá (nghiền vỡ nếu cá còn nhỏ) hoặc 6-7 con trùng huyết/ấu trùng tôm là vừa đủ. Cá betta có thể ăn quá nhiều nếu được cho ăn thoải mái, và điều này không tốt cho sức khoẻ của chúng. Cá betta cũng có thể bị táo bón (biểu hiện là bị phình bụng) mà người ta bảo rằng có thể chữa được bằng cách cho cá ăn một hạt đậu rã đông cắt nhỏ.
  5. Cá betta còn được biết đến với tên gọi cá chọi Xiêm, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, và cá đực đặc biệt rất hung hăng với nhau.
    • Cá betta có sức sống rất mạnh mẽ. Chúng sống trong các ruộng lúa ở vùng Đông Nam Á và sẵn sàng thích nghi với các chu kỳ nước lên và nước cạn.
    • Cá betta cũng là một trong số hiếm các loài cá có thể thở lấy ô xy cả trong không khí cũng như trong nước. Như vậy, miễn là vẫn có độ ẩm thì chúng vẫn có thể sống sót trong thời gian ngắn mà không cần nước. Chúng cũng có thể sống trong các ao nước nhỏ nhiễm mặn (thường có trong mùa khô) trong thời gian dài. Quảng cáo
  • Cá betta ưa sống đơn độc, nhưng chúng cũng mau chán và thích những nơi có “cảnh hành động” mà vẫn có “lãnh địa” riêng.
  • Đặt bể cá ở nơi có nhiều người qua lại và sinh hoạt, chẳng hạn như phòng khách hoặc gần nhà bếp. Cá betta thích sự chuyển động và các hoạt động, cho dù chúng không trực tiếp tương tác.
  • Thỉnh thoảng dời bể cá ra chỗ khác trong phòng để thay đổi khung cảnh. Những thứ mới mẻ xung quanh sẽ thu hút sự chú ý của cá betta và khiến chúng thích thú.
  • Bạn sẽ khó mà tạo mối thân thiết với một sinh vật không có tên, dù là bất cứ loài nào, thế nên hãy tìm một cái tên hợp với tính cách của người bạn nhỏ này. Nếu cần, bạn có thể lên mạng tìm những gợi ý đặt tên cho cá betta trên internet, giống như danh sách đặt tên cho em bé vậy.
  • Cá betta khá nhạy cảm với rung động trong nước do âm thanh gây ra như tiếng người nói, và nhiều người cho rằng chú cá có thể dần dần nhận ra giọng nói của bạn và tên của nó. Hãy thử kích thích phản ứng của cá betta bằng cách gọi tên nó mỗi lần bạn đến gần bể cá.
  • Ít ra thì việc trò chuyện cũng cho cá betta cơ hội tương tác mà nó rất cần, còn bạn thì tạo được mối gắn kết với nó. Suy cho cùng thì ai mà không muốn có một người bạn biết lắng nghe?
  • Di chuyển bể cá như đã nói đến ở trên là một cách thay đổi khung cảnh cho cá betta, nhưng ngay cả khi chỉ ngắm cá thường xuyên hơn là bạn cũng đem lại một điều gì đó mới mẻ để nó chú ý và cuối cùng sẽ nhận ra bạn.
  • Cá betta đực nối tiếng với màn “giương vây” khi soi gương – phản ứng của chúng khi đối đầu với một chú cá beta khác. Cho cá giương vây trước gương là tốt (phấn khích) hay xấu (căng thẳng) vẫn còn gây tranh cãi. Lưu ý rằng một số cá betta có thể rụt rè – thậm chí sợ hãi khi thấy hình ảnh của chúng trong gương.
  • Ngoài việc thỉnh thoảng cho cá soi gương (nếu muốn), bạn cũng có thể dùng bút lông viết bảng để vẽ hoặc cắt giấy ghi chú thành các hình dạng khác nhau dán lên thành bể, hoặc chỉ cần đặt các đồ vật mới mẻ và vui mắt gần bể cá. Quan sát xem cá betta "nghiên cứu" và phản ứng với những hiện tượng mới này.
  • Mặc dù hành động tự nhiên của mọi người thường là gõ lên thành bể, nhưng bạn tuyệt đối không nên làm như vậy, vì âm thanh được khuếch đại trong nước và sẽ gây căng thẳng cho cá. Thay vào đó, bạn hãy vẽ ngón tay dọc thành bể và xem phản ứng của cá.
  • Chú cá betta có thể bắt đầu bơi đến xem ngón tay của bạn, thậm chí bơi theo khi bạn trượt ngón tay dọc thành bể. Có khi bạn còn điều khiển được nó bơi lộn vòng theo ngón tay nữa.
  • Cá betta thích ngoi lên mặt nước, do đó những món đồ chơi hoặc các vật thả nổi bập bềnh cũng là ý tưởng hay để mua vui cho cá betta. Những quả bóng bàn dập dềnh cũng rất thú vị - chỉ có điều bạn nhớ rửa sạch trước.
  • Tìm đọc Cách để chơi với cá betta để có thêm các ý tưởng thú vị khác.
  • Như hầu hết các loài động vật, kể cả con người, những món phần thưởng đầy hứa hẹn có thể tạo nên động lực mạnh mẽ cho cá betta trong quá trình huấn luyện. Với một chút kiên nhẫn và thực hành, bạn có thể dạy cho chú cá của mình một số trò vui.
  • Bạn có thể luyện cho cá betta ăn trên tay bằng cách mỗi ngày để ngón tay lại gần một chút khi thả thức ăn viên vào nước cho đến khi chú cá đến ăn ngay trên tay bạn. Thậm chí nó còn nhảy lên đớp thức ăn bạn đang cầm nữa.
  • Bạn có thể dùng mồi nhử để dạy cá bơi lên, thậm chí nhảy qua vòng tròn (mà bạn có thể tạo hình bằng dây kẽm nhung chẳng hạn). Bạn cũng có thể huấn luyện cá đẩy quả bóng bàn vào lưới.
  • Bài viết Cách để chơi với cá betta cũng là một nguồn hữu ích cung cấp các ý tưởng và phương pháp huấn luyện cá betta.

Cách tốt nhất để tạo mối gắn kết với cá betta là đối xử với chúng như người bạn thực sự. Hãy đến chơi với bạn ấy mỗi khi vui buồn, cả những lúc hạnh phúc hay căng thẳng, khoẻ mạnh hay ốm đau. Xây đắp mối gắn kết với bất cứ sinh vật nào cũng là quá trình đòi hỏi nhiều nỗ lực, kiên nhẫn, cởi mở và quan tâm.