Biển 43 ở đâu

Ở Việt Nam mỗi tỉnh, thành phố đều có mã vùng khác nhau. Người ta sẽ dùng mã vùng này để làm biển số xe cho tỉnh tương ứng. Bạn đã bao giờ nhìn thấy biển số xe 43 không? Hay có thắc mắc là biển số xe 43 ở đâu không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Thông tư 58/2020/TT-BCA.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Biển số 43 ở đâu?

Biển số xe hay còn gọi là biển kiểm soát xe cơ giới là tấm biển gắn trên mỗi xe cơ giới; được cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cụ thể là cơ quan công an cấp khi mua xe hoặc chuyển nhượng xe.

Nước ta có 63 tỉnh thành thì ở mỗi tỉnh thành đều có một mã vùng khác nhau. Tương ứng với từng tỉnh, thành phố sẽ có một ký hiệu biển số xe riêng để phân biệt; và được quy định cụ thể tại Thông tư 58/2020/TT-BCA của Bộ Công an. Biển số xe sẽ lấy mã vùng làm dấu hiệu nhận biết biển số ở tỉnh đó. Vì vậy giúp nhận biết tỉnh thành mà chiếc xe đã đăng ký ở tỉnh nào?

Phụ lục số 02 về Ký hiệu biển số xe ô tô – mô tô trong nước quy định; tại Thông tư số 58/2020/TT-BCA thì Ký hiệu biển số xe 43 ở TP. Đà Nẵng.

Biển số xe 43 ở tỉnh nào?

Theo đó biển 43 thuộc TP. Đà Nẵng. Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc trung ương; nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam; là thành phố trung tâm và lớn nhất khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Hiện nay, tại thành phố Đà Nẵng có một số khu điểm tham quan; du lịch đặc sắc như SunWorld Bà Nà Hills, SunWorld Đà Nẵng Wonders; Khu suối khoáng nóng Núi Thần Tài, Khu du lịch Hòa Phú Thành; Khu di tích quốc gia đặc biệt danh thắng Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm, Bảo tàng Đà Nẵng… Tuy vậy, phần lớn các cơ sở tham quan, vui chơi, giải trí, mua sắm; vẫn nằm ở quy mô nhỏ, thiếu sản phẩm chất lượng cao; sản phẩm du lịch mới chậm hình thành để có thể tạo sức hấp dẫn, cạnh tranh với các điểm đến khác.

Đà Nẵng còn nhiều tiềm năng để phát triển các sản phẩm du lịch mới; giúp nâng khả năng chi tiêu và thời gian lưu trú; hướng đến dòng khách cao cấp như du lịch sinh thái, cộng đồng, du lịch thủy nội địa, du lịch đô thị, M.I.C.E, chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng cao cấp… Đặc biệt, kinh tế ban đêm là lĩnh vực có thể mang lại nguồn thu không nhỏ; nhất là với các điểm đến du lịch. Vì vậy, cần thiết phải quy hoạch các khu tổ hợp giải trí ban đêm riêng biệt; hạn chế ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, đồng thời ưu tiên dành quỹ đất cho các dự án tạo sản phẩm du lịch quy mô lớn, chất lượng cao.

Có thể bạn quan tâm: 77 là biển số xe ở đâu?

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp biển số xe?

Cơ quan có thẩm quyền cấp biển số xe là

Cục Cảnh sát giao thông

Cục Cảnh sát giao thông có thẩm quyền cấp biển số xe cho xe của các cơ quan, tổ chức, cá nhân sau:

+ Xe của Bộ Công an; xe ô tô của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và xe ô tô của người nước ngoài làm việc trong cơ quan đó;

+ Xe ô tô của các cơ quan, các tổ chức bao gồm: Văn phòng và các Ban của Trung ương Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ; Văn phòng cơ quan Trung ương các tổ chức chính trị- xã hội (Mặt trận tổ quốc, Công đoàn Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam); Văn phòng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Văn phòng Toà án nhân dân tối cao; Văn phòng Kiểm toán nhà nước.

Phòng Cảnh sát giao thông

Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Phòng Cảnh sát giao thông) có thẩm quyền cấp biển số các loại xe sau đây (trừ các loại xe của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nêu ở mục trên):

+ Xe ô tô, máy kéo, rơ moóc, sơmi rơmoóc, xe mô tô dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe quyết định tịch thu và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân có trụ sở hoặc cư trú tại địa phương;

+ Xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe có kết cấu tương tự xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện của cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài tại địa phương và tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc cư trú tại quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi Phòng Cảnh sát giao thông đặt trụ sở.

Công an cấp huyện

Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền cấp biển sổ xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước có trụ sở hoặc cư trú tại địa phương mình (trừ các loại xe của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nêu ở 02 mục trên).

Hướng dẫn tra biển số xe online

Bước 1: Truy cập vào website của Cục Đăng kiểm Việt Nam

Truy cậo vào đường link //app.vr.org.vn/ptpublic/ để tra cứu thông tin phương tiện giao thông.

Bước 2: Nhập đầy đủ và chính xác các thông tin yêu cầu

– Tại mục biển đăng ký:

+ Với biển số 4 số: Nhập đầy đủ thông tin biển số xe bằng chữ thường hoặc in hoa, có hoặc không có dấu gạch.

+ Với biển số 5 số: Tương tự như biển 4 số nhưng thêm chữ T nếu biển trắng, chữ X nếu biển xanh và chữ V nếu biển vàng.

– Tại mục số tem, giấy chứng nhận hiện tại:

+ Nhập theo số tem kiểm định được dán trên góc phải mặt trong kính chắn gió trước hoặc theo giấy chứng nhận kiểm định.

+ Nhập dấu “-” phân cách giữa chữ cái và chữ số.

– Tại mục mã xác nhận:

Nhập dãy ký tự đã cho (có phân biệt ký tự viết hoa và viết thường). Lưu ý, cẩn thận với chữ o và số 0.

Bước 3: Ấn tra cứu và kiểm tra kết quả

Nếu thông tin đưa ra là đúng, hệ thống sẽ trả kết quả gồm những thông tin cơ bản trong giấy đăng ký xe của người dùng với Cục Đăng kiểm Việt Nam như sau:

– Thông tin chung: Nhãn hiệu, số khung, loại phương tiện, số máy.

– Thông số kỹ thuật: Kích thước bao, kích thước thùng hàng, khối lượng bản thân, khối lượng hàng hóa chuyển chở cho phép, số người cho phép chở, khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông, số trục, khối lượng kéo cho phép.

– Lần cuối kiểm định đã thực hiện: Đơn vị kiểm định, ngày kiểm định, số tem giấy chứng nhận.

Nếu nhập đúng và đầy đủ nhưng vẫn không nhận được kết quả, hãy liên hệ với chủ sở hữu hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng để lấy thêm thông tin về xe.

Trên đây là các thông tin của Luật sư X về “Biển số xe 43 ở đâu?”. Bên cạnh đó, nếu bạn có nhu cầu muốn tư vấn về việc thủ tục pháp lý, giấy tờ hành chính, xin phép bay flycam, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự,… Hãy liên hệ ngay với Luật sư X để được giải đáp thắc mắc.

Để giải đáp thắc mắc, nhận thêm thông tin và dịch vụ tư vấn giúp đỡ trực tiếp của luật sư hãy liên hệ 0833 102 102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Ký hiệu biển số xe máy ở quận, huyện của thành phố Đà Nẵng như thế nào?

Quận Cẩm Lệ là 43 G1Quận Ngũ Hành Sơn là 43 H1Quận Hải Châu là 43 C1 và 43 B1Khu vực Quận Thanh Khê là 43 D1Quận Sơn Trà là 43 E1Quận Liên Chiểu là 43 F1Huyện Hòa Vang thuộc Đà Nẵng là 43 K1

Huyện đảo Hoàng Sa là 43 L1

Xe mới mua chưa có biển số có được lưu thông không?

Xe mới mua phải đăng ký tạm mới được phép lưu thông
Do đó, trong thời gian chưa có biển số. Phương tiện không được lưu thông trên đường. Trừ các trường hợp xe đăng ký tạm thời.

0 ra khỏi 5

Tác giả: BTV

Biển số xe 43 ở đâu – Biển số xe 43 thuộc về thành phố Đà Nẵng – trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội khu vực miền Trung.

Biển số xe 43 ở đâu. Ảnh minh họa

Biển số xe 43 ở đâu – Biển số xe 43 thuộc về thành phố Đà Nẵng – trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội khu vực miền Trung. Đà Nẵng từ mấy năm trở lại đây được coi là nơi đáng sống nhất Việt Nam.

Biển 43 Đà Nẵng được biết đến không chỉ là một thành phố cảng lớn nhất miền Trung Việt Nam mà còn là một địa danh gắn liền với công cuộc mở mang bờ cõi Đại Việt từ nhiều thế kỷ trước.

Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, trên trục giao thông huyết mạch Bắc Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hành không, là cửa ngõ giao thông quan trọng của cả miền Trung và Tây Nguyên, là điểm cuối của hành lang kinh tế Đông Tây đi qua các nước Myanma, Lào, Thái Lan, Việt Nam.

Theo ngôn ngữ Chăm, địa danh “Đà Nẵng” có thể được giải thích là “sông lớn”, “cửa sông lớn”. Địa danh này đã được ghi chú trên các bản đồ được vẽ từ thế kỉ XVI trở đi. Điều đó có nghĩa là, từ rất sớm, trong cách hình thành tên gọi, tính chất cửa sông lớn, tính chất cảng thị đã được lưu ý như một điểm quan trọng của thành phố.

Là một trong những cửa sông lớn của miền Quảng Nam (mở rộng về phương Nam), từ nhiều thế kỷ trước, kể cả khi Hội An còn đang trong thời kì phát triển rực rỡ vào thế kỉ XVII, cửa biển Đà Nẵng đã được đánh giá rất cao. Ưu thế vượt trội của vịnh Đà Nẵng là nước sâu và có độ an toàn cao. Trên thực tế, từ thế kỉ thứ XVIII trở về sau, tiềm năng Đà Nẵng với tư cách là một hải cảng đã ngày càng tỏ rõ tính ưu việt của nó đối với khu vực.

Năm 1835, khi vua Minh Mạng có dụ: “Tàu Tây chỉ được đậu tại Cửa Hàn, còn các biển khác không được tới buôn bán” thì Đà Nẵng trở thành một thương cảng lớn bậc nhất miền Trung. Từ thời điểm này trở đi, thay vì cửa Đại Chiêm như trước đây, các quan hệ về buôn bán, ngoại giao ngày một tập trung dần vào một đầu mối chính của miền Trung là cửa biển Đà Nẵng. Nhờ vị trí và vai trò ngày càng quan trọng với miền Trung, Đà Nẵng bắt đầu phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp địa phương như những ngành sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nông lâm sản, các dịch vụ thương mại liên quan.

Từ tháng 1 năm 1997, khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, Đà Nẵng đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, vừa hiện đại vừa thân thiện. Đà Nẵng đã thực sự cất cánh, tiến gần tới mục tiêu trờ thành đô thị hiện đại, văn minh và là động lực phát triển của khu vực và cả nước.

Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên cho Đà Nẵng, thành phố còn được bao bọc bởi ba Di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia phong Nha – Kẻ Bàng. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung. Nhờ vậy Đà Nẵng được xem là thành phố của du lịch, thành phố của những di tích và của những danh lam thắng cảnh. Do nằm trong một địa hình đặc biệt, có núi rừng, trung du, đồng bằng, biển cả… Đà Nẵng mang trong mình một vẻ đẹp đa dạng.

Đến Đà Nẵng du khách có thể thưởng thức những giây phút tuyệt vời trên đỉnh núi, trong rừng sâu hay bên bờ sông, bãi biển; có thể tận hưởng những dịch vụ lưu trú với chất lượng quốc tế tại các khu du lịch đạt tiêu chuẩn 4-5 sao như Furama, Sandy Beach, Sơn Trà Resort & Spa…hay những khu du lịch sinh thái trong lành như Suối Lương, Bà Nà, Sơn Trà, Non Nước… hay nơi “tiên cảnh” Bà Nà Hills,…

Biển Đà Nẵng được nhiều du khách biết đến như một trong những điểm nghỉ ngơi lý tưởng và được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới. Biển Đà Nẵng có độ sóng nhỏ, nước êm, nước trong xanh bốn mùa, không bị ô nhiễm, độ mặn vào khoảng 60%, độ an toàn cao.

Biển số xe 43 ở đâu

Đến Đà Nẵng không thể không đến với Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là một thắng cảnh nổi tiếng; trong ký ức của nhiều người đây còn là vùng “địa linh” của xứ Quảng xưa nay.

Ngũ Hành Sơn là một địa danh được cả nước biết đến. Quần thể thắng cảnh Ngũ Hành Sơn nằm trên địa phận xã Hòa Hải, huyện Hòa Vang, nay là phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 8km về phía đông nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng- Hội An. Những núi đá vôi nằm rải rác trên diện tích khoảng 2km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thổ Sơn, Thủy Sơn và Hỏa Sơn. Mỗi ngọn núi có một vẻ đẹp riêng về hình dáng, vị trí, chất liệu đá, về hang động, chùa chiền bên trong.

Đà Nẵng còn được mệnh danh là thành phố của những cây cầu.

Cầu Sông Hàn- niềm tự hào của người dân Đà Nẵng. Cầu Sông Hàn được khởi công ngày 2/9/1998 và khánh thành đúng dịp kỷ niệm 25 năm giải phóng thành phố Đà Nẵng ngày 29/3/2000. Đây là cây cầu quay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế, thi công và đến nay vẫn là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam. Mục đích của việc xoay cầu sông Hàn là phục vụ giao thông đường thủy, khơi thông cho các tàu thuyền qua lại. Hằng ngày, vào khoảng 1 giờ khuya, phần giữa của cây cầu quay 90 độ quanh trục và nằm dọc theo dòng chảy.

Cầu Rồng- biểu tượng kiến trúc mới trong thời kỳ hội nhập. Khánh thành đúng dịp kỷ niệm 38 năm giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/2013), cầu Rồng là cây cầu thứ 6 bắc qua dòng sông Hàn.Thiết kế của cầu Rồng đã được Hiệp hội Cầu đường thế giới công nhận là một trong những công trình có kiến trúc độc đáo, mới lạ, tạo nên nguồn cảm hứng đặc biệt về một thành phố đang chuyển mình mạnh mẽ, là biểu tượng mới của Đà Nẵng trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Cầu Thuận Phước – dải lụa nối đôi bờ sông Hàn. – cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam.Cây cầu nằm ở vị trí đặc biệt, nơi con sông Hàn đổ ra biển tại cửa vịnh Đà Nẵng, nối liền hai tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành và Hoàng Sa – Trường Sa, tạo thành hệ thống tuyến giao thông liên hoàn ven biển từ hầm Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà, qua cầu Mân Quang và nối liền với tuyến du lịch Sơn Trà – Hội An.

Cầu Trần Thị Lý – Cánh buồm căng gió ra biển lớn. Ngày 29/3/2013, thành phố Đà Nẵng tổ chức khánh thành cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý. Cầu Trần Thị Lý được xem là cây cầu dây văng trụ nghiêng độc đáo nhất Việt Nam hiện nay.

Biển số xe 43 ở đâu – áp dụng cho xe mô tô

Quận Hải Châu: 43C1 - xxx.xx, 43B1 - xxx.xx Quận Thanh Khê: 43D1 - xxx.xx Quận Sơn Trà: 43E1 - xxx.xx Quận Liên Chiểu: 43F1 - xxx.xx Quận Cẩm Lệ: 43G1 - xxx.xx Quận Ngũ Hành Sơn: 43H1 - xxx.xx Huyện Hòa Vang: 43K1 - xxx.xx

 

Biển số xe 15-16 của thuộc về Hải Phòng - Thành phố cảng phía Bắc đã nổi tiếng với tên gọi thành phố Hoa Phượng đỏ.

 

Biển số xe 81 ở đâu – Biển số xe 81 thuộc về tỉnh Gia Lai, vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, đa dạng về thành phần cư dân và nền văn hóa cổ xưa mang bản sắc độc đáo

 

Biển số xe 72 ở đâu – Biển số xe 72 thuộc về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, mảnh đất giàu tiềm năng ở vị trí cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam bộ...

Video liên quan

Chủ đề