Bị tịch thu bằng lái xe máy

  -   Chủ nhật, 10/10/2021 12:00 (GMT+7)

Bị tịch thu bằng lái xe máy

Để nhận lại bằng lái xe khi bị CSGT giữ, người vi phạm phải nộp phạt vi phạm giao thông.

Các trường hợp bị tạm giữ giấy phép lái xe

Tạm giữ bằng lái xe lái xe là một trong những biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.

Theo Khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền chỉ được tạm giữ giấy phép lái xe trong trường hợp thật sự cần thiết sau:

- Để xác minh tình tiết (nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt).

- Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính (nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng).

- Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền.

Bị tịch thu bằng lái xe máy
Để lấy lại bằng lái xe khi bị CSGT giữ, người vi phạm phải nộp phạt vi phạm giao thông. Ảnh: Thanh Phong

Nhận lại bằng lái xe khi bị CSGT giữ ở đâu?

Khoản 2 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, việc tạm giữ bằng lái xe phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt/hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội/quyết định xử phạt được thi hành.

Để lấy lại bằng lái xe khi bị CSGT giữ, người vi phạm phải nộp phạt vi phạm giao thông.

Sau khi nộp phạt, người vi phạm sẽ nhận được biên lai thu tiền, tiếp đó mang biên lai này đến Phòng CSGT/Đội CSGT… được ghi trong Quyết định xử phạt để xuất trình, lấy lại giấy phép lái xe bị giữ.

Nếu xe bị tạm giữ, ai sẽ là người đến lấy lại?

Theo khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thông thường thời hạn tạm giữ phương tiện là 7 ngày tính từ ngày tạm giữ.

Đối với vụ việc phức tạp, cần xác minh thì được kéo dài thời hạn nhưng tối đa không quá 30 ngày.

Theo quy định người đến nhận xe vi phạm phải là người vi phạm được ghi trong Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Hoặc người vi phạm có thể ủy quyền cho người khác đến nhận xe thay nhưng phải có văn bản ủy quyền được công chứng/chứng thực.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Bị thu giữ giấy phép lái xe có được phép lái xe ? Bỏ giấy phép lái xe đang bị tạm giữ, thi lấy giấy phép mới được không? Không bằng lái giam xe bao lâu ?...

Và còn rất nhiều thắc mắc khác liên quan tới trường hợp bị thu giữ / tạm giam bằng lái xe ô tô và xe máy mà tôi sẽ trình bày, giải đáp trong nội dung bài viết này. Đây đều là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người bởi vì nếu không nắm kỹ sẽ khiến bạn có nguy cơ bị xử phạt nặng thậm chí bị thu giữ phương tiện nếu lỗi nghiêm trọng.

Chắc hẳn bạn sẽ đồng ý với tôi rằng thật sự khó khăn để có thể nắm đầy đủ và chính xác các quy định tạm giam thu giữ giấy phép lái xe theo luật mới nhất. Bởi vì có thể đã có thay đổi bổ sung từ Luật mà bạn chưa kịp thời nắm dẫn tới những hiểu lầm tai hại sau này.

Nhưng hóa ra việc cập nhật những quy định mới nhất liên quan tới mức phạt khi bị thu giữ bằng lái xe không khó như bạn nghĩ !

Những gì bạn cần làm chính là đọc thật kỹ những cập nhật thông tin liên quan tới các trường hợp bị CSGT thu giữ bằng lái xe, cách xử lý khi bị tạm giam bằng lái xe ô tô, xe máy ? Có được tiếp tục lái xe hay không ? Có được thi cấp lại bằng mới được không ?

Nghe thật thú vị đúng không ? Nếu bạn muốn biết nhiều hơn, tất cả những gì bạn phải làm là đọc tiếp phần bên dưới!

1. Bị thu giữ giấy phép lái xe có được phép lái xe ?

Căn cứ tại khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

“Điều 125: Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.”

Tóm lại, khi bạn vi phạm luật giao thông và bị phạt tiền, không bị tước giấy phép lái xe thì cảnh sát giao thông có quyền thu giữ giấy phép lái xe của bạn để đảm bảo việc chấp hành quyết định xử phạt. Khi hoàn tất việc đóng phạt, bạn sẽ được trả lại giấy phép lái xe.

Đồng thời, trong thời gian bị tạm giữ giấy phép lái xe, bạn vẫn được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Khi bị cảnh sát kiểm tra, bạn có thể xuất trình biên bản xử phạt giao thông. Biên bản này có giá trị thay thế cho giấy tờ xe bị thu giữ.

Tuy nhiên, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết trong biên bản xử phạt mà bạn vẫn chưa đến cơ quan công an để tiến hành xử phạt mà vẫn tiếp tục lái xe máy sẽ bị áp dụng xử phạt lỗi lái xe không có bằng lái.

Bị tịch thu bằng lái xe máy
Lái xe ô tô không có bằng lái

2. Bị tịch thu bằng lái xe máy có thi lại được không ?

DailyXe sẽ giải đáp thắc mắc Bị tịch thu bằng lái xe có thi lại được không ? Bị công an giữ giấy phép lái xe thì có được thi lại để cấp mới ? Bỏ giấy phép lái xe đang bị tạm giữ, thi lấy giấy phép mới được không? như sau:

Khoản 4 Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 chính có quy định:

4. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo, niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 của Luật này.

Tóm lại, khi bị tịch thu bằng lái xe, nếu bạn chưa thực hiện việc nộp phạt thì theo quy định tại Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính, bạn có thể phải nộp thêm tiền do chậm thực hiện quyết định. Cụ thể:

Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Vì vậy, trường hợp người vi phạm không thực hiện quyết định xử phạt mà trốn tránh và khai báo mất giấy phép lái xe để thi lại thì bạn có thể bị xử phạt theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:...

g) Cá nhân khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng giấy tờ, tài liệu giả để được học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp lại Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ...

8. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

đ) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều này bị tịch thu các giấy tờ, tài liệu giả mạo.

Do vậy, khi bị tịch thu bằng lái xe, trường hợp bạn đã nộp phạt rồi thì bạn chỉ cần cầm biên lai nộp phạt rồi đến cơ quan công an nơi lưu giữ giấy tờ của bạn để lấy lại. Còn nếu bạn chưa nộp phạt thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm và nộp thêm lãi suất do chậm nộp tiền phạt.

Đồng thời điều quan trọng nhất đó là khi bạn vi phạm và bạn chấp hành quyết định xử phạt sẽ giúp tránh trường hợp sau này bạn bị truy cứu trách nhiệm về hành vi sử dụng tài liệu giả để lừa dối cơ quan tổ chức và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;...
Bị tịch thu bằng lái xe máy
Giấy phép lái xe máy

3. Không bằng lái giam xe bao lâu ?

DailyXe sẽ giải đáp thắc mắc trên cùng với thắc mắc Không có bằng lái giam xe bao nhiêu ngày ? Không có giấy phép lái xe có bị tạm giữ phương tiện (giữ xe) hay không ? như sau:

Thứ nhất, Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, như sau:

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

“5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều này.

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

  • Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên;
  • Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.”

Đặc biệt, lỗi tham gia giao thông không có GPLX còn được quy định trong Khoản h, Điểm 1 Điều 75 Nghị định 171/2013/NĐ-CP:

“1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 (bảy) ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này:

  • Điểm b Khoản 5; Điểm b, Điểm d Khoản 7; Khoản 8; Khoản 10 Điều 5;
  • Điểm b Khoản 5; Điểm b, Điểm e Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9 Điều 6;
  • Điểm d Khoản 4; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7;
  • Điểm d, Điểm đ Khoản 4 Điều 8 trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện;
  • Khoản 4; Điểm d, Điểm đ Khoản 5 Điều 16;
  • Khoản 3 Điều 17;
  • Điểm a, Điểm đ Khoản 1 Điều 19;
  • Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21.

2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

3. Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.”

Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định:

“Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”

Tóm lại, tham gia giao thông, khi bị CSGT bắt mà không có bằng lái xe thì bị phạt 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và bị giam xe 7 ngày.

*** Xem thêm chuyên gia giải đáp thắc mắc Bằng lái xe ô tô hết hạn đổi ở đâu ?

Hy vọng với những chia sẻ mà bài viết này mang lại sẽ thật sự hữu ích tới bạn !