Bố cục văn bản trong lòng mẹ ngữ văn 8 năm 2024

Tài liệu bố cục bài Trong lòng mẹ môn Ngữ văn lớp 6 bộ Cánh diều chuẩn nhất gồm 2 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như bố cục, nội dung chính và 2 bài mẫu tóm tắt văn bản hay nhất. Từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 6.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Trong lòng mẹ

  1. Bố cục Trong lòng mẹ

Có thể chia văn bản thành 3 đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến ...sống bằng cách đó): Hoàn cảnh của Hồng

- Đoạn 2 (Tiếp theo đến …người ta hỏi đến chứ?): Cuộc trò chuyện giữa bé Hồng với người cô.

- Đoạn 3 (Còn lại): Cuộc gặp gỡ giữa bé Hồng và mẹ

Bố cục văn bản trong lòng mẹ ngữ văn 8 năm 2024

II. Nội dung chính Trong lòng mẹ

Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng, đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.

III. Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ

Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ (Mẫu 1)

Bé Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng, chú lớn lên trong không khí giả dối, lạnh lẽo của gia đình không hạnh phúc. Khi cha mất, người mẹ sau khi đã chôn vùi tuổi xuân bên người chồng nghiện ngập đã bỏ đi tha hương cầu thực. Hồng phải sống trong sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của họ hàng, đặc biệt của người cô độc ác luôn gieo rắc vào đầu cậu những điều xấu xa về mẹ. Bằng tình yêu thương bé Hồng vẫn luôn tin mẹ đúng, và thương nhớ mẹ. Cuối cùng mẹ cũng trở về, Hồng được mẹ âu yếm, vỗ về.

Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ (Mẫu 2)

Gần đến ngày giỗ đầu bố Hồng, cậu lại rất thương và nhớ mẹ mình thì một hôm, người cô gọi cậu đến và hỏi có muốn gặp mẹ, gặp “em bé” ko. Sau đó, bà ta làm cho Hồng đau lòng bằng cách nói về cuộc sống của mẹ Hồng (rách rưới, nghèo khổ đi bán hàng, thấy người quen ko dám chào). Bà ta càng nói Hồng càng im lặng và cậu bắt đầu khóc. Cậu càng thấy thương mẹ, càng căm ghét những hủ tục lạc hậu hơn là ghét mẹ trước những lời bôi nhọ mẹ mình của bà cô thâm hiểm, tàn nhẫn. Một hôm, trên đường đi học về, Hồng thoáng thấy một người ngồi trên xe kéo rất giống mẹ. Hồng liền đuổi theo và gọi to. Vài giây sau, Hồng đuổi kịp xe kéo. Và nhận ra đúng là mẹ mình. Hồng òa khóc nằm trong lòng mẹ. Cậu cảm nhận được tất cả vẻ đẹp, sự yêu thương và dịu dàng của mẹ. Cậu quên hết mọi lời nói độc ác của bà cô, chỉ còn niềm xúc động và tình yêu thương mẹ vô bờ

Câu 4: Từ việc phân tích trên, hãy cho biết một cách khái quát: Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần là gì? Các phần của văn bản quan hệ với nhau như thế nào?

  • Bố cục của văn bản thường gồm 3 phần:
    • Mở bài
    • Thân bài
    • Kết bài
  • Nhiệm vụ của từng phần:
    • Phần mở bài: giới thiệu nội dung, thu hút sự chú ý của người đọc.
    • Phần thân bài: phát triển và giải quyết một cách cụ thể vấn đề đã nêu ở phần mở bài, duy trì sự chú ý của người đọc.
    • Phần kết bài: tóm tắt kết luận và đáp ứng sự chờ đợi của người đọc.
  • Các phần này luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau để tập trung làm rõ chủ đề của văn bản

1.2. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản

  • Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Phần Thân bài văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh kể về những sự kiện nào? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo trình tự nào?

  • Phần thân bài của văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh được sắp xếp dựa trên cơ sở là hồi kí: nhớ lại các sự việc, tình tiết diễn ra vào buổi đầu đi học.
  • Các sự kiện ấy được sắp xếp theo trình tự: không gian, thời gian và dòng cảm xúc

Câu 2: Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng. Hãy chỉ ra những diễn biến của tâm trạng cậu bé trong phần Thân bài.

  • Diễn biến của tâm trạng cậu bé trong phần Thân bài:
    • Tình cảm và thái độ:
      • Tình cảm: Thương mẹ sâu sắc
      • Thái độ: Căm ghét những kẻ nói xấu mẹ, những cổ tục đã đầy đọa mẹ
    • Niềm vui hồn nhiên được ở trong lòng mẹ

Câu 3: Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh,... em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào? Hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biết

  • Em sẽ lần lượt miêu tả miêu tả theo diễn biến trước, sau qua thời gian, không gian và thứ tự các tình tiết thể hiện chủ đề bài văn.

Câu 4: Phần Thân bài của văn bản Người thấy đạo cao đức trọng nêu các sự việc để thể hiện chủ đề "Người thầy đạo cao đức trọng". Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc ấy

  • Cách sắp xếp:
    • Phần thân bài lần lượt trình bày bề con người của ông:
    • Học trò theo học rất đông
    • Nhiều người đỗ cao.
    • Vì thế ông được nhà vua "vời ông ra dạy thái tử học".
    • Nhưng đến đời Dụng Tông "vua thích vui chơi, không coi sóc việc triều đình, lại tinh dùng bọn nịnh thần".
    • Nhiều lần ông can ngăn, nhà vua không nghe nên ông trả mũ áo từ quan về làng…
    • Việc trình bày phần này đã nêu ra những luận cứ "người thầy giỏi, người tôi trung thành, có đạo đức" để làm sáng tỏ và chứng minh cho luận điểm "Chu Văn An là người thầy đạo cao đức trọng". Hai câu văn cuối phần này có thể coi là luận cứ mang tính minh họa rất cụ thể về "đạo cao đức trọng" của ông.

Câu 5: Từ các bài tập trên và bằng những hiểu biết của mình, hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản.