Bệnh viện nào chữa viêm tủy tốt nhất tphcm năm 2024

Sáng 26-9, bé Kỳ Tích vẫn đang nằm ở khoa tiêu hóa Bệnh viện Sản nhi Quảng Ngãi để điều trị bệnh viêm tụy. Y bác sĩ bệnh viện tận tâm điều trị và tiếp tục sẻ chia từng bữa ăn để ông cháu Kỳ Tích vơi đi khó nhọc.

Bé Kỳ Tích bị viêm tụy, bệnh sẽ còn tái diễn

Theo các bác sĩ khoa tiêu hóa, bé Kỳ Tích - Lê Thanh Xuân bị bệnh viêm tụy, đây là bệnh sẽ tái diễn trong tương lai và nếu không điều trị triệu chứng kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

"Bệnh viêm tụy chưa có thuốc đặc trị mà chỉ điều trị triệu chứng. Hiện sức khỏe cháu đã ổn. Tuy nhiên trong tương lai nếu cháu đau bụng, ông ngoại phải đưa cháu ra bệnh viện gấp. Không được để ở nhà hay đến phòng khám kiểm tra và sử dụng thuốc do bác sĩ phòng khám chỉ định", bác sĩ Quỳnh, trực tiếp điều trị, cho biết.

Ông Lê Hải (ông ngoại bé Kỳ Tích) cho biết gần một tháng qua Kỳ Tích ốm đi rất nhiều, ăn vào là nôn ra, ông Hải đưa cháu đi khám ở phòng khám gần nhà, bác sĩ bảo cháu bị viêm dạ dày. Điều trị mãi Kỳ Tích không khỏe lại.

Buổi tối cách đây một tuần, Kỳ Tích nôn ói, không ăn được cháo và lả dần.

Ông Hải hốt hoảng vội lấy áo quần tạo thành địu trước bụng, rồi chở cháu xuống bệnh viện. Bác sĩ lập tức cấp cứu, xét nghiệm kết luận cháu bị viêm tụy.

Cả tuần qua, Kỳ Tích không ăn uống được gì, phải truyền nước. "Bác sĩ la tôi quá trời, may mà kịp đến viện, để cháu tới sáng không biết chuyện gì xảy ra", ông Hải nói.

Hiện cuộc sống của ông cháu Kỳ Tích rất khó khăn, vì không có tiền nên ông nấn ná không đưa cháu đến bệnh viện sớm hơn.

Những hôm nằm viện, y bác sĩ khoa tiêu hóa cũng biết hoàn cảnh khó khăn nên đã biếu ông Hải phiếu ăn của mình ở căng tin để ông Hải có đồ ăn để chăm cháu.

Những ngày cuối tuần, không có phiếu, ông Hải xuống căng tin, quản lý căng tin hiểu cũng chia sẻ suất ăn cho ông. "Tôi biết ơn sự giúp đỡ của y bác sĩ", ông Hải nói.

Mỗi lần quá mệt, Kỳ Tích khóc, ông Hải chỉ biết động viên cháu, ông ngoại cố gắng bù đắp tình thương của mẹ và bà ngoại để Kỳ Tích không tủi thân - Ảnh: TRẦN MAI

Bé Kỳ Tích được yêu thương

Chị Nguyễn Thị Thu Hà - trưởng phòng công tác xã hội Bệnh viện Sản nhi - cho biết hoàn cảnh hai ông cháu rất thương. Bệnh viện đã nắm được câu chuyện, phòng vừa gặp hai ông cháu, đang làm văn bản đề xuất lãnh đạo bệnh viện trích từ quỹ bệnh nhi nghèo hỗ trợ cho hai ông cháu một khoản tiền.

"Trước mắt là vậy, trong tương lai cháu sẽ còn nằm viện, nếu quá khó khăn phòng công tác xã hội sẽ viết bài kêu gọi để cộng đồng chung tay hỗ trợ. Bệnh viện sẽ làm hết trách nhiệm chữa trị lẫn yêu thương để cháu khỏe và ông đỡ vất vả", chị Hà nói.

Bé Kỳ Tích được sinh ra bằng sự hy sinh cao cả của người mẹ - chị Lê Thị Tú Cẩm. Chị Cẩm bị bệnh hiểm nghèo nhưng kiên quyết không uống thuốc điều trị để giữ con. Sinh Kỳ Tích được 8 tháng chị Cẩm qua đời.

Bé Kỳ Tích về sống trong sự yêu thương của ông bà ngoại, nhưng điều không may lại xảy đến, cuối năm 2021 bà ngoại đột ngột qua đời.

Từ đó chỉ còn hai ông cháu sống với nhau, cuộc sống vô cùng khốn khó, tiền sinh hoạt nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và nhà hảo tâm.

Ông Hải nói: "Không phải tôi lười lao động, mà có Kỳ Tích, đi làm thuê thì không ai trông. Giờ nó chỉ tựa vào tôi, nên thôi ăn mắm ăn rau qua bữa chứ không dám bỏ cháu một mình ở nhà, lỡ có chuyện gì hối hận không kịp".

Câu chuyện Kỳ Tích ra đời đã được đăng trên báo Tuổi Trẻ cách đây 5 năm. Qua thời gian, cuộc sống bé Kỳ Tích luôn đủ đầy yêu thương nhưng thiếu thốn về vật chất. Ông ngoại chỉ lo cơ bản cho cháu, không đủ tiền mua sữa hay thức ăn đủ dinh dưỡng cho cháu.

Vừa qua, khoa Nội thần kinh Bệnh viện Xuyên Á – Vĩnh Long đã điều trị thành công cho một bệnh nhân nữ N.C.L. 29 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp bị viêm tủy cổ tái phát /chấn thương sọ não cũ – đa chấn thương do tai nạn giao thông.

Bệnh nhân bị chấn thương đầu cách đây khoảng 1 năm do tai nạn giao thông có điều trị tại bệnh viện tuyến trên. Sau khi xuất viện để lại di chứng yếu ½ người bên phải. Và cách đây hơn 1 tháng thì bệnh nhân bị đau đầu, đi tiểu khó và không tự chủ, yếu nhẹ tứ chi, có đi tái khám ở bệnh viện. Tại bệnh viện đó, bệnh nhân được các bác sĩ cho chỉ định chụp MRI cột sống cổ và xác định chẩn đoán bệnh nhân bị viêm tủy cổ từ C2 đến C7. Sau đó, bệnh nhân về điều trị tại một bệnh viện ở địa phương nhưng tình trạng sức khỏe vẫn không được cải thiện, bệnh nhân bị tiểu gắt, tiểu khó kéo dài dẫn đến bí tiểu, phải đặt thông tiểu liên tục và xin chuyển Bệnh viện Xuyên Á – Vĩnh Long.

Ngay khi tiếp nhận, các bác sĩ Bệnh viện Xuyên Á – Vĩnh Long tiến hành thăm khám kỹ lưỡng và cho các xét nghiệm cần thiết. Kết quả ghi nhận bệnh nhân có triệu chứng đau cột sống cổ nhiều, yếu tứ chi tiến triển, tiêu tiểu không tự chủ và đang đặt sonde tiểu. Bệnh nhân được yêu cầu nhập viện với chẩn đoán là viêm tủy cổ tái phát để được theo dõi và tiếp tục điều trị.

Hiện tại, sau 8 ngày điều trị tích cực theo phát đồ của bệnh lý viêm tủy cổ tại khoa Nội thần kinh kết hợp tập vật lý trị liệu thì bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, đã rút được sonde tiểu và đi tiêu tiểu một cách tự chủ, sức cơ có cải thiện và đi lại được.

Hình ảnh bệnh nhân được chăm sóc sau điểu trị

Bệnh lý viêm tủy cổ là khi có bất kỳ áp lực đè lên dây thần kinh sẽ có thể gây ra các triệu chứng của bệnh lý rễ tủy cổ. Các nguyên nhân chủ yếu như: chấn thương đột ngột, thoát vị địa đệm, thoái hóa xương,… Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh Bệnh viện Xuyên Á – Vĩnh Long khuyến cáo: nếu quý bà con cảm thấy có cơn đau ở cổ lan xuống cánh tay, chân, hay nếu kèm thêm cảm giác tê, ngứa ran hoặc yếu, liệt. Hoặc thấy có bất cứ triệu chứng hay dấu hiệu nào ở trên thì hãy đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa Nội thần kinh để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời, hiệu quả.

Chủ đề