Buồng trứng bình thường như thế nào

Siêu âm buồng trứng là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp chị em phụ nữ phát hiện ra nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Biết được thời điểm khi nào cần siêu âm buồng trứng sẽ giúp chị em chủ động trong việc kiểm tra sức khỏe để có biện pháp phòng ngừa, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mình.

1. Tác dụng của siêu âm buồng trứng là gì

1.1. Thế nào là siêu âm buồng trứng

Siêu âm buồng trứng được thực hiện bằng cách đưa đầu dò siêu âm vào trong âm đạo nữ giới

Siêu âm buồng trứng là hình thức dùng đầu dò có phát sóng siêu âm đưa sâu vào âm đạo (siêu âm đầu dò) để có được đánh giá chính xác về buồng trứng, tử cung cũng như các vùng lân cận.

1.2. Tác dụng của siêu âm buồng trứng là gì

Hiện nay, siêu âm buồng trứng được áp dụng tại rất nhiều cơ sở y tế chuyên sản, phụ khoa bởi nó giúp phát hiện nhiều bệnh lý như:

- U nang buồng trứng

Đây là một trong những bệnh lý rất dễ phát hiện qua siêu âm. Khối u khiến cho buồng trứng bị to từng nang hoặc to toàn bộ buồng trứng. Hầu hết các trường hợp là u lành tính, hiếm khi có u ác tính. Thông qua thăm khám phụ khoa định kỳ, bác sĩ sẽ phát hiện ra sự xuất hiện của các khối u nang để đưa ra hướng dẫn xử lý phù hợp, giúp chị em bảo vệ sức khỏe của mình.

- Tắc vòi trứng do viêm nhiễm

Thông qua siêu âm buồng trứng bác sĩ cũng có thể phát hiện ra những bệnh liên quan đến viêm nhiễm khiến cho vòi trứng bị tắc, thường gặp nhất là viêm âm đạo, viêm tử cung,... Vòi trứng bị tắc sẽ khiến cho tinh trùng không đến gặp trứng để diễn ra quá trình thụ tinh được và kết quả là nguy cơ vô sinh ở nữ giới.

- Bệnh ung thư buồng trứng

Bệnh lý này hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vì thế, bằng việc siêu âm kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ, chị em có thể phát hiện sớm để điều trị kịp thời, ngăn ngừa hệ lụy nguy hiểm do bệnh gây ra.

Hình ảnh siêu âm phát hiện đa nang buồng trứng

- Một vài tác dụng khác

Ngoài việc phát hiện những bệnh lý trên đây thì siêu âm buồng trứng còn có tác dụng:

- Phát hiện các bệnh lý tử cung như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung,…

- Quan sát được kích thước buồng trứng để chẩn đoán việc mang thai, kiểm tra sức khỏe sinh sản,...

- Theo dõi quá trình phát triển của độ dày niêm mạc, buồng trứng,...

- Nhận định mang thai ngoài tử cung.

2. Khi nào cần siêu âm buồng trứng

2.1. Thời điểm cần siêu âm buồng trứng là khi nào

Mặc dù đây là phương pháp khá quen thuộc với nhiều chị em phụ nữ nhưng số đông trong đó lại không biết khi nào cần siêu âm buồng trứng. Thường thì trong quá trình thăm khám phụ khoa, bác sĩ sẽ đề nghị chị em thực hiện phương pháp này để có được đánh giá chính xác về sức khỏe sinh sản.

Về cơ bản, siêu âm buồng trứng chủ yếu được áp dụng với các trường hợp:

- Âm đạo bỗng nhiên xuất huyết bất thường.

- Nghi ngờ có khối u ở buồng trứng hoặc tử cung.

- Xảy ra sự rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt.

- Đau bụng kinh quằn quại.

- Đau bụng dưới chưa rõ nguyên nhân.

- Ra nhiều khí hư ở âm đạo với sự khác lạ về màu sắc và mùi.

- Bị đau rát, ra máu ở vùng kín khi quan hệ tình dục.

- Nghi ngờ chửa ngoài tử cung.

- Vùng xương chậu bị đau nhức.

- Cần đánh giá vòi trứng, buồng trứng.

Chị em nên hỏi trực tiếp bác sĩ phụ khoa để biết chính xác khi nào cần siêu âm buồng trứng

Những dấu hiệu trên đây cũng là gợi ý cho những chị em đang băn khoăn khi nào cần siêu âm buồng trứng để nhanh chóng đưa ra quyết định cho mình. Thông qua siêu âm, bác sĩ sẽ quan sát được tình trạng ống dẫn trứng, vòi trứng, tử cung,... từ đó có được phán đoán ban đầu về hệ thống sinh sản, có cơ sở yêu cầu thực hiện thêm những kiểm tra khác để chẩn đoán chính xác về vấn đề mà tử cung hoặc buồng trứng đang mắc phải.

2.2. Khi siêu âm buồng trứng có gây ra ảnh hưởng nào không

Không chỉ băn khoăn khi nào cần siêu âm buồng trứng, rất nhiều chị em phụ nữ lo lắng việc thực hiện phương pháp này có gây ra ảnh hưởng gì cho sức khỏe không. Chị em có thể hoàn toàn yên tâm, gác lại âu lo ấy bởi đây là kỹ thuật chỉ dùng sóng siêu âm để thăm khám, hoàn toàn không dùng tia xạ nên không gây ra tác động nào tới sức khỏe cả.

3. Một số điều cần biết về ưu - nhược điểm của siêu âm buồng trứng

Như những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác, siêu âm buồng trứng cũng có các ưu - nhược điểm nhất định:

- Ưu điểm

+ Là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn nên rất an toàn với sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng vì phương pháp này chỉ dùng sóng siêu âm chứ không dùng tia xạ.

+ Chi phí kiểm tra thấp nên phù hợp với tất cả bệnh nhân.

+ Hình ảnh chẩn đoán bệnh trong nhiều trường hợp vẫn có tính chính xác cao.

- Nhược điểm

+ Chỉ nên sử dụng với những phụ nữ đã có quan hệ tình dục vì phương pháp này thực hiện bằng cách đưa đầu siêu âm vào sâu bên trong của âm đạo.

+ Hình ảnh siêu âm chỉ nhìn thấy được ở tiểu khu như buồng trứng, tử cung,… mà không thể quan sát hết được tạng phía trên ổ bụng nên bác sĩ gặp nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh.

+ Không thể sử dụng đối với những trường hợp đang bị viêm nhiễm phụ khoa hoặc trong kỳ kinh nguyệt.

Siêu âm buồng trứng muốn có kết quả chính xác nhất chị em nên tìm đến những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín với thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Đây là hai yếu tố quan trọng nhất tác động trực tiếp đến chất lượng hình ảnh siêu âm và kết quả chẩn đoán bệnh lý mà chị em mắc phải. Có đảm bảo được hai yếu tố ấy thì chị em mới biết được chính xác tình trạng sức khỏe của mình và hướng xử trí hiệu quả nhất.

Nếu những chia sẻ trên đây vẫn chưa giải tỏa được thắc mắc khi nào cần siêu âm buồng trứng, bạn đọc có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc liên hệ với hotline 1900 56 56 56. Tại đây, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia y tế của bệnh viện sẽ giúp chị em nhận diện chính xác thời điểm nên thực hiện kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này.

Kích thước buồng trứng có thể thay đổi nhiều lần trong suốt cuộc của đời của người phụ nữ. Thế nhưng, liệu sự thay đổi về kích thước này có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai?

Kích thước buồng trứng có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai không là băn khoăn phổ biến của rất nhiều chị em phụ nữ. Nếu bạn cũng là một trong số đó, những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi chắc chắn có thể giúp ích rất nhiều cho bạn đấy.

Buồng trứng là cơ quan chính chịu trách nhiệm về sản xuất trứng, thụ tinh và sinh sản trong cơ thể người phụ nữ. Buồng trứng tạo ra trứng, trứng khi được thụ tinh với tinh trùng sẽ dẫn đến mang thai. Ngoài ra, buồng trứng cũng chịu trách nhiệm sản xuất hormone sinh sản nữ là estrogen và progesterone.

Kích thước buồng trứng có ảnh hưởng đến việc mang thai không?

Câu trả lời là có, kích thước buồng trứng có liên quan đến khả năng dễ thụ thai của người phụ nữ. Nếu kích thước buồng trứng của bạn nhỏ hơn bình thường có nghĩa là bạn sẽ khó thụ thai hơn bởi lượng trứng dự trữ thấp hơn mức trung bình.

Tuy nhiên, kích thước buồng trứng lớn cũng không đồng nghĩa với việc sẽ dự trữ trứng nhiều hơn. Bởi buồng trứng có thể tăng kích thước do các rối loạn hoặc sự xuất hiện của khối u. Trong những trường hợp này, bạn sẽ không rụng trứng bình thường và do đó sẽ khó thụ thai. Ở những phụ nữ bị đa nang buồng trứng, độ dài đường kính của buồng trứng có thể lên đến hơn 15cm. Lúc này, bạn cần gặp bác sĩ để được tư vấn, làm các xét nghiệm kiểm tra buồng trứng nhằm đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc thụ thai.

Bạn có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm như siêu âm và xét nghiệm máu để xác định kích thước và đánh giá chức năng hoạt động của buồng trứng. Thông qua phương pháp siêu âm, các bác sĩ có thể biết được số lượng nang trứng cũng như khả năng dự trữ trứng của bạn là bình thường hay thấp.

Các yếu tố làm thay đổi kích thước buồng trứng

Kích thước buồng trứng của người phụ nữ có thể thay đổi nhiều lần trong đời vì những lý do khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

1. Tuổi tác

Kích thước buồng trứng có thể thay đổi theo độ tuổi. Trước khi dậy thì và sau khi mãn kinh, buồng trứng sẽ có kích thước nhỏ nhất, khoảng dưới 20mm. Trong độ tuổi sinh sản, kích thước trung bình của buồng trứng là chiều dài 3cm, chiều cao 2,5cm và chiều rộng 1,5cm. Buồng trứng cũng có thể trở nên to hơn trong thời gian rụng trứng và hành kinh.

Tình trạng rối loạn buồng trứng và ung thư có thể làm gia tăng kích thước của buồng trứng. Ngoài ra, việc mắc một trong các bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), u nang trứng và u nang hoàng thể cũng có thể làm cho buồng trứng to ra, dẫn đến đau và chảy máu bên trong. Những rối loạn này làm cho phụ nữ gặp rắc rối với việc thụ thai.

3. Điều trị vô sinh

Phụ nữ được chẩn đoán vô sinh thường phải sử dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản để mang thai. Khi thực hiện các phương pháp này, bạn có thể được tiêm hormone để kích thích buồng trứng, làm cho trứng chín và rụng, sau đó được giải phóng để thụ tinh. Những phương pháp điều trị này có thể làm cho buồng trứng trở nên to hơn trong thời gian rụng trứng và trở lại kích thước bình thường sau khi giai đoạn rụng trứng kết thúc.

4. Mang thai

Kích thước của buồng trứng tăng lên trong thai kỳ bởi trong giai đoạn này buồng trứng sẽ phải sản xuất nhiều hormone estrogen và progesterone. Tuy nhiên, bạn nên đi khám phụ khoa để được kiểm tra và đảm bảo rằng không bị u nang hoặc u xơ.

Làm thế nào để tăng cường sức khỏe buồng trứng?

Có rất nhiều cách để tăng cường sức khỏe buồng trứng mà bạn có thể thực hiện. Tuy nhiên, đơn giản nhất là bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh với một chế độ ăn bổ dưỡng, tập thể dục thường xuyên, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và tránh rơi vào căng thẳng. Bạn cần:

  • Kiểm soát cân nặng: Tình trạng thừa cân hoặc thiếu cân ở phụ nữ đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng trứng. Do đó, hãy cố gắng duy trì cân nặng của bản thân ở mức ổn định nếu có ý định thụ thai nhé.
  • Tập thể dục thường xuyên: Bạn có thể tăng cường sức khỏe của buồng trứng bằng cách tập thể dục thường xuyên. Bạn không cần tập quá nhiều, bạn có thể tập yoga 1 giờ mỗi ngày hoặc 30 phút chạy bộ mỗi ngày, với thời lượng 5 lần/tuần là đã có một sức khỏe tốt.
  • Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng là điều khó có thể tránh khỏi trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tránh được điều này bằng cách nghỉ ngơi đầy đủ, đọc sách, tập thiền, yoga hoặc thực hiện một hoạt động mình thích để thư giãn. Bạn không nên dùng điện thoại tối thiểu một giờ trước khi đi ngủ để tránh thiết bị này làm phiền đến giấc ngủ.
  • Chế độ ăn giàu dinh dưỡng: Trong thời gian cố gắng thụ thai, bạn không cần phải ăn kiêng hay cắt giảm bất cứ thứ gì. Điều quan trọng là bạn cần kiểm soát được những gì mình nạp vào cơ thể mỗi ngày. Hãy duy trì một chế độ ăn cân bằng với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, carbohydrate tốt, chất béo tốt, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng các loại thuốc bổ sung nếu cơ thể bị thiếu.
  • Tránh hút thuốc và uống rượu: Thuốc lá và rượu có thể gây ra những hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe sinh sản. Vì vậy, nếu có ý định thụ thai và đang sử dụng hai thứ gây hại này, bạn hãy từ bỏ chúng ngay hôm nay nhé.

Kích thước buồng trứng có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của người phụ nữ. Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố này vẫn còn có rất nhiều nguyên do tiềm ẩn khác. Nếu gặp rắc rối với chuyện thụ thai, bạn hãy đi khám để biết chính xác mình đang gặp phải vấn đề gì và tìm cách để cải thiện sức khỏe phù hợp nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ đề