Bỏ hộ khẩu giấy phụ huynh đi xin học cho con thế nào

Thiều Trang   -   Thứ sáu, 09/04/2021 18:30 (GMT+7)

Phụ huynh nộp hồ sơ tuyển sinh đầu cấp năm 2020. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn

Phụ huynh nháo nhác không rõ đăng ký học cho con ra sao

Bắt đầu từ 1.7.2021, Luật Cư trú 2020 chính thức có hiệu lực thi hành, trong đó nổi bật là quy định về việc thay thế đăng ký, quản lý thường trú từ phương thức thủ công bằng sổ giấy sang phương thức quản lý hiện đại bằng công nghệ thông tin.

Dù vui mừng khi sắp "thoát" khỏi các loại giấy tờ phức tạp, không phải sao y chứng thực giấy tờ khi thực hiện thủ tục hành chính, nhưng nhiều người dân lại lo lắng không biết sẽ lấy gì chứng minh cho thông tin cá nhân khi sổ hộ khẩu đã bị thu hồi. Đặc biệt là các bậc phụ huynh có con chuẩn bị "vượt cấp".

Là phụ huynh có con chuẩn bị thi vào lớp 1, chị Lê Thị Dung, cư trú tại phường Tân Mai, quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, bản thân đã tham khảo quy định tuyển sinh đầu cấp của các năm trước và được biết, khi nhập học cho con, nhà trường sẽ yêu cầu nộp sổ hộ khẩu.

"Khi nhập học, nhà trường yêu cầu có hộ khẩu để nhận học sinh theo tuyến, phải có hộ khẩu thì mới đi học theo tuyến được. Như vậy, bằng cách nào chứng minh con em mình thường trú ở đâu nếu sổ hộ khẩu đã bị thu hồi?" - chị Dung băn khoăn.

Bên cạnh đó, quy định về xóa hộ khẩu tại Luật Cư trú 2020 cũng khiến nhiều phụ huynh lo lắng vì không biết đăng ký học cho con như thế nào. Anh Nguyễn Văn Hiếu, thường trú tại quận Ba Đình, TP.Hà Nội chia sẻ, gia đình anh thuộc 1 trong 9 trường hợp công dân bị xoá hộ khẩu từ ngày 1.7.2021.

"Nhà tôi đã bán nhà được 4 năm, nhưng vẫn còn hộ khẩu ở Nghĩa Tân, Cầu Giấy. Như vậy, sắp tới sẽ bị xóa hộ khẩu ở Nghĩa Tân, đồng thời khi tôi thay đổi, cập nhật thông tin thì sẽ bị thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú để thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. Vì vậy, gia đình đang rất hoang mang về việc đăng ký học cho con ở đâu và đăng ký như thế nào" - anh Hiếu chia sẻ.

Phòng Giáo dục và Đào tạo băn khoăn và đợi hướng dẫn

Theo tìm hiểu của phóng viên, việc tuyển sinh đầu cấp sẽ được các trường phối hợp với Ủy ban Nhân dân (UBND) các phường, xã, thị trấn tổ chức điều tra số trẻ ở từng độ tuổi đi học trên địa bàn được phân công, đảm bảo số liệu chính xác phục vụ cho phân tuyến tuyển sinh.

Số liệu điều tra về số học sinh trong độ tuổi tuyển sinh của các trường trên địa bàn phải được UBND và Công an phường, xã, thị trấn xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác, là cơ sở để Phòng Giáo dục Đào tạo (GDĐT) tham mưu với UBND quận, huyện, thị xã trong công tác phân tuyến tuyển sinh.

Căn cứ vào kết quả điều tra số trẻ trong độ tuổi tuyển sinh trên địa bàn; căn cứ tình hình thực tế về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, giáo viên, các trường chủ động xây dựng dự thảo kế hoạch công tác tuyển sinh năm học và báo cáo phòng GDĐT theo quy định.

Như vậy, trong tuyển sinh đầu cấp, học sinh có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú ở phường nào thì sẽ được phân tuyến vào học các lớp đầu cấp tại trường đóng trên địa bàn đó hoặc địa bàn lân cận.

Trước những băn khoăn của phụ huynh về vấn đề "khai tử" sổ hộ khẩu, ông Lê Đức Thuận - Trưởng phòng GDĐT quận Ba Đình, TP.Hà Nội - cho biết, Phòng GDĐT đang đợi kế hoạch, hướng dẫn công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2021-2022.

"Hiện nay Sở GDĐT Hà Nội chuẩn bị ban hành kế hoạch, hướng dẫn công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2021-2022. Ngay khi có văn bản của Sở, Phòng GDĐT quận Ba Đình sẽ căn cứ, tham mưu UBND quận các phương án để triển khai, đảm bảo phù hợp và theo đúng quy định" - ông Thuận thông tin thêm.

Được biết, từ ngày 1.7 sẽ bỏ toàn bộ các quy định về thủ tục cấp đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, cấp giấy chuyển hộ khẩu.

Những sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp vẫn được sử dụng và có giá trị cho đến hết ngày 31.12.2022.

Nếu thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Dù có bỏ sổ hộ khẩu thì phụ huynh cũng không cần lo lắng việc nhập học của các con ở lớp 1, lớp 6.

Theo quy định trước đây thì hồ sơ nhập học đầu cấp của học sinh lớp 1, lớp 6 thường sẽ yêu cầu nộp bản sao hộ khẩu hợp lệ. Tuy nhiên theo luật Cư trú có hiệu lực từ 1.7 thì sẽ bỏ sổ hộ khẩu, thay bằng quản lý số hóa. Điều này kéo theo sự hoang mang, băn khoăn của các phụ huynh có con sắp vào lớp 1, lớp 6, không biết sẽ nộp hồ sơ nhập học cho con thế nào khi không dùng sổ hộ khẩu nữa.

Băn khoăn khi chuẩn bị hồ sơ nhập học cho con

Để giải đáp thắc mắc bỏ sổ hộ khẩu sẽ nộp hồ sơ nhập học cho con thế nào của phụ huynh, trên báo Thanh Niên đã có hẳn một bài viết khá đầy đủ thông tin và giải thích khá hợp lý. Em chia sẻ lại đây những điểm chính yếu, các bố các mẹ xem để biết cách đăng ký học cho con năm tới nhé.

Ảnh: Báo Thanh Niên

Trước đó nhiều phụ huynh đã bày tỏ nỗi lo rất sát thực tế đó là con chuẩn bị vào lớp 1 hoặc lớp 6, trong quy định cũ thì hồ sơ phải có bản sao hộ khẩu, nếu từ ngày 1.7 không áp dụng sổ hộ khẩu nữa thì còn yêu cầu phải nộp vào hồ sơ nhập học cho con nữa không?

Một phụ huynh đặt ra thắc mắc đó là không còn sổ hộ khẩu thì các trường sẽ đối chiếu giấy tờ hợp lệ thế nào, vì khi tiếp nhận hồ sơ nhập học, những trường hợp phát hiện không trùng khớp thông tin đã khai khi đăng ký xét tuyển sẽ bị loại khỏi danh sách.

Vẫn dùng sổ hộ khẩu làm căn cứ kết hợp đối chiếu giấy khai sinh

Thông thường một bộ hồ sơ xin nhập học sẽ bao gồm: 

- 01 bản đơn xin nhập học

- 01 bản sao giấy khai sinh

- 01 bản sao hộ khẩu có công chứng

- Giấy chứng nhận đã qua mẫu giáo

- Giấy chứng nhận ưu tiên nếu có.

Theo đó, hồ sơ nhập học hiện vẫn bao gồm giấy gọi trẻ ra lớp 1 của phường (tại nơi đang cư trú), giấy khai sinh hợp lệ và vẫn dùng sổ hộ khẩu làm căn cứ chứng minh để nhập học. Theo luật Cư trú, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn sử dụng và có giá trị cho đến hết ngày 31/12/2022.

Trường hợp có những thay đổi trong thông tin sổ hộ khẩu hoặc tạm trú và đã bị thu hồi lại sổ hộ khẩu thì nhà trường sẽ dùng thông tin trong khai sinh để đối chiếu. Mặt khác, các trường cũng nhận được danh sách tuyển sinh từ UBND phường nên đây cũng có thể làm căn cứ để nhận hồ sơ nhập học của các con.

Phụ huynh cũng không cần lo lắng việc con sẽ đi học ở trường nào, việc tuyển sinh các lớp đầu cấp sẽ dựa theo nguyên tắc phân tuyến theo nơi cư trú. Học sinh thường trú hoặc tạm trú ở phường thuộc quận nào thì sẽ vào học các trường trên địa bàn đó hoặc địa bàn lân cận.

UBND phường sẽ thống kê và gửi danh sách các em trong độ tuổi về ban tuyển sinh quận, từ đó có sự phân bổ chỉ tiêu, lập danh sách học sinh và từng trường, danh sách này sẽ được gửi về từng trường.

Việc bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, văn bản hành chính không hề gây khó khăn cho phụ huynh học sinh. Điều này sẽ giúp quy trình tuyển sinh giảm bớt những thủ tục rườm rà, phụ huynh cũng đỡ tốn công, mất nhiều thời gian chuẩn bị cho con nhập học như trước đây.

Bắt đầu từ ngày 1.7, luật Cư trú 2020 chính thức có hiệu lực, trong đó nổi bật nhất là quy định về việc thay đổi phương thức quản lý cư trú từ truyền thống bằng sổ hộ khẩu (SHK), sổ tạm trú sang quản lý bằng số hóa.

Cũng theo lộ trình thực hiện của Bộ Công an, khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú, điều chỉnh thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú, tách hộ, xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, xóa đăng ký tạm trú dẫn đến thay đổi thông tin trong SHK, sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi SHK, sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của luật Cư trú và không cấp mới, cấp lại SHK, sổ tạm trú.

Phụ huynh làm thủ tục đăng ký nhập học cho con vào lớp 6

Bổ sung giấy tờ gì để chứng minh nơi cư trú ?

Cũng chính vào thời điểm này, các trường học tại TP.HCM đang hoàn tất giai đoạn cuối cùng trong quá trình tuyển học sinh (HS) đầu cấp để bước vào năm học mới. Thông thường, những năm trước, SHK hoặc tạm trú là một trong những thủ tục cần hoàn chỉnh khi nộp hồ sơ nhập học. Vì thế, một số phụ huynh lo lắng nếu không còn SHK thì phải bổ sung giấy tờ gì để chứng minh cư trú khi làm thủ tục nhập học cho con em.

Sau khi nhà trường công bố danh sách HS trúng tuyển vào lớp 6, anh Trần Việt Pháp (trú Q.4, TP.HCM) tìm hiểu thủ tục và chuẩn bị các loại giấy tờ theo quy định để nộp hồ sơ nhập học cho con trai. Anh Pháp cho hay: “Ngoài những giấy tờ như học bạ bậc tiểu học, bản sao các chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có) thì trong thông báo của nhà trường có liệt kê bản sao hộ khẩu có chứng thực. Gia đình tôi không có SHK, còn sổ tạm trú thì phường thu hồi để thực hiện cập nhật dữ liệu theo luật Cư trú khi đăng ký thường trú và chỉ cấp giấy xác nhận đã thu hồi SHK nên không biết lấy gì để chứng minh nơi cư trú, hoàn tất hồ sơ nhập học cho con”.

\n

Với lo lắng này, anh Pháp đã đến trường THCS mà con mình có tên trong danh sách HS lớp 6 năm học 2022 - 2023 để tìm hiểu và được hướng dẫn: “Khi phụ huynh đăng ký nhập học trực tuyến thì đã khai thông tin cá nhân cùng mã định danh của HS nên trên hệ thống dữ liệu của nhà trường đã có thông tin nơi trú của HS. Chỉ cần phụ huynh nộp bản sao giấy xác nhận đã thu hồi sổ tạm trú cùng các giấy tờ theo quy định là hoàn tất thủ tục”.

Đối chiếu thông tin trong giấy khai sinh của học sinh

Đề cập việc thay đổi của luật Cư trú có ảnh hưởng đến việc nhập học của HS hay không, ông Phan Văn Quang, Phó phòng Giáo dục Q.Tân Bình (TP.HCM), khẳng định việc bãi bỏ SHK, sổ tạm trú, những văn bản có tính hành chính như trên không gây khó khăn hay ảnh hưởng đến phụ huynh. Phụ huynh không phải lo lắng về việc bỏ SHK sẽ ảnh hưởng đến việc học của con em mình mà ngược lại sẽ giúp quy trình tuyển sinh giảm bớt những thủ tục có tính hành chính.

Ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng phòng Giáo dục Q.6 (TP.HCM), cho hay theo nguyên tắc tuyển sinh, các trường nhận HS theo danh sách thống kê trong điều tra phổ cập từ tổ dân phố, phường cung cấp. Hộ khẩu vẫn là căn cứ chứng minh để nhập học, bởi theo quy định khi luật Cư trú có hiệu lực, SHK, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của luật này đến hết ngày 31.12.2022. Tuy nhiên, trong trường hợp phụ huynh thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong SHK, sổ tạm trú và cơ quan đăng ký cư trú thu hồi thì theo ông Uyên, nhà trường sẽ đối chiếu với những thông tin trong giấy khai sinh.

Tương tự, ông Nguyễn Nghĩa Dũng, Hiệu trưởng Trường tiểu học Yên Thế (Q.Tân Bình, TP.HCM), cho biết theo quy định, nhà trường tiếp nhận HS lớp 1 theo danh sách từ các phường thiết lập từ việc quản lý nhân khẩu. Sau khi phụ huynh đã đăng ký nhập học trực tuyến theo giấy gọi vào học lớp 1 do UBND các phường phát thì nộp giấy khai sinh, bản sao hộ khẩu hoặc giấy xác nhận thu hồi SHK, sổ tạm trú của phường cho nhà trường. “Các trường sẽ không làm khó HS. Và đặc biệt, với HS lớp 1 năm nay, lứa HS sinh năm 2016, trong giấy khai sinh đã có mã định danh, trên dữ liệu của hệ thống cũng có thông tin về cư trú”, ông Dũng nói.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ đề