Bội chi ngân sách nhà nước là tốt hay xấu

Bội chi ngân sách nhà nước là gì? Các trường hợp bội chi ngân sách nhà nước                         Bội chi ngân sách nhà nước là gì?

Bội chi ngân sách nhà nước là gì? Các trường hợp bội chi ngân sách nhà nước? Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Khái niệm và các trường hợp bội chi ngân sách nhà nước

  • 1 1. Khái niệm bội chi ngân sách nhà nước
  • 2 2. Các trường hợp bội chi ngân sách nhà nước

Bội chi ngân sách kéo dài sẽ rối loạn lưu thông tiền tệ và giá cả, dẫn đến lạm phát, ảnh hưởng xấu đến quá trình tái sản xuất toàn bộ nền kinh tế và đời sống của các tầng lớp nhân dân. Vậy bội chi ngân sách nhà nước là gì? Bội chi ngân sách nhà nước được pháp luật quy định như thế nào? Bội chi ngân sách bao gồm các trường hợp nào? Bài viết sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý:

-Luật ngân sách nhà nước 2015.

Nghị định 163/2016/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước.

1. Khái niệm bội chi ngân sách nhà nước

Trước hết, khoản 1 Điều 4Luật ngân sách nhà nước 2015quy định:

Bội chi ngân sách nhà nướcbao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.

Bội chi ngân sách nhà nước (hay còn còn gọi là Thâm hụt ngân sách)trongkinh tế học vĩ môvàkinh tế học công cộngđược hiểu là tình trạng các khoản chi củangân sách Nhà nước(ngân sách chính phủ) lớn hơn các khoản thu, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách.Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương. Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp từ các nguồn vay. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.

Tại Khoản 1 Điều 4Nghị định 163/2016/NĐ-CPcũng ghi nhận:

1. Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh:

a) Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương và tổng thu ngân sách trung ương trong một năm ngân sách;

Xem thêm: Nguyên tắc bố trí, phân bổ vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước

b) Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh làtổnghợp bội chi ngân sáchcấptỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sáchcấptỉnh và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một năm ngân sách.

Bội chi ngân sách nhà nước là chi lớn hơn thu trong năm ngân sách, là tình trạng mất cân đối của ngân sách, phản ánh sự thiếu hụt của nền tài chính.

2. Các trường hợp bội chi ngân sách nhà nước

Tàichínhcônghiệnđạiphânloạibội chi ngân sách nhà nước thànhhailoại: bội chi cơ cấu và bội chi chu kì.

2.1. Bội chi cơ cấu

Bội chi cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấpbảo hiểm xã hộihay quy mô chi tiêu chogiáo dục,quốc phòng,

Ví dụ: Tổng chi NSNN năm 2013 ước tính đạt 986,2 nghìn tỷ đồng, bằng 100,8% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 201,6 nghìn tỷ đồng, bằng 115,1% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 196,3 nghìn tỷ đồng, bằng 115,4%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể (bao gồm cả chi thực hiện cải cách tiền lương) ước tính đạt 679,6 nghìn tỷ đồng, bằng 100,8%; chi trả nợ và viện trợ 105 nghìn tỷ đồng, bằng 100%. (Theo Thời báo Ngân hàng)

Nguyên nhân dẫn đến bội chi cơ cấu chủ yếu là nguyên nhân chủ quan là do quản lý, điều hành ngân sách nhà nước bất hợp lý. Biểu hiện qua những vấn đề như việc khai thác và đánh giá nguồn thu chưa tốt, phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước còn nhiều bất cập, dẫn đến thất thoát và lãng phí nguồn lực tài chính của nhà nước, hay vấn đề phân cấp quản lý ngân sách ngân sách nhà nước chưa khuyến khích địa phương nổ lực trong khai thác nguồn thu và phân bổ chi tiêu hiệu quả.

Những điều đó đã làm nguồn thu vào ngân sách nhà nước bị thất thoát, hoạt động thu không hiệu quả và không đủ cho hoạt động chi của nhà nước. Ngoài ra do nhà nước chủ động sử dụng bội chi ngân sách nhà nước như là một công cụ để thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng tạo sự tăng trưởng cho nền kinh tế, khắc phục tình trạng suy thoái của nền kinh tế.

Xem thêm: Công khai, minh bạch về tài chính và ngân sách nhà nước

2.2. Bội chi chu kỳ

Bội chi chu kì là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa là mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ: Tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước năm 2019 ở mức 5,3% GDP, vượt mức 4,8% đã dự toán. Nguyên nhân chủ yếu do doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về vốn, sản phẩm tồn kho tiêu thụ chậm dẫn đến thua lỗ.

Nguyên nhân dẫn đến bội chi chu kì thường là nguyên nhân khách quan: Do nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng, của cải vật chất tạo ra ít, năng suất lao động của xã hội thấp, thất nghiệp gia tăng, làm cho nguồn thu vào ngân sách nhà nước bị giảm sút, nhưng nhu cầu chi tiêu lại gia tăng để giải quyết những vấn đề khó khăn mới về kinh tế- xã hội như: trợ cấp xã hội, các khoản chi để phục hồi nền kinh tế, đồng thời nhà nước còn chi tiền để phục hồi nền kinh tế. Điều đó dễ dẫn đến tình trạng thu không đủ chi và ngân sách nhà nước bị thâm hụt.

Ngược lại, khi kinh tế ở giai đoạn phồn thịnh, thu vào ngân sách nhà nước liên tục tăng lên mà không phải chi các khoản chi bất thường thì ngân sách nhà nước tăng lên và đảm bảo thực hiện tốt những dự toán đã được đề ra. Qua đó, ta thấy suy thoái và khủng hoảng kinh tế là một trong những nguyên nhân gây ra bội chi ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, thiên tai và tình trạng bất ổn về an ninh chính trị của quốc gia, thế giới cũng ảnh hưởng rất lớn đến ngân sách nhà nước, do nhu cầu chi tiêu cho quốc phòng và an ninh trật tự xã hội tăng lên và phải chi nhiều để khắc phục hậu quả thiên tai.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Việc phân biệt hai loại bội chi trên đây có tác dụng quan trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng thực sự củachính sách tài chínhkhi thực hiệnchính sách tài chínhmở rộng hay thắt chặt sẽ ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách như thế nào giúp cho chính phủ có những biện pháp điều chỉnh chính sách hợp lý trong từng giai đoạn củachu kỳ kinh tế.

Ngoài ra, căn cứ vào yếu tố thời gian, có sự phân chia bội chi ngân sách thành bội chi ngắn hạn và bội chi dài hạn.Dựa trên những nguyên nhân cụ thể mà dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách. Tình trạng này được xem như là một điều tất yếu do nước ta đang trong giai đoạn phát triển, cần thiết phải sử dụng nguồn lực của nhà nước cho đầu tư phát triển mà các thành phần kinh tế khác không muốn làm hoặc chưa có khả năng làm được. Từ đó bắt buộc phải tăng vay nợ và chấp nhận tình trạng bội chi ở mức cao.

Xem thêm: Nguyên tắc phân phối nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách nhà nước

Tuy nhiên, nền kinh tế phải chịu đựng bội chi trong bao lâu là vô cùng quan trọng. Theo quan điểm của phó chủ nhiệm Ủy ban tài chính và ngân sách quốc hội thì bội chi dài hạn sẽ ảnh hưởng rất xấu đối với an ninh tài chính quốc gia và nền kinh tế nước ta chỉ chịu được bội chi ngắn hạn và không nên duy trì quá lâu tình trạng bội chi cao như hiện nay.

Theo quy định củaLuật ngân sách nhà nước 2015 Điều 16:

1. Ngân sách nhà nước được giám sát bởi cộng đồng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức việc giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng. Nội dung giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng gồm:

a) Việc chấp hành các quy định của pháp luật về quảnlý, sử dụng ngân sách nhà nước;

b) Tình hìnhthực hiện dự toán ngân sách nhà nước hằng năm;

c) Việc thực hiện công khai ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 15 của Luật này.

2. Chính phủ quy định chi tiết về giám sát ngân sách nhà nướccủacộng đồng.

Điều này được hướng dẫn bởi Điều 52Nghị định 163/2016/NĐ-CP

Xem thêm: Bội chi ngân sách nhà nước là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục bội chi?

1.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủtrì, phối hợp với các thành viên của Mặt trận tổ chức việc giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng.

2.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trực tiếp hoặc thông qua các thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tiếp nhận thông tin, đề nghịgiám sát; chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện giám sát ngân sách nhà nước theo kế hoạch và quy định của pháp luật.

.

5.Cơ quan, đơn vị, tổ chức được giám sát và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm:

a)Cung cấp thông tin, tài liệu theo nội dung giám sát cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp;

b)Xem xét giải quyết, giải trình và trả lời kịp thời kiến nghị của nhân dân kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền về nhưng vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;

c)Thực hiện công khai nội dung giải quyết, giải trình kiến nghị của nhân dân, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp về hoạt động giám sát.

Do vậy các cơ quan thực hiện ngân sách cần chủ động cung cấp thông tin để người dân có thể liên hệ, trao đổi khi cần thiết.Việc công khai sẽ đảm bảo quyền công dân, mọi tổ chức, cá nhân có thể theo dõi, kiểm tra và giám sát việc quản lý ngân sách nhà nước. Khi người dân tham gia quá trình giám sát thì nguồn lực ngân sách nhà nước sẽ được phân bổ tốt hơn, hiệu quả hơn và cải thiện việc cung cấp các dịch vụ công, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục, các công trình đầu tư công,tránh lãng phí, tham nhũng. Việc công khai minh bạch ngân sách nhà nước cũng góp phần thúc đẩy người dân đóng góp ý kiến về việc họ muốn tiền được dùng vào việc gì mà chính họ cần nhất, tạo niềm tin của người dân đối với nhà nước trong hoạt động tài chính,đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân, và là điều kiện để người dân đóng góp ý kiến về việc họ muốn tiền được dùng vào việc gì mà chính họ cần nhất cũng như tham gia giám sát việc huy động và sử dụng ngân sách nhà nước, tránh lãng phí, tham nhũng.

Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

  • Bội chi ngân sách nhà nước là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục bội chi?
  • Các chủ thể tham gia hoạt động thu ngân sách nhà nước
  • Quản lý ngân sách nhà nước là gì? Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước?
  • Phương thức cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước
  • Chi ngân sách Nhà nước là gì? Quy định về điều kiện chi ngân sách Nhà nước?

Chủ đề