Biểu đồ pareto về số mét vải bị lỗi năm 2024

Biểu đồ Pareto và quy tắc 80/20 hay quy tắc Pareto thường được sử dụng để tìm ra nguyên nhân phổ biến gây ra lỗi. Trong bài viết này, Không gian Gỗ và Công nghệ giới thiệu về các sử dụng biểu đồ Pareto trong phát hiện công đoạn chính gây ra lỗi của đồ gỗ …

(Nguồn: [1])

1. Giới thiệu biểu đồ Pareto

Biểu đồ Pareto được Vilfredo Pareto đưa ra [1], là một biểu đồ gồm các cột biểu diễn giá trị giảm dần của tần số xuất hiện các nhân tố, và đường cong biểu diễn tỉ lệ phần trăm tích lũy của tần số xuất hiện các nhân tố. Mục đích của biểu đồ là tìm ra trong nhóm các nhân tố thì đâu là nhân tố quan trọng nhất. Trong kiểm soát chất lượng (Quality control – QC), biểu đồ này thường dùng để biểu diễn nguyên nhân phổ biến nhất gây ra lỗi, hoặc nhân tố phổ biến nhất gây ra lỗi của sản phẩm.

Trong việc ứng dụng biểu đồ Pareto thường dựa vào quy tắc “80/20” hay còn gọi là quy tắc Pareto [2], có nghĩa là 80% ảnh hưởng của vấn đề do 20% các nguyên nhân chủ yếu. Dựa vào kết quả phân tích của biểu đồ có thể tập trung nguồn lực và trí tuệ vào giải quyết các nguyên nhân gây ra ảnh hưởng lớn.

2. Áp dụng trong kiểm soát và tìm nguyên nhân gây lỗi trong sản xuất đồ gỗ

Trong bài viết này, biểu đồ Pareto được sử dụng để phân tích và đưa ra các điểm cần khắc phục để cải thiện chất lượng đồ gỗ nói chung (các số liệu chỉ mang tính minh họa/ví dụ để làm rõ tác dụng của biểu đồ Pareto).

BÀI TOÁN: Trong một nhà máy sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, thời gian gần đây xuất hiện nhiều lỗi trên sản phẩm. Yêu cầu QC đưa ra giải pháp cải tiến, hạn chế lỗi cho sản phẩm.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN (gợi ý, có thể có nhiều phương pháp khác, hoặc kết hợp nhiều phương pháp, ở đây chỉ giới thiệu về biểu đồ Pareto)

Bước 1: Thu thập dữ liệu

Bước 2: Lập bảng dữ liệu để vẽ biểu đồ Pareto trong Microsoft Excel

Bước 3: Vẽ biểu đồ bằng Microsoft Excel

Bước 4: Xác định các nguyên nhân chủ yếu gây ra lỗi sản phẩm

Bước 5: Lập phương án cải tiến để giảm số lỗi từ các nguyên nhân đã tìm ra

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH (số liệu ví dụ):

Bước 1: QC tiến hành thống kê lỗi ở từng công đoạn sản xuất của dây chuyền trong 1 tuần (thời gian có thể ngắn hoặc dài hơn), với số lượng 200 sản phẩm cùng loại để khảo sát (số lượng sản phẩm càng nhiều, độ chính xác càng cao). Kết quả thể hiện như bảng sau:

Bảng 1. Thống kê số lượng lỗi ở các công đoạn trong dây chuyền

Bảng 1. Thống kê số lượng lỗi ở các công đoạn trong dây chuyền

Bước 2: QC nhập dữ liệu vào Excel, lập thành bảng dữ liệu như sau:

Bảng 2: Bảng dữ liệu sử dụng vẽ biểu đồ Pareto

Bước 3: Vẽ biểu đồ Preto trong Excel

Hình 1. Biểu đồ Pareto so sánh lỗi trong các công đoạn của dây chuyền sản xuất đồ gỗ

Bước 4: Dựa vào bảng 2 và biểu đồ Pareto trong hình 1, với tỉ lệ lỗi được sắp xếp theo thứ tự từ lớn tới nhỏ, cho thấy các công đoạn gồm: Cắt ngắn, Sơn, Bào, Ghép, Rong có tỉ lệ phần trăm tích luỹ là 74%, và công đoạn khoan lỗ với tỉ lệ phần trăm tích luỹ là 81% thuộc phạm vi 80% theo nguyên tắc Pareto. Vì vậy, ta chỉ cần tập trung ưu tiên giải quyết các công đoạn này là có thể giảm được số lỗi và cải thiện được chất lượng sản phẩm.

Bước 5: Lập phương án cải tiến để khắc phục lỗi trong các công đoạn đã tìm ra (Giao việc cho đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn trong nhà máy, hoặc tìm chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh vực tư vấn 😀).

Ngoài biểu đồ Pareto, còn nhiều công cụ khác có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp để phát hiện và tìm ra nguyên nhân để quyết định giải pháp khắc phục nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm. Trong những bài viết tới Không gian Gỗ và Công nghệ sẽ tiếp tục cập nhật và giới thiệu các công cụ hữu ích cho QC.

Chủ đề