Binh chủng nhảy dù từ độ cao bao nhiêu năm 2024

Cùng với việc nâng cao trình độ huấn luyện bay; Sư đoàn 372 luôn chú trọng nâng cao trình độ kỹ, chiến thuật nhảy dù cho lực lượng phi công, tổ bay, nhân viên cứu hộ, cứu nạn và lực lượng đặc biệt của các đơn vị trên địa bàn.

Chúng tôi có mặt tại Sân bay Chu Lai những ngày cuối tháng 4, khi Sư đoàn 372 đang tổ chức huấn luyện nhảy dù cho các đơn vị. Mặc dù trời chưa sáng rõ, song các thành phần tham gia nhảy dù đã tập trung đông đủ tại Sân bay để làm công tác chuẩn bị (Kiểm tra trang thiết bị, ôn lại động tác, khởi động, mang dù vào người, giúp nhau thắt, chỉnh các dây đai…). Đúng 6 giờ sáng từng tốp (10 người) lần lượt bước lên trực thăng. Chỉ sau 5 phút, trên nền trời trong xanh, từ trực thăng bung ra các chấm trắng bằng cúc áo, sau đó to dần như những con sứa khổng lồ bồng bềnh trên không trung. Dưới sự hướng dẫn của lực lượng mặt đất, chỉ trong ít phút, các nhân viên dù đã khéo léo lái dù về bãi đáp, tiếp đất an toàn.

Binh chủng nhảy dù từ độ cao bao nhiêu năm 2024
Thực hành nhảy dù.

Đại tá Hoàng Văn Chiến - Phó Chính ủy Sư đoàn 372, cho biết: “Hằng năm, Sư đoàn tổ chức các đợt luyện tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao tiến độ nhảy dù từ thấp đến cao, từ loại dù đơn giản như: Đ-6, Đ-10, PTL-72, đến loại hiện đại như: UT-15, PO-16… Đợt huấn luyện năm nay có gần 200 học viên là các phi công, chủ nhiệm dù, nhân viên dù, lực lượng cứu hộ, cứu nạn và các lực lượng đặc công, đặc nhiệm của Quân khu 4, Quân khu 5… Đây là lực lượng đã được đào tạo cơ bản”.

Tìm hiểu chúng tôi được biết, nhảy dù là một nội dung huấn luyện đòi hỏi sự chuẩn bị công phu và tỉ mỉ từ con người đến phương tiện. Nhảy dù thường ở độ cao so với mặt đất từ 800 - 1.400m. Học viên được huấn luyện, truyền đạt kinh nghiệm từ mặt đất, khi ở trên không phải hoàn toàn độc lập về tư duy và thực hành động tác. Khi ở trên không, đòi hỏi người nhảy dù phải hết sức linh hoạt từ động tác rơi tự do, lựa chọn thời cơ giật dù, quan sát, điều khiển dù, tiếp đất để xử trí các trường hợp bất trắc như: Va chạm trên không, dù cuốn vào chân; dây dù vắt vòng số 8; tránh các chướng ngại vật mặt đất; chống dù lôi kéo khi tiếp đất có gió to… Các lực lượng nhảy dù gồm các phi công, sĩ quan dù, hay lực lượng chuyên trách được đào tạo tại Trung tâm Quốc gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn đường không... đã được huấn luyện các động tác cơ bản, kỹ năng, kỹ xảo lúc tiếp đất cũng như triển khai SSCĐ, thực hiện nhiệm vụ tiếp theo.

Trung tá Hà Văn Nhân - Chủ nhiệm dù Sư đoàn 372, chia sẻ: “Khó nhất là động tác mở dù trên không. Đối với phi công, thành viên tổ bay hoặc những nhân viên dù, học viên câu lạc bộ dù nhảy ở độ cao 800m, khi rơi tự do 3 giây hay 5 giây thì thực hiện giật dù. Đối với lực lượng giáo viên và lực lượng chuyên trách nhảy ở độ cao 1.200m đến 1.400m thì thời cơ giật dù sau khi rời cửa máy bay là khoảng 10 giây, động tác mở dù tốt nhất khi người chúc xuống 45 độ, giật dù với lực giật mạnh để đảm bảo an toàn, chính xác..”.

Đối với kỹ thuật tiếp đất, Trung úy CN Lương Đình Ngọc - Nhân viên dù, Trung đoàn 925 (Sư đoàn 372), cho biết: “Khi tiếp đất nếu gió mạnh thì chúng ta phải đứng dậy ngay, nhanh chóng chạy theo chiều gió, hướng gió, để mất tác dụng của dù, tránh bị lôi kéo. Trường hợp không kịp đứng dậy thì nằm úp xuống, 2 tay nắm các dây dù phía dưới kéo về phía mình để làm mất tác dụng của dù…”.

Những năm qua, Sư đoàn 372 là một trong những đơn vị của Quân chủng thường xuyên tổ chức huấn luyện, nâng cao trình độ nhảy dù cho phi công, nhân viên tổ bay, nhân viên dù và các lực lượng trinh sát, đặc nhiệm, đặc công chống khủng bố, tìm kiếm cứu nạn. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, Sư đoàn đã tổ chức tốt các đợt tập huấn, huấn luyện mặt đất trước các đợt nhảy dù; làm tốt công tác chuẩn bị cơ sở vật chất như: Máy bay trực thăng, chỉ huy điều hành bay, phương tiện phục vụ nhảy dù đến rèn luyện thể lực, sức khỏe, bồi dưỡng nghiệp vụ cho từng cá nhân; thường xuyên tổ chức giảng bình, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt huấn luyện. Chính vì thế, hằng năm, Sư đoàn tổ chức cho 600-700 lượt nhảy dù với nhiều bài tập khác nhau cho các lực lượng, bảo đảm an toàn tuyệt đối.

Ngoài huấn luyện bay, tổ chức bắn, ném bom đạn thật, thì huấn luyện nhảy dù đã góp phần nâng cao trình độ, khả năng SSCĐ, bảo vệ vùng trời, xử lý tốt các tình huống tác chiến trên không, mặt đất của các lực lượng trong Sư đoàn 372 và các đơn vị bạn trên địa bàn

VOV.VN - Để thực hiện các nhiệm vụ khó khăn và đặc biệt của mình, Lực lượng Dù tinh nhuệ-thiện chiến của Nga đang được trang bị các hệ thống dù nhiều lớp và nhiều loại nhằm đơn giản hóa và nâng cao hiệu quả hơn việc đổ bộ của binh sĩ, trang bị, xe máy và vũ khí.

Dù dành cho bộ đội

Hiện tại, loại dù chính dành cho lính dù Nga là sản phẩm D-10 (“Д-10”), hình mái vòm, có diện tích 100 m2 và nặng khoảng 12 kg. Sử dụng D-10, một binh sĩ cùng các khí tài, trang bị với trọng lượng lên đến 140 kg có thể nhảy dù từ độ cao 4 km với tốc độ không quá 400 km/h.

Từ năm 2018, Viện Nghiên cứu dù Moscow đã phát triển hệ thống dù D-14 Shelest (Д-14 “Шелест”) mới trong thành phần của bộ trang bị chiến đấu “Chiến binh” (“Ратник”) cho Lực lượng Đổ bộ Đường không và lực lượng mặt đất. Hệ thống treo của D-14 đã được thiết kế lại có tính đến sự xuất hiện của thiết bị và các yếu tố mới. Hệ thống dù cùng với áo giáp tiêu chuẩn được cung cấp cho người sử dụng cho phép tăng trọng lượng thả dù lên 190 kg.

Binh chủng nhảy dù từ độ cao bao nhiêu năm 2024

Lực lượng Dù tinh nhuệ Nga được trang bị nhiều loại dù khác nhau; Nguồn: topwar.ru

“Shelest” khác với các mẫu dù quân sự khác ở cách bố trí ban đầu. Các tán dù chính và phụ được xếp trong một chiếc ba lô duy nhất đeo sau lưng của người nhảy dù. Một thùng hàng được đặt ở phía trước dây nịt. Khi hạ cánh trên mặt nước, thùng này có thể hoạt động như một phao cứu sinh. D-14 cho phép nhảy từ độ cao 8 km với tốc độ máy bay đến 350 km/h. Giảm dần từ độ cao tối đa, người lính dù sẽ có thể bay 30 km.

Hiện sản phẩm D-14 “Shelest” đã qua thử nghiệm, đã khẳng định được các đặc tính cao của nó. Trong tương lai gần, không muộn hơn năm 2022, loại dù này sẽ được cung cấp cho Lực lượng Dù, sau đó việc tái trang bị cho các đơn vị sẽ bắt đầu. Một phát triển thú vị khác, được lên kế hoạch áp dụng, là hệ thống Shturm (“Штурм”) - loại dù được thiết kế cho các lực lượng đặc biệt của Lực lượng Dù và các phân đội khác, không đựng trong ba lô.

Nó khác với các loại dù khác bởi hệ thống treo được đơn giản hóa và không dùng ba lô, tán dù được ép trong một túi đặc biệt. Túi này được treo trong cabin của máy bay hoặc máy bay trực thăng, và khi người lính dù nhảy, ngay lập tức tán dù được tung ra khỏi túi. Cấu tạo đặc biệt giúp rút ngắn thời gian triển khai dù, và nhờ đó, Shturm có thể được sử dụng ở độ cao tối thiểu 80 m (để so sánh, với D-10, chỉ có thể dùng từ độ cao ít nhất là 400 m).

Dù dành cho hàng hóa

Trang bị của lính dù có thể bao gồm một thùng chứa đồ đạc có kích thước và khối lượng hạn chế. Đối với các tải trọng lớn và nặng, người ta dùng các hệ thống dù đặc biệt và các thiết kế mới cũng đang được phát triển. Vào giữa những năm 2010, tổ hợp thiết kế và sản xuất “Universal” (thuộc Tập đoàn “Technodinamika”) đã tạo ra một hệ thống dù hàng mới - PGS-1500 (ПГС-1500). Năm 2018, sản phẩm này đã được thử nghiệm và hiện nay đang trong quá trình làm thủ tục để đưa vào trang bị.

PGS-1500 là một nền tảng có hệ thống treo và một số vòm dù, có thể được sử dụng để thả tải trọng từ 500-1.500 kg, kích thước tương ứng với kích thước của nền tảng/bệ/pallet/kệ. Dù này được sử dụng từ máy bay Il-76 và có thể thả từ độ cao 8 km với tốc độ máy bay 380 km/h. Để thả dù các khối hàng nặng hơn, người ta sử dụng bệ P-7 (П-7) với bị hệ thống dù MKS-5-128R (МКС-5-128Р). Với khả năng thả dù trọng lượng lên đến 10 tấn, nó được sử dụng cho một số loại phương tiện bọc thép vận chuyển bằng đường không; một máy bay Il-76 có thể mang tới bốn bệ P-7.

Hệ thống thiết bị

Hiện nay, trong trang bị của Lực lượng Dù có một số hệ thống được thiết kế để thả dù các loại xe bọc thép và các thiết bị khác. Các xe chiến đấu bộ binh BMD (БМД) phiên bản cũ, ô tô, pháo kéo và các tải trọng khác có thể được thả xuống bằng cách sử dụng bệ P-7 (M) và các hệ thống nhảy dù tương thích.

Binh chủng nhảy dù từ độ cao bao nhiêu năm 2024

Lực lượng Dù Nga có nhiều phương pháp và hệ thống dù để thả các trang thiết bị, xe máy quân sự; Nguồn: topwar.ru

Ngoài ra, có một cách khác, được gọi là thả dù không bệ, về thực chất, gồm hệ thống dây dù và dây nịt, cũng như bộ giảm xóc để triệt tiêu lực tác động khi tiếp đất. Trong trường hợp này, tất cả các đồ vật được treo trực tiếp trên xe bọc thép, không có bệ/giá. Nhờ vậy, BMD hoặc xe bọc thép (БТР) vẫn giữ được khả năng di chuyển độc lập, giúp đơn giản hóa việc chuẩn bị trước khi bay và thả dù. Khả năng xe được thả bằng dù cùng với kíp xe bên trong cũng có thể được thực hiện.

Để thả dù các phương tiện BMP-3 hoặc thiết bị đặc chủng từ ​​máy bay Il-76M/MD, người ta dùng dù không bệ PBS-950 Bakhcha-PDS (ПБС-950 “Бахча-ПДС”), có khả năng sử dụng cho khối lượng hàng 13,2 tấn. BMD-4M nặng hơn được thả dù với hệ thống PBS-950U “Bakhcha-U-PDS” (ПБС-950У “Бахча-У-ПДС”), có tải trọng lên 14,5 tấn. Đặc biệt, với pháo tự hành Sprut-SD (“Спрут-СД”), thiết bị Sprut-PDS PBS-952 (ПБС-952 “Спрут-ПДС”) đã được phát triển để có thể thả dù tải trọng 18 tấn một cách an toàn.

Các mẫu dù chính để thả thiết bị kỹ thuật đang được sản xuất hàng loạt và được cung cấp cho các đơn vị. Bộ tư lệnh Lực lượng Dù cho biết, trong năm nay có thêm hai tiểu đoàn được trang bị các xe bọc thép tương ứng sẽ được nhận dù chuyên dụng mới cho BMD-4M.

Nền tảng đa năng

Trong những năm gần đây, một số xe máy thiết bị hiện khác nhau đã được chế tạo cho Lực lượng Dù. Một số mẫu xe máy tương thích với các phương tiện bay hiện có, trong khi những mẫu khác quá lớn và/hoặc nặng đối với chúng. Vừa có thông báo về việc phát triển một phương tiện đổ bộ mới - một mẫu dù đa năng đa mục đích UMPP (УМПП), tuy thời gian xuất hiện và đưa vào trang bị vẫn chưa được xác định.

Binh chủng nhảy dù từ độ cao bao nhiêu năm 2024

Binh chủng Đổ bộ Đường không Nga là lực lượng duy nhất trên thế giới có khả năng thả dù an toàn xe bọc thép với kíp lái bên trong; Nguồn: topwar.ru

UMPP được đòi hỏi có thể sử dụng để thả khối hàng nặng 18 tấn, với sự trợ giúp của UMPP, có thể thả BMD-4M và các thiết bị khác nhau trên khung gầm của nó - xe bọc thép, pháo tự hành, tổ hợp chống tăng và phòng không, v.v. Ngoài ra, các đối tượng của UMPP sẽ là các phương tiện trên khung gầm nặng, trang bị chiến đấu và phụ trợ khác.

Hôm nay và ngày mai

Hiện tại, Lực lượng Dù Nga có đầy đủ các phương tiện và hệ thống dù để đổ quân bằng dù với vũ khí cá nhân, đạn dược, xe bọc thép, pháo, các thiết bị khác nhau, ... từ máy bay vận tải quân sự. Hiệu quả của các loại dù và giàn dù hiện có đã nhiều lần được thể hiện và khẳng định trong các cuộc tập trận ở nhiều cấp độ và quy mô khác nhau. Việc phát triển trang thiết bị cho bộ đội dù vẫn không dừng lại.

Một trong những mục đích của nó là cung cấp cho Lực lượng Dù thiện chiến các thiết bị cần thiết để đổ bộ/thả dù, tạo điều kiện để lực lượng danh tiếng này có thể hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp của mình. Trong những năm gần đây, rất nhiều kết quả tích cực trong các lĩnh vực đã đạt được và xu hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai. Trong năm 2021-2022, dự kiến ​​sẽ xuất hiện của các hệ thống nhảy dù mới - điều sẽ tác động tích cực đến cả khả năng của Lực lượng Dù nói riêng và khả năng quốc phòng của Nga nói chung./.