Bước 2 để Tạo dáng và trang trí mặt nạ là gì

1. MỤC TIÊU:

1.1 Kiến thức:

- HS biết chọn và tự tạo trang trí mặt nạ theo ý thích.

- HS hiểu cách tạo dáng và trang trí mặt nạ.

1.2 Kĩ năng:

- HS thực hiện được bài vẽ trang trí mặt nạ.

- HS thực hiện thành thạo cách tạo dáng và trang trí.

1.3 Thái độ:

- Thói quen: HS có thói quen vận dụng trí tưởng tượng và sự sáng tạo phong phú.

- Tính cách: Hình thành tính cách quan sát, giữ gìn nét văn hóa dân tộc: Lễ hội, tết.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP

- Quan sát, nhận xét .

- Cách tạo dáng và trang trí mặt nạ.

3. CHUẨN BỊ

3.1. Giáo viên:

- Một sốmặt nạ của học sinh khóa trước.

3.2. Học sinh:

- Sưu tầm tranh ảnh về mặt nạ.

- Giấy A4; bút chì; tẩy, màu vẽ.

Bạn đang xem tài liệu "Tiết 17, Bài 15: Vẽ trang trí Tạo dáng và trang trí mặt nạ (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tuần 18. Tiết PPCT:17 Ngày dạy: .././.. Bài 15: Vẽ trang trí TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ MẶT NẠ ( Tiết 1 ) MỤC TIÊU: Kiến thức: HS biết chọn và tự tạo trang trí mặt nạ theo ý thích. HS hiểu cách tạo dáng và trang trí mặt nạ. Kĩ năng: HS thực hiện được bài vẽ trang trí mặt nạ. HS thực hiện thành thạo cách tạo dáng và trang trí. Thái độ: Thói quen: HS có thói quen vận dụng trí tưởng tượng và sự sáng tạo phong phú. Tính cách: Hình thành tính cách quan sát, giữ gìn nét văn hóa dân tộc: Lễ hội, tết... NỘI DUNG HỌC TẬP Quan sát, nhận xét . Cách tạo dáng và trang trí mặt nạ. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên: - Một sốmặt nạ của học sinh khóa trước. 3.2. Học sinh: - Sưu tầm tranh ảnh về mặt nạ. - Giấy A4; bút chì; tẩy, màu vẽ. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP. 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 8A1: 8A2:. 8A3: 4.2: Kiểm tra miệng: Câu 1: Câu hỏi kiểm tra bài cũ Giáo viên treo tranh khác nhau yêu cầu học sinh nhận biết tranh đề tài gia đình . HS: gia đình, Câu 2: Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học. Em hãy cho biết bài học của chúng ta hôm nay là gì? TL: Tạo dáng và trang trí mặt nạ – Tiết 1. 4.3. Tiến trình bài học. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1 (5p) Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét: Mục tiêu: Kiến thức: HS biết quan sát tranh ảnh. Kĩ năng: HS có kĩ năng suy luận, liên tưởng và rút ra nhận xét. GV yêu cầu học sinh quan sát hình minh họa( SGK 122-123 ) ? Em hãy cho biết có những loại mặt nạ nào? ? Mặt nạ được sử dụng khi nào? ? Mặt nạ được làm từ chất liệu gì? HS: - Mặt nạ có nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau, mô phỏng mặt người hoặc mặt thú - Mặt nạ thường mô tả các trạng thái như: Vui, buồn, hài hước, hóm hỉnh, dữ tơn, hoặc các nhân vật nổi tiếng trong phim, truyện hoặc một số các con vật yêu thích - Mặt nạ thường được dùng để trang trí, biểu diễn trên sân khấu, lễ hội hóa trang - mặt nạ thường được làm từ bìa cứng, giấy bồi, nhựa hoặc đan bằng nan sau đó bồi giấy. GV tóm tắt: Mặt nạ làm sao gây cho người xem sự thích thú. * Hoạt động 2:( 7p ) Hướng dẫn học sinh cách tạo dáng và trang trí mặt nạ. Mục tiêu: - Kiến thức: HS biết cách tạo dáng và trang trí. - Kĩ năng: HS ứng dụng lý thuyết vào bài thực hành. GV yêu cầu học sinh đọc phần II SGK và xem hình minh họa trang 124, 125. ? Em hãy nêu cách tạo dáng và trang trí mặt nạ? HS trả lời + Tạo dáng: Chọn nhân vật để làm mặt nạ. Tìm hình khuôn mặt nạ ( To, nhỏ, vuông tròn) Tạo đặc điểm và trạng thái khuôn mặt nhân vật. + Trang trí: Tạo mảng hình cách điệu, cường điệu. Chọn mảng màu phù hợp. GV lưu ý học sinh: Khi tạo hình cần vẽ phác đường trục. * Hoạt động 3: ( 23p ) Hướng dẫn học sinh vẽ bài. Mục tiêu: - Kiến thức: HS biết yêu cầu của bài cần đạt - Kĩ năng: HS thực hành bài vẽ tốt. GV yêu cầu học sinh vẽ bài. HS vẽ bài. GV quan sát lớp và hướng dẫn học sinh yếu. Quan sát, nhận xét. Tranh mặt nạ. Mặt nạ người . Mặt nạ thú. Cách tạo dáng và trang trí mặt nạ: 1. Tìm dáng mặt nạ - Chọn loại mặt nạ. - Tìm hình dáng chung. - Tìm hình dáng chung, kẻ trục 2. Tìm mảng hình trang trí cho phù hợp với dáng mặt nạ. 3. Tìm màu. Thực hành. Em hãy tự tạo dáng và trang trí mặt nạ theo ý thích. 4.4. Tổng kết: - GV thu bài của học sinh và treo lên bảng yêu cầu học sinh nhận xét. ? Em thấy chiếc mặt nạ nào đẹp? ? Em thích bài vẽ nào? Tại sao? HS nhận xét. Giáo viên đánh giá xếp loại. 4.5. Hướng dẫn học tập. - Đối với bài học ở tiết học này: Em hãy hoàn chỉnh bài nếu bạn nào chưa vẽ xong. Em hãy tập vẽ tranh theo ý thích. Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị bài 24: Đề tài ước mơ của em ( Tiết 1 ) Chuẩn bị xem trước bài . Giấp vẽ, chì, tẩy, mầu vẽ. 5. PHỤ LỤC SGK Mĩ thuật 8. SGV Mĩ thuật 8. Tranh mặt nạ tham khảo.

Tài liệu đính kèm:

  • Bài 15. Vẽ trang trí - Tạo dáng và trang trí mặt nạ.doc

SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊHỘI THI GIÁO VIÊN ỨNG DỤNG CNTT GIỎI CẤP TỈNH MÔN MĨ THUẬT LỚP 8BÀI DỰ THIBÀI 15: TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ MẶT NẠNăm học: 2016 - 2017I. Quan sát nhận xétVIDEO Cho học sinh trải nghiệm vi deo làm mặt nạ trước khi vào hoạt động I. Quan sát nhận xét Chia lớp thành 3 nhóm. Các nhóm cử nhóm trưởng và thư kí để ghi chép. Các nhóm quan sát lên màn hình chiếu, kết hợp với kênh chữ trong sách giáo khoa để nhận biết về mặt nạ.I. Quan sát, nhận xét I. Quan sát nhận xétTrò chơi kiến thứcI. Quan sát nhận xét* Mặt nạ là một hình mặt khác với với mặt thật của người sử dụng.* Mặt nạ được cách điệu cao về hình, mảnh, màu nhưng vẫn giữ được vẽ thực của nhân vật* Mặt nạ thường làm bằng da, bìa cứng, nhựa, mây tre, gỗ, kim loại… * trong biểu diễn, trang trí, lễ hội, sân khấu, điện ảnh, vui chơi…* Mặt nạ có nhiều hình dáng khác nhau: hình tròn, trái xoan, mặt nạ người, mặt nạ thú…* Dùng để trang trí, biểu diễn trên sân khấu, các ngày vui như lễ hội, hóa trang…II. Tạo dáng và trang trí mặt nạB2B1B3B4Bước 1: Tìm dáng mặt nạ - Chọn loại mặt nạ - Tìm hình dáng chung - Kẻ trục để vẽ hình cho cân đối* Tìm dáng mặt nạII. Tạo dáng và trang trí mặt nạBước 1: Tìm dáng mặt nạII. Tạo dáng và trang trí mặt nạBước 2: Vẽ phác nét mặt nạII. Tạo dáng và trang trí mặt nạBước 3: Chỉnh hình và hoàn thiện hìnhII. Tạo dáng và trang trí mặt nạBước 4: Vẽ màu và hoàn thiện mặt nạLuật chơi - Lớp chia thành 3 đội chơi, cử ra 1 đội trưởng điều hành đội mình. Mỗi đội chọn một màu xe tương ứng. - Các đội suy nghĩ và trả lời câu hỏi có liên quan đến chủ đề mà thầy cho. Cứ mỗi lần đội nào trả lời đúng câu hỏi thì xe của đội mình được đi đến một khoảng, xe đội nào về đích trước thì đội đó sẽ chiến thắng. Lưu ý: Trò chơi chúng ta chỉ kéo dài trong vòng ba phút. Vì vậy, các em nhanh chóng hoàn tất. Dấu * là kiến thức các em cần nghi nhớ. Trò chơi đua xe cán đích Chúc các em may mắnNào chúng ta cùng chơi!Đội nào sẽ dành chiến thắng?Click Here to StartXE VÀNGXE ĐỎXE XANH LAMChuyển sang HĐ 2 Mặt nạ thường dùng để làm gì? *Dùng để trang trí, biểu diễn trên sân khấu, các ngày vui như lễ hội, hóa trang…CÂU SỐ 1CÂU SỐ 2Mặt nạ có nhiều hình dáng không, kể tên?*Mặt nạ có nhiều hình dáng khác nhau: hình tròn, trái xoan, mặt nạ người, mặt nạ thú…CÂU SỐ 3Mặt nạ thường được sử dụng trong mục đích nào?* Dùng trong biểu diễn, trang trí, lễ hội, sân khấu, điện ảnh, vui chơi…CÂU SỐ 4Mặt nạ trường được làm bằng chất liệu gì?* Mặt nạ thường làm bằng da, bìa cứng, nhựa, mây tre, gỗ, kim loại… CÂU SỐ 5 Màu sắc và hình mảng trong trang trí mặt nạ thường như thế nào?*Mặt nạ được cách điệu cao về hình, mảnh, màu nhưng vẫn giữ được vẽ thực của nhân vậtCÂU SỐ 6- Mặt nạ là gì?* Mặt nạ là một hình mặt khác với với mặt thật của người sử dụng.

nguon VI OLET

Nhớ ngày nhỏ mỗi khi đến dịp Trung thu nhất định đòi mẹ mua cho bằng được chiếc mặt nạ hình Tôn Ngộ Không, Sư Phụ, Trư Bát Giới hoặc Triển Chiêu, Bao Thanh Thiên,… Lớn rồi các bạn nhỏ vẫn thích mặt nạ nhưng là Người Nhện, Người Dơi. Trang trí mặt nạ có thể xuất hiện ở nhiều tình huống, ví dụ như một bài tập vẽ mỹ thuật của các bạn tiểu học. Hoặc tự mình làm mặt nạ cho lễ hội cuối năm, lễ hội Haloween,… Dưới đây chúng tôi sẽ mách bạn những cách trang trí mặt nạ chuẩn đẹp, độc đáo nhất nhé!

Mặt nạ thường được dùng để trang trí và biểu diễn trên sân khấu, trong lễ hội hoặc cho thiếu nhi vui chơi vào dịp Tết Trung Thu. Bên cạnh đó, mặt nạ còn mang nhiều ý nghĩa khác nữa.

Ở nước ta, trong nghệ thuật tuồng hát bội, sử dụng các kiểu vẽ mặt được quy ước để biểu hiện tính cách nhân vật. Không chỉ vậy, từ xa xưa, mặt nạ là đồ chơi dân gian không thể thiếu trong các dịp lễ hội đặc biệt.

Còn trên thế giới, mặt nạ có nhiều ý nghĩa và mang màu sắc bí ẩn hơn. Người ta sử dụng mặt nạ để “giấu mặt theo các mục đích khác nhau”. Thậm chí, mặt nạ còn thể hiện đẳng cấp xã hội. Cũng bởi vậy nên chúng được chế tạo thành nhiều kiểu dáng khác nhau. Các quý bà ở thế kỷ XVI thích thú khi dạo quanh thị tấn với chiếc mặt nạ đen bao trùm toàn mặt. Chúng có công dụng bảo vệ da khỏi ánh nắng và chống khói bụi. Sang thế kỉ XVII – XVIII, mặt nạ nổi tiếng ở Đức được cho là hình phạt dành cho người vi phạm quy tắc xã hội như: nói dối, chửi tục, lừa gạt,…

Một công năng tuyệt vời khác của mặt nạ chính là để bảo vệ. Lính thiết giáp Anh sử dụng trong thế chiến thứ I để ngăn chặn những mảnh đạn, kim loại, đinh tán. Vì vậy nên phát minh ra mặt nạ giúp bảo vệ binh sĩ ở phần đầu và cổ hiệu quả.

Nếu bé đang có bài tập về trang trí mặt nạ thì cũng không cần lo lắng với các bước cụ thể dưới đây nhé.

– Trước tiên là chọn loại mặt nạ phù hợp với khuôn mặt. Đó có thể là mặt hình người hoặc mặt hình con thú tuỳ sở thích.

– Tiếp theo tìm hình dáng của mặt nạ: hình vuông, tròn, oval, hình chữ nhật, hình đa giác,…

– Tạo dáng cho giống với nhân vật muốn biểu hiện là người hay thú.

– Kẻ trục và vẽ hình cho cân đối nhất.

– Bước 1: Bạn tìm mảng hình trang trí phù hợp với dáng mặt nạ, tính cách nhân vật muốn miêu tả như hiền lành, độc ác, dữ tợn,…

– Bước 2: Vẽ màu phù hợp với nhân vật và tính cách nhân vật.

  • Sử dụng màu nhẹ nhàng với nhân vật hiền, thiện, lành
  • Sử dụng màu mạnh mẽ, tương phản với nhân vật ác, dữ tợn,…

– Bước 3: Hoàn thiện lại màu sắc cho chuẩn đẹp nhất.

Vậy là bạn đã học được cách trang trí mặt nạ trên giấy siêu đẹp rồi nhé. Giờ hãy tưởng tượng xem mình thích gì, muốn làm nhân vật ra sao rồi phác hoạ và tô màu cho hoàn thiện.

Thay vì vẽ mặt nạ trên giấy thì chúng tôi sẽ hướng dẫn mọi người cách làm, trang trí mặt nạ từ bìa cứng để sử dụng trong những dịp đặc biệt nhé.

  • Giấy cứng
  • Keo dán, băng dính
  • Kéo
  • Bút chì, bút màu
  • Dụng cụ đục lỗ
  • Sơn, nhũ
  • Dây thun…

– Bước 1: Để vẽ và trang trí mặt nạ bằng giấy thì trước tiên bạn cần lên ý tưởng cho chiếc mặt nạ của mình. Đó có thể là mặt nạ hình quả bí ngô, đầu lâu cho dịp Haloween, hình ông già Noel cho dịp Giáng sinh hoặc hình nhân vật hoạt hình, các con vật như sói, gấu, chim,…

– Bước 2: Khi đã có ý tưởng, bạn lấy bút chì vẽ lên giấy. Nhớ là chọn giấy cứng 1 chút và phù hợp với kích cỡ gương mặt mình nữa nhé.

– Bước 3: Vẽ phác hoạ bằng bút chì cho hoàn thiện. Dùng bút dạ đen tô đậm các đường nét chính của mặt nạ. Sau đó thì dùng bút màu vẽ các chi tiết như mũi, mắt, miệng, râu,…

– Bước 4: Dùng kéo cắt mặt nạ rời ra và dùng dụng cụ đục lỗ hoặc kéo tạo hình cho đôi mắt.

– Bước 5: Sử dụng sơn, nhũ hoặc bút màu,… trang trí mặt nạ theo sở thích. Giờ thì dùng dây thun buộc qua lỗ và đeo thử cho đến khi tìm được độ dài thích hợp nhé. Vậy là mọi người đã hoàn thiện cách trang trí mặt nạ quá đơn giản.

Cách trang trí mặt nạ không hề khó chút nào nếu bạn yêu thích và có một chút khiếu thẩm mỹ. Hi vọng những thông tin ở trên sẽ giúp mọi người sở hữu được sản phẩm như ý muốn nhé!

Video liên quan

Chủ đề