Biên tập viên cộng tác tiếng anh là gì năm 2024

Mảng truyền thông là một bộ máy khổng lồ mà trong đó các ban ngành và mỗi một vị trí nhân sự có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Trong bài hôm nay, Sylvan Learning Việt Nam sẽ cùng bạn đi tìm hiểu các vị trí nhân sự đồ sộ của nó thông qua danh sách từ vựng tiếng Anh theo chủ đề Truyền thông về Nhân sự ngành Truyền thông. Thật tuyệt khi có thể về tìm hiểu được cơ cấu của ngành truyền thông là gì vừa có thể củng cố từ vựng tiếng Anh của bản thân phải không nào!

Từ vựng tiếng Anh theo chủ đề về nhân sự ngành Truyền thông

Proof-reader /pruf-ˈridər/: nhân viên đọc bản in thử báo giấy

Nhân viên đọc bản in thử báo giấy hay còn gọi là nhân viên chấm morat hoặc “nhặt sạn”. Họ phải có hiểu biết và kiến thức tốt về chính tả và ngữ pháp. Công việc của họ là dò và sửa lỗi chính tả, lỗi câu cú trong văn bản gốc các bản in thử của tin bài.

Ví dụ:

The proof-reader has a very good understanding of grammar and spelling.

Nhân viên đọc bản in thử bao giấy có hiểu biết rất tốt về chính tả và ngữ pháp.

News bureaus/ desks /nuz ˈbjʊroʊz/ /dɛsks/: ban biên tập tin bài

Bộ phận biên tập tin bài là một nhóm người phụ trách thu thập và viết tin bài theo điều hướng đề tài của Tòa soạn. Bên cạnh đó, họ còn nhận trách nhiệm sàng lọc bài viết từ cộng tác viên và kiểm tra thông tin về số liệu, tên người, địa danh… của các tin bài tránh tình trạng thông tin sai sự thật, xuyên tạc.

Ví dụ:

The work of the news bureaus needs to be meticulous and careful.

Công việc của bộ phận biên tập tin bài cần tỉ mỉ và cẩn thận.

Sub-editor /sʌb-ˈɛdətər/ = managing editor: vị trí thư ký tòa soạn

Thư ký Tòa soạn phụ trách nhận tin bài từ các phòng ban gửi về. Họ sẽ chịu trách nhiệm kiểm duyệt thông tin trong tin bài, cách dàn trang trên báo “khâu cuối” trước khi chuyển lên tổng biên tập kí duyệt phát hành. Bên cạnh đó, thư ký tòa soạn còn kiêm việc tổ chức thực hiện các kế hoạch tuyên truyền của Ban biên tập.

Ví dụ:

The job of a sub-editor is very stressful.

Công việc của một thư ký tòa soạn có rất nhiều áp lực.

Fact-checker /fækt-ˈʧɛkər /: người kiểm tra thông tin

Sau khi bộ phận biên tập tin bài duyệt các tin bài sẽ cho đăng thì bước tiếp theo, các tin bài này sẽ được chuyển giao đến tay người kiểm tra thông tin. Người làm việc này có nhiệm vụ đi xác minh tính chính xác của những thông tin trong các tin bài và đưa ra phản hồi.

Ví dụ:

Fact-checkers are required to have broad knowledge and honesty.

Người kiểm tra thông tin được yêu cầu phải có kiến thức rộng và trung thực.

Television reporter /ˈtɛləˌvɪʒən rɪˈpɔrtər/: phóng viên truyền hình

Phóng viên truyền hình là những người lên ý tưởng và sáng tạo các nội dung bao gồm: kịch bản chương trình, kịch bản bản tin… cho các Đài truyền hình.

Ví dụ:

The work of the television reporter needs to be meticulous and careful.

Phóng viên truyền hình cần sự tỉ mỉ và cẩn thận.

Editor-in-chief /ˈɛdətər-ɪn-ʧif / = executive editor: vị trí tổng biên tập

Tổng biên tập được biết đến là người đứng đầu Tòa soạn. Họ nắm trong tay quyền quyết định tin bài/ tờ báo có được phát hành hay không, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật những thông tin được đăng tải trên báo.

Ví dụ:

The editor-in-chief has an important position and also bears a heavy responsibility.

Tổng biên tập có vị trí quan trọng, đồng thời cũng gánh trọng trách nặng nề.

Editor /ˈɛdətər/: biên tập viên

Biên tập viên là người chịu trách nhiệm cho sự chỉnh chu về hình thức, nội dung thông tin của tờ báo trước lúc phát hành.

Ví dụ:

Editors with extensive journalism training.

Biên tập viên được đào tạo chuyên sâu về nghề báo.

Deputy editor-in-chief /ˈdɛpjuti ˈɛdətər-ɪn-ʧif /: phó tổng biên tập

Phó tổng biên tập là người nhận lệnh trực tiếp từ tổng biên tập và điều phối xuống các phòng ban bên dưới. Họ là người chịu trách nhiệm cho các nhiệm vụ được phân công phụ trách trước tổng biên tập.

Ví dụ:

She has held the position of Deputy Editor-in-Chief since the beginning of 2008.

Bà giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập từ đầu năm 2008.

Content deputy editor-in-chief /ˈkɑntɛnt ˈdɛpjəti ˈɛdətər-ɪn-ʧif/: phó tổng biên tập mảng nội dung

Phó tổng biên tập mảng nội dung là người điều hành và chịu trách nhiệm về sự chính xác của nội dung tin bài cũng như kiểm tra xem các tin bài đã đi đúng tôn chỉ, mục tiêu của Tòa soạn chưa. Họ sẽ kiểm duyệt và ký duyệt các tin bài cho phát hành trước khi Tổng biên tập duyệt.

Ví dụ:

The Content deputy editor-in-chief is the person who is primarily responsible for the content of the news articles.

Phó tổng biên tập nội dung là người chịu trách nhiệm chính về nội dung của các tin bài.

Journalist /ˈʤɜrnələst /: nhà báo

Nhà báo là thuật ngữ chung chỉ những người làm việc trong lĩnh vực báo chí như: biên tập viên, phóng viên, thư ký tòa soạn… thậm chí là tổng biên tập. Họ hoạt động trong lĩnh vực báo chí phải có thẻ hành nghề.

Ví dụ:

Journalists are skilled news hunters.

Các nhà báo là những tay săn tin lành nghề.

Reporter /rɪˈpɔrtər /: phóng viên

Phóng viên là tên gọi chung cho những người là công việc sáng tạo/ viết tin, bài cho ác kênh truyền thông như: truyền hình, báo giấy, báo mạng, đài phát thanh, hãng thông tấn…

Ví dụ:

John is a good reporter.

John là một phóng viên giỏi.

Correspondent /ˌkɔrəˈspɑndənt /: phóng viên thường trú ở nước ngoài

Phóng viên thường trú ở nước ngoài là những người phụ trách thu thập, sáng tạo và viết các tin bài quốc tế hoặc các thông tin “hot” của quốc gia sở tại mà họ đăng ký thường trú.

Ví dụ:

Anna is a correspondent in Russia.

Anna là phóng viên thường trú ở Nga.

Cameraman /ˈkæm.rə.mæn/: quay phim

Họ là người đảm nhận vai trò điều khiển máy quay phim và thực hiện ghi hình khi cần thiết.

Ví dụ:

Cameraman must be in good health.

Người quay phim phải có sức khỏe tốt.

Columnist /ˈkɑləmnəst /: phóng viên phụ trách chuyên mục, phóng viên chuyên viết về một chuyên mục nào đó trên báo

Phóng viên phụ trách chuyên mục có nhiệm vụ khai thác và sáng tạo các tin bài theo một chuyên mục cụ thể dưới sự phân công của Tổng biên tập.

Ví dụ:

An economic columnist requires a very good knowledge of the field.

Một phóng viên chuyên về kinh tế đòi hỏi phải có kiến thức rất tốt về lĩnh vực này.

Production deputy editor-in-chief /prəˈdʌkʃən ˈdɛpjəti ˈɛdətər-ɪn-ʧif/: phó tổng biên tập sản xuất

Phó tổng biên tập mảng sản xuất là người điều hành và chịu trách nhiệm về hình thức và dàn trang của tờ báo. Họ sẽ kiểm duyệt và ký duyệt các tin bài cho phát hành trước khi Tổng biên tập duyệt.

Ví dụ:

The job of a production deputy editor-in-chief is not easy.

Công việc của một phó tổng biên tập sản xuất không hề dễ dàng.

Senior executive editor /ˈsinjər ɪgˈzɛkjətɪv ˈɛdətər/: ủy viên ban biên tập

Ủy viên ban biên tập có nhiệm vụ hỗ trợ ban biên tập truyền tải và triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được bàn giao theo đúng điều hướng từ Tòa soạn.

Ví dụ:

The job of a senior executive editor is very stressful.

Công việc của một ủy viên ban biên tập có áp lực rất lớn.

Graphic artist /ˈgræfɪk ˈɑrtəst/: chuyên viên đồ họa

Chuyên viên đồ họa phụ trách việc sử dụng các chất liệu, vật liệu để tạo chế bản in ấn. Ví dụ xem xét về cách các hình ảnh của tin bài sẽ in nổi/ lõm/ xuyên/ độc bản…

Ví dụ:

The team of Graphic artists has more than 2 years of experience.

Đội ngũ chuyên viên đồ họa đã có hơn 2 năm kinh nghiệm.

Senior editor /ˈsinjər ˈɛdətər/: biên tập viên cao cấp

Biên tập viên cao cấp là những người được đào tạo chuyên sâu và có trình độ nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm về các kỹ năng kiểm duyệt tin bài tốt hơn so với biên tập viên thông thường. Vì vậy, trong một ban biên tập những người là biên tập viên cao cấp sẽ là người hướng dẫn, điều hường và hỗ trợ các biên tập viên khác hoàn thành công việc.

Ví dụ:

It took him 2 years to get to the position of senior editor.

Anh mất 2 năm để lên được vị trí biên tập viên cao cấp.

Graphic designer /ˈgræfɪk dɪˈzaɪnər/: nhân viên thiết kế đồ họa

Người thiết kế đồ họa là những người sử dụng công nghệ hoặc các phương pháp khác để vẽ/ sáng tạo nên hình ảnh minh họa, thiết kế bao bì, biên tập dàn trang báo chí, thiết kế ấn phẩm quảng cáo…

Ví dụ:

Graphic designers are often gifted with drawing.

Các nhà thiết kế đồ họa thường có năng khiếu vẽ.

Contributor /kənˈtrɪbjətər/: cộng tác viên viết tin bài

Cộng tác viên là tên gọi cho những “nhà báo nghiệp dư”, họ cũng làm công tác thu thập và sáng tạo nội dung tin bài. Tuy nhiên, tin bài của họ được gửi theo dạng cộng tác, tức là bán bản quyền cho tòa soạn để ăn nhuận bút và không bị ràng buộc về số lượng bài viết, noi làm việc… Họ thường là những người có khả năng viết lách nhưng chưa có thẻ hành nghề nhà báo.

Ví dụ:

She is a contributor to the newspaper “Hoa hoc tro”.

Cô ấy là cộng tác viên của tờ báo “Hoa học trò”.

Editor-at-large = contributing editor /ˈɛdətər-æt-lɑrʤ = kənˈtrɪbjutɪŋ ˈɛdətər/: cộng tác viên biên tập

Là những người được Tòa soạn thuê để làm việc ở vai trò là người cộng tác mà không phả nhân viên chính thức. Công việc của họ là nhận việc và hỗ trợ cho ban biên tập kiểm duyệt thông tin, lỗi morat… của các tin bài được gửi đến từ các phóng viên, cộng tác viên.

Ví dụ:

I’ve been an editor-at-large for 3 years.

Tôi đã là một cộng tác viên biên tập trong 3 năm.

Web designer /wɛb dɪˈzaɪnər/: nhân viên thiết kế web

Người thiết kế web là những người đảm nhận công việc thiết kế trang web hoàn chỉnh cho Tòa soạn. Họ phải đảm bảo trang web hoạt động tốt trong suots quá trình sử dụng.

Ví dụ:

He is a web designer for the New York Times.

Anh ấy lf người thiết kế trang web cho tờ New York Times.

Webmaster /ˈwɛbˌmæstər /: người phụ trách/điều hành/quản lý website

Người quản trị website của tòa soạn là người kiểm soát và kiểm duyệt số lượng, thời lượng, hình thức… đăng tin bài lên website của tòa soạn dưới sự chỉ đạo của Tổng biên tập.

Ví dụ:

She is the webmaster of the New York Times newspaper.

Cô ấy là quản trị viên của tờ báo New York Times.

War correspondent /wɔr ˌkɔrəˈspɑndənt/: phóng viên chiến trường

Phóng viên chiến trường là những người đích thân đi tác nghiệp và lấy tin tức tại các chiến trường trong thực tế.

Ví dụ:

The nature of the job of a war correspondent is high – risk.

Tính chất công việc của phóng viên chiến trường có rủi ro cao.

Photojournalist /ˌfoʊtoʊˈʤɜrnələst/: phóng viên ảnh

Phóng viên ảnh là những người đảm nhiệm các hình ảnh minh họa tin bài trong tòa soạn. Họ phải có kỹ năng chụp hình và kiểm duyệt hình ảnh tốt để đảm bảo hình ảnh có khả năng truyền tải thông tin cao, chất lượng và phù hợp.

Ví dụ:

Henry is an amateur photojournalist.

Henry là một phóng viên ảnh nghiệp dư.

Trong bài viết này, Sylvan Learning Việt Nam đã liệt kê “tất tần tật” những vị trí nhân sự ngành truyền thông cần có giúp bạn hiểu khái quát bộ máy truyền thông sẽ như thế nào. Với danh sách từ vựng tiếng Anh theo chủ đề Truyền thông này, bạn đừng bỏ qua cơ hội tìm hiểu thêm về ngành nghề/ vị trí mà bạn yêu thích từ các nguồn tư liệu bằng tiếng Anh nhé.

Biên tập viên tin tức tiếng Anh là gì?

Biên tập viên thời sự (tiếng Anh: news presenter), thường gọi tắt là biên tập viên, là người đọc các bản tin trong một chương trình thời sự trên sóng truyền hình, phát thanh hoặc trên mạng Internet.

Cộng tác viên biên dịch tiếng Anh là gì?

Trong tiếng anh, cộng tác viên là “collaborators” – tương tự, cộng tác viên dịch thuật là “translation collaborators”.

Biên tập viên website tiếng Anh là gì?

“Biên tập viên (tiếng Anh: editor) là người xem xét, sửa đổi các tài liệu bằng văn bản, chẳng hạn như sách, bài báo, báo cáo và các hình thức giao tiếp bằng văn bản khác.”

Biên tập viên Đài truyền hình Việt Nam tiếng Anh là gì?

Biên tập viên (news presenter) và thông tín viên (reporter) tin tức, bản tin thời sự trên sóng truyền hình tuy cũng được xếp vào nhóm người dẫn chương trình nhưng họ có nghiệp vụ chuyên môn thuộc về truyền thông báo chí chứ không phải nghệ thuật giải trí.

Chủ đề