Bị ngứa ở mông là bệnh gì

Bệnh lây truyền qua đường tình dục này không chỉ tấn công niêm mạc âm đạo và miệng mà còn có thể xảy ra ở vùng da mông. Việc điều trị cũng tương tự: bạn cần có chẩn đoán chính xác của bác sĩ và điều trị bằng thuốc chống vi-rút để nhanh lành bệnh.

Nếu ban đỏ, ngứa có vảy và xuất hiện thành từng mảng: có thể là nhiễm nấm

Đây là loại bệnh nhiễm nấm tương tự với nấm ở bàn chân và ngứa vùng bẹn. Nấm phát triển mạnh ở nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, điều này giải thích tại sao loại nhiễm trùng này thường xuất hiện ở những vùng cơ thể cọ vào gây nóng và xây xát. Kem bôi chống nấm không kê đơn có thể trị dứt bệnh, nhưng nếu không có tác dụng, bạn hãy đi khám bác sĩ để được kê thuốc mạnh hơn.

Phát ban màu đỏ với các mụn đỏ, đau có thể là viêm nang lông

Viêm nang lông xảy ra khi các tế bào da chết và vi khuẩn làm tắc nghẽn nang lông vùng mông và đùi trên. Tình trạng này gây mất thẩm mỹ nhưng không nghiêm trọng: có thể bôi peroxid benzoyl và ngăn ngừa tái phát bằng cách tắm sạch sau mỗi lần tập gym và mặc quần làm từ vải tốt giúp da vùng mông thông thoáng.

Ban màu đỏ, có vảy xuất hiện ngay trên các vết loét vùng mông: có thể là bệnh vảy nến

Vảy nến là một bệnh da mạn tính, không lây do sản sinh dư thừa các tế bào da và hay xuất hiện ở chỗ hõm giữa thắt lưng và mông. Các dấu hiệu khác gồm các nốt da trắng, hồng hoặc bạc và bong vảy. Tình trạng này cũng có xu hướng xuất hiện trên khuỷu tay, da đầu và móng tay. Vảy nến cần được điều trị bằng kem bôi steroid kê đơn, vì vậy nếu bạn nghi ngờ mắc bệnh cần đi khám bác sĩ.

Da bong, ngứa, đôi khi kèm theo những mụn đỏ nhỏ: có thể là eczema

Những chiếc quần bó chặt bạn thường mặc có thể là thủ phạm gây ra tình trạng này vì khiến da nóng và đổ mồ hôi, chất liệu tổng hợp của quần cũng có thể gây ngứa, đỏ da. Hãy bôi kem dưỡng ẩm hoặc kem bôi hydrocortison không kê đơn. Ngoài ra, mặc quần áo hoàn toàn bằng chất liệu cotton hoặc chất liệu sợi tự nhiên để da luôn được thoáng mát. Nếu vẫn ngứa nhiều, cần đi khám bác sĩ.

Ngứa nhiều ở mông và cả ở hậu môn: bệnh trĩ

Búi tĩnh mạch nhỏ lồi ra có thể gây kích ứng, đau và ngứa do sưng và viêm phát triển xung quanh. Bệnh trĩ rất phổ biến và thường do táo bón, mang thai. Các loại kem bôi chữa trĩ thông thường có thể giảm đau, sưng và ngứa. Nhưng nếu không có tác dụng bạn nên đi gặp bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị khác như phẫu thuật.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Lê Thanh Tuấn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Ngứa hậu môn là một tình trạng phổ biến diễn ra ở trong hoặc xung quanh hậu môn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như các bệnh về da, thói quen vệ sinh hoặc chế độ ăn uống của bạn có thể kích hoạt triệu chứng ngứa.

Sau đây là 15 nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa hậu môn.

1. Vệ sinh sau đại tiện

Nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ sau khi đi đại tiện, thì những gì còn sót lại trên hậu môn có thể gây ngứa và rát. Nhẹ nhàng làm sạch khu vực này bằng giấy vệ sinh sạch không mùi, không thuốc nhuộm. Lau khô bằng vải mềm hoặc giấy vệ sinh. Nếu khu vực này ngứa, hãy sử dụng máy sấy tóc đặt ở mức thấp để làm khô nó với khoảng cách an toàn để tránh bị bỏng.

2. Vệ sinh “quá sạch”

Lau quá mạnh có thể gây ngứa hoặc làm cho tình trạng ngứa nặng hơn. Không sử dụng xà phòng, nước nóng, bột thuốc, thuốc xịt thơm hoặc chất khử mùi do chúng có thể phá hủy chất nhờn có nhiệm vụ làm hàng rào bảo vệ da ở khu vực nhạy cảm này.

3. Chế độ ăn uống

Nếu uống cà phê, bạn dễ bị ngứa hậu môn do cà phê có thể làm lỏng cơ hậu môn khiến phân bị rò rỉ ra ngoài và dẫn tới ngứa. Những thực phẩm khác có thể gây kích ứng hoặc ngứa hậu môn bao gồm:

  • Trà và nước ngọt coca cola
  • Nước tăng lực và bia
  • Sô cô la và các loại hạt
  • Trái cây chua và cà chua
  • Thức ăn cay
  • Các sản phẩm từ sữa

Bị ngứa ở mông là bệnh gì

Chế độ ăn uống khoa học giúp ngắn ngừa kích hoạt ngứa hậu môn

4. Đồ lót

Nếu mặc quần lót chật hoặc đồ lót làm bằng vải tổng hợp, bạn có thể gặp vấn đề về độ ẩm ở khu vực hậu môn. Chuyển sang quần lót vừa với cơ thể và được làm từ chất liệu thoáng mát, hấp thụ tốt hơn. Thay đổi quần lót hàng ngày hoặc bất cứ khi nào quần lót bị ẩm, như sau khi tập thể dục. Lưu ý khi nên giặt đồ lót bằng chất tẩy vết bẩn không có mùi thơm.

5. Vấn đề về phân

Rửa quá nhiều nước hoặc lau thường xuyên ở khu vực này cũng thể gây kích ứng. Ngoài ra, bạn có thể bị ngứa và đau nếu kèm theo táo bón, do đó bạn nên uống nhiều nước và ăn chất xơ để có thể đi đại tiện thường xuyên hơn. Nếu đã thực hiện như trên mà bạn vẫn bị táo bón thì tốt nhất hãy xin tư vấn từ bác sĩ. Bác sĩ có thể hướng dẫn thay đổi chế độ ăn uống hoặc sử dụng thuốc để đưa thói quen đại tiện trở lại bình thường.

6. Bệnh trĩ

Đây là bệnh có các tĩnh mạch bị giãn ở trực tràng hoặc hậu môn dẫn tới ngứa. Khi đi vệ sinh, bạn phải gắng sức rặn hoặc gia tăng áp lực trong ổ bụng khi mang thai có thể gây ra bệnh trĩ. Tắm ngồi (tên tiếng anh là sitz bath) trong 15 phút vài lần một ngày hoặc sau khi bạn đi đại tiện. Uống nước và ăn chất xơ đầy đủ trong chế độ ăn uống để giúp phân mềm và bạn sẽ dễ dàng đi đại tiện hơn. Gọi cho bác sĩ nếu bạn thấy máu trong phân hoặc đau khi đi đại tiện.

Bị ngứa ở mông là bệnh gì

Các triệu chứng của bệnh trĩ gây ngứa hậu môn

7. Vết nứt hậu môn

Nứt hậu môn là một vết rách nhỏ trên da và niêm mạc hậu môn, thường gây đau rát, ngứa hậu môn và chảy máu khi đại tiện. Bạn có khả năng cao mắc bệnh này nếu bạn bị táo bón cũng là nguyên nhân gây nứt hậu môn do phải rặn nhiều và phân quá cứng. Tiêu chảy kéo dài hoặc viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng cũng gây nứt hậu môn.

8. Lỗ rò hậu môn

Bệnh lỗ rò hậu môn là bệnh gây ra do nhiễm trùng ở tuyến hậu môn và phá miệng ra da vùng cạnh hậu môn. Chất lỏng có thể rò rỉ ra ngoài và gây kích ứng da, gây đau và ngứa. Bệnh Crohn, ung thư, chấn thương và nhiễm chất phóng xạ có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng và lỗ rò hậu môn.

9. Nhiễm trùng

Giống như bệnh nhiễm trùng âm đạo do nấm, khi bị nhiễm trùng nấm ở hậu môn cũng có triệu chứng gây ngứa. Ngoài ra, một số loại vi khuẩn cũng gây triệu chứng ngứa ở hậu môn như nhiễm trùng tụ cầu khuẩn do vi khuẩn tụ cầu hoặc liên cầu khuẩn có thể gây ra phát ban đỏ, ngứa quanh hậu môn.

10. Mụn cóc

Siêu vi papilloma ở người (Human papillomavirus – HPV) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra mụn cóc ở hậu môn với ngứa là triệu chứng điển hình. Chúng phát triển bên trong và xung quanh hậu môn và có thể lan lên bộ phận sinh dục. Nếu bạn nghĩ rằng mình bị mụn cóc ở hậu môn, hãy đi khám bác sĩ. Nếu không được điều trị, chúng có thể phát triển lớn hơn và nhiều hơn, nguy cơ cao dẫn đến ung thư hậu môn.

Bị ngứa ở mông là bệnh gì

Người bệnh không nên chủ quan khi mụn cóc xuất hiện ở hậu môn

11. Giun kim

Giun kim xâm nhập vào cơ thể khi bạn khi thực phẩm bị ô nhiễm có chứa trứng giun kim hoặc ở trẻ em có thói quen cho tay bẩn vào mồm. Giun kim phổ biến ở trẻ gây ngứa hậu môn ở trẻ em vào ban đêm, khi giun cái đẻ trứng quanh hậu môn. Bạn có thể nhìn thấy chúng trong đồ lót hoặc trong nhà vệ sinh sau khi đi vệ sinh do hình dạng của chúng trông giống như những mảnh nhỏ sợi màu trắng.

12. Bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ là bệnh ngoài da phổ biến, bệnh lây, do một loại côn trùng ký sinh trên da gây nên, có tên là Sarcoptes scabiei. Ghẻ cái ký sinh ở lớp sừng của thượng bì, đào hang về ban đêm, đẻ trứng về ban ngày. Mọi người thường bị ghẻ do tiếp xúc da kề da như nằm chung giường, mặc quần áo chung, lây qua tiếp xúc da khi quan hệ tình dục. Sử dụng chung quần áo, khăn tắm và chăn ga giường cũng có thể lây bệnh ghẻ.

13. Bệnh vẩy nến

Nếu bạn có bệnh thì vùng da xung quanh hậu môn của bạn có thể có màu đỏ nhưng không có vảy, ngứa rất nhiều và bạn cũng có thể bị đau khi đi đại tiện. Các bệnh về da khác, bao gồm eczema và viêm da tiết bã cũng có thể gây ngứa hậu môn.

14. Thuốc kháng sinh

Khi bạn sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng thì thuốc này cũng có thể tiêu diệt các vi khuẩn tốt sinh sống trong ruột của bạn. Khi mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột sẽ dẫn đến tiêu chảy hoặc bạn dễ bị nhiễm nấm trong khi dùng thuốc kháng sinh. Bạn có thể ăn sữa chua hoặc uống bổ sung men vi sinh để giải quyết tình trạng mất cân bằng này.

15. Các vấn đề khác

Các bệnh khác không những ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể mà có thể ảnh hưởng đến hậu môn của bạn như:

  • Bệnh tiểu đường type II
  • Bệnh bạch cầu và ung thư hạch
  • Suy thận hoặc bệnh gan
  • Cường giáp
  • Thiếu máu
  • Lo lắng và căng thẳng

Do triệu chứng này gặp trong rất nhiều bệnh khác nhau, nếu triệu chứng ngứa không biến mất thì bạn nên đi khám để được bác sĩ tìm đúng chính xác nguyên nhân và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Bác sĩ Lê Thanh Tuấn đã có kinh nghiệm trong khám, điều trị, phẫu thuật các bệnh lý ổ bụng (cả mổ mở, mổ nội soi). Đặc biệt Bác sĩ có thế mạnh trong phẫu thuật ngoại nhi điều trị các bệnh lý như: lồng ruột, ruột thừa viêm, thoát vị bẹn, các dị tật sau sinh (viêm phúc mạc bào thai, megacolon, không hậu môn),..

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.