Bức ảnh các nhà khoa học vĩ đại

Bức ảnh nhà bác học Albert Einstein thè lưỡi rất hài hước gây không ít sự tò mò với nhiều người. Sự thật về câu chuyện đằng sau bức ảnh này cũng rất thú vị và đã thay đổi nhận thức của mọi người về thiên tài Einstein.

Thời điểm bức ảnh này được chụp vào đúng nhân dịp sinh nhật thứ 72 của Einstein – 14/03/1951. Nhiếp ảnh gia may mắn sở hữu bức ảnh mang giá trị của khoảnh khắc này là Arthur Sasse.

Hôm ấy, trường đại học Princeton tổ chức tiệc kỷ niệm cho Albert Einstein và ông đã bị rất nhiều phóng viên “bao vây” bên ngoài sau khi kết thúc bữa tiệc. Sasse đã đợi từ đầu cho đến lúc có thể tiếp cận với Einstein, dù khi đó ông đã lên ô tô và khéo léo ngồi giữa vợ chồng Tiến sĩ Aydelotte. Saase bám theo cửa xe, nói theo: “Khoan đã, thưa giáo sư. Chẳng lẽ vào ngày sinh mà ông cũng không cười được một cái để chụp ảnh hay sao?”.

Bức ảnh các nhà khoa học vĩ đại

Einstein không đáp một lời nào với anh phóng viên mà chỉ thè lưỡi rất nhanh và quay mặt đi. Không ai nghĩ rằng Sass có thể chụp kịp phản ứng hài hước mang tính bộc phát đó của Einstein. Đến khi về toà soạn, Sasse cho mọi người xem bức ảnh và tất cả đã ngồi lại để thảo luận nghiêm túc rằng có nên đưa nó lên mặt báo hay không. Họ đã quyết định đăng lên tờ International News Photos Network và may mắn kết quả rất thuận lợi.

Bức ảnh các nhà khoa học vĩ đại
 

Về phần Einstein, chính ông cũng tỏ ra thích thú với tác phẩm mang tính khoảnh khắc này và cho rằng đây là bức ảnh chụp ông thành công nhất. Bức ảnh gốc được công bố có cả vợ chồng Tiến sĩ Aydelotte. Một chuyện thú vị hơn nữa là ông đã cắt riêng phần ảnh có mặt mình và dán vào bưu thiếp chúc mừng năm mới gửi đến những người bạn của ông.

Vào ngày 19/6/2009, bức ảnh gốc có chữ ký của Albert Einstein đã được bán đấu giá 74.324 USD và giữ kỷ lục đắt giá nhất trong các bức ảnh của ông từng bán ra. Mặt sau của bức ảnh có lời đề tặng nhà báo Howard K.Smith và người may mắn sở hữu hình ảnh độc nhất vô nhị này là David Waxman, một nhà sưu tập sống ở New York.

Bức ảnh các nhà khoa học vĩ đại
Bức ảnh gốc chụp Albert Einstein thè lưỡi trong xe của Arthur Sasse

Cũng từ khi bức ảnh được công bố rộng rãi, công chúng đã khám phá được một khía cạnh khác của nhà khoa học vĩ đại Einstein. Đó là hình ảnh một vị giáo sư có tính hài hước với mái tóc xoăn dài, ria mép rậm rạp và áo khoác da giản dị. Bức ảnh này của Arthur Sasse đã làm thay đổi nhận thức của công chúng về Einstein và các nhà khoa học nói chung. Nó đã phá vỡ khuôn mẫu thường thấy ở những người làm nghiên cứu khoa học, đã đến lúc công chúng thấy rằng họ cũng là con người bình thường, thân thiện và vui tính.

Là người sở hữu cú bấm máy để đời, Arthur Sasse đã khẳng định một bài học nằm lòng cho các nhiếp ảnh gia thực thụ, đó là phải biết chờ đợi những khoảnh khắc đáng giá. Bức ảnh của Einstein không qua chỉnh sửa và là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của Arthur Sasse.

Leonardo da Vinci nổi tiếng là một họa sĩ xuất sắc, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, nhà toán học, kỹ sư, nhà phát minh, nhà giải phẫu học, nhà địa chất, nhà địa lý học, nhà thực vật học và nhà văn nổi tiếng nhất thời kỳ Phục Hưng. Người ta biết đến Leonardo da Vinci nhiều nhất với vai trò là thiên tài hội họa, 2 tác phẩm Mona Lisa và The Last Supper trở thành những bức họa kinh điển nhất mọi thời đại.

Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là khái niệm về máy bay trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sự sử dụng hội tụ năng lượng mặt trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép, cùng nhiều sáng chế khác. Một vài thiết kế của ông đã được thực hiện và khả thi trong lúc ông còn sống. Ứng dụng khoa học trong chế biến kim loại và trong kỹ thuật ở thời đại Phục Hưng còn đang ở trong thời kỳ trứng nước. Thêm vào đó, ông có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng, quang học và nghiên cứu về thủy lực. Những sản phẩm lưu lại trong cuộc đời ông chỉ còn lại vài bức hoạ, cùng với một vài quyển sổ nháp tay (rơi vãi trong nhiều bộ sưu tập khác nhau các sáng tác của ông), bên trong chứa đựng các ký hoạ, minh hoạ về khoa học và bút ký.

Bức ảnh các nhà khoa học vĩ đại
Leonardo da Vinci

http://soha.vn/buc-anh-nhieu-nao-nhat-moi-thoi-dai-nguyen-mot-hoi-ban-than-gia-the-khung-toan-thien-tai-iq-tren-180-20190114150620122.htm gọi đây là bức hình "thông minh" nhất lịch sử chắc cũng không sai đâu. Gần đây, cư dân mạng tại một số diễn đàn đang chia sẻ một bức hình từ những ngày xưa cũ. Thoạt nhìn qua thì không có gì đâu, chỉ là khi quan sát kỹ những người trong ảnh thì tất cả mới cảm thấy giật mình.

Bức ảnh các nhà khoa học vĩ đại

Bạn có nhận ra những người trong hình?

Ngay chính giữa bức hình hàng đầu tiên là Albert Einstein đang ngồi. Và nếu là một người am tường về lịch sử, bạn sẽ nhận ra rằng xung quanh ông cũng toàn những nhân vật kiệt xuất trong giới khoa học của thế kỷ 20. Max Planck, Marie Curie, Hendrik Lorentz... tất cả đều có thể xem là những http://soha.vn/thien-tai.html với chỉ số IQ trên 180.

Đây có thể xem là bức hình "thông minh" nhất, nhiều "não" nhất lịch sử. Đã không chụp thì thôi, chụp là phải với một hội "gia thế khủng" như vậy, khủng đến nỗi lắm người còn tỏ ra nghi ngờ không biết là ảnh thật hay fake nữa.Nhưng yên tâm đi, bức ảnh này có thật đấy! Tấm hình được chụp vào tháng 10 năm 1927, tại Hội nghị Solvay lần thứ 5 được tổ chức tại Brussels (Bỉ). Hội nghị trực thuộc Viện Vật lý và Hóa học Quốc tế Solvay do Ernest Solvay - một nhà công nghiệp người Bỉ vào năm 1912. Viện Solvay sẽ đứng ra tổ chức các buổi hội nghị, tọa đàm, hội thảo... Hội nghị Solvay là một trong số đó, với tần suất 3 năm 1 lần. Mục đích của hội nghị là để cho những chuyên gia đầu ngành thảo luận công khai về các vấn đề liên vật lý và hóa học đương thời. Những vấn đề được nêu ra đều là nổi cộm, mang tính chất cách mạng và có khả năng thay đổi nền tảng tư duy của nhân loại khi ấy.

Bức ảnh các nhà khoa học vĩ đại

Ảnh gốc của bức hình nhiều "não" nhất Sự kiện nổi tiếng nhất là Hội nghị Solvay lần thứ 5 về Electron và Photon - cũng chính là hội nghị nơi bức ảnh phía trên đã được chụp. Các chuyên gia hàng đầu về vật lý với sự dẫn dắt của Albert Einstein và Niels Bohr đã cùng nhau thảo luận về các công thức mới cho vật lý lượng tử. Hội nghị này cũng là đỉnh điểm của cuộc tranh cãi giữa 2 trường phái trong vật lý học. Một bên là Einstein và các nhà khoa học theo chủ nghĩa duy thực - những người muốn khoa học phải tuân thủ những quy tắc và công thức chặt chẽ; Phía bên kia là Bohr và các nhà theo thuyết công cụ - muốn các quy tắc linh hoạt và lỏng lẻo hơn dựa trên kết quả tính toán được. Kết quả, chủ nghĩa công cụ thắng, và trở thành nền tảng cho vật lý học ngày nay. Tổng cộng có 29 người tham dự (đều có mặt trong ảnh), thì có đến 17 người giành được giải Nobel. Đặc biệt, Marie Curie là người duy nhất có 2 giải Nobel ở 2 lĩnh vực khác nhau là vật lý và hóa học. Danh sách những nhà khoa học trong ảnh (Từ trái sang phải)Hàng sau cùng: Auguste Piccard, Émile Henriot, Paul Ehrenfest, Édouard Herzen, Théophile de Donder, Erwin Schrödinger, JE Verschaffelt, Wolfgang Pauli, Werner Heisenberg, Ralph Fowler, Léon Brillouin.Hàng giữa: Peter Debye, Martin Knudsen, William Lawrence Bragg, Hendrik Anthony Kramers, Paul Dirac, Arthur Compton, Louis de Broglie, Max Born, Niels Bohr.

Hàng đầu: Irving Langmuir, Max Planck, Marie Curie, Hendrik Lorentz, Albert Einstein, Paul Langevin, Charles-Eugène Guye, CTR Wilson, Owen Richardson.


Page 2

Đang tải...

Đã xảy ra lỗi khi cố gắng tải phiên bản đầy đủ của trang web này. Hãy thử làm mới trang này để sửa lỗi.