Bể trung xử lý được gì

Việc vận hành một hệ thống xử lý nước thải dù có đã có kinh nghiệm hay chưa có kinh nghiệm thì vẫn gặp không ít khó khăn, nhất là những vấn đề liên quan đến bể sinh học hiếu khí. Nếu một ngày bể hiếu khí của bạn xuất hiện trùng đỏ thì sẽ ra sao, bạn sẽ giải quyết như thế nào? Cùng Biogency tìm hiểu Cách xử lý trùng đỏ trong bể hiếu khí ở bài viết dưới đây nhé!

Bể trung xử lý được gì

  • Trùng đỏ trong hệ thống xử lý nước thải là gì?
  • Vì sao trùng đỏ xuất hiện trong bể hiếu khí?
  • Cách xử lý trùng đỏ trong bể hiếu khí
    • 1. Xử lý trùng đỏ bằng cách tăng lượng BOD đầu vào
    • 2. Xử lý trùng đỏ bằng cách thả cá chép, cá rô
    • 3. Xử lý trùng đỏ bằng cách dùng Clo hoặc Javen để khử trùng
    • 4. Xử lý trùng đỏ bằng cách bổ sung men vi sinh hiếu khí

Trùng đỏ trong hệ thống xử lý nước thải là gì?

Trong hệ thống xử lý nước thải, trùng đỏ thường xuất hiện ở bể lắng hoặc bể hiếu khí, chúng thường là ấu trùng của muỗi, thường xuất hiện thành khối đỏ, dài và có màu đỏ nhạt. Sự xuất hiện của trùng đỏ gây ảnh hưởng không ít đến quá trình xử lý nước thải của toàn bộ hệ thống.

Vì sao trùng đỏ xuất hiện trong bể hiếu khí?

Sự phát triển của trùng đỏ trong hệ thống xử lý nước thải khi tỉ lệ F/M quá thấp trong một thời gian dài hoặc trong bể sinh học quá nhiều bùn (MLSS cao), DO trung bình thấp, Chúng sẽ phát triển và ăn bông bùn trong bể hiếu khí, đồng thời cũng như làm mất khả năng loại bỏ Amoni của bể hiếu khí.

Bể trung xử lý được gì

Hình 1. Trùng đỏ xuất hiện trong bể hiếu khí của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.

Loại bỏ đi “vị khách không mời mà đến” này đã gây không ít khó khăn cho người vận hành, Biogency xin chia sẻ với bạn 4 cách để xử lý trùng đỏ trong bể hiếu khí như sau:

1. Xử lý trùng đỏ bằng cách tăng lượng BOD đầu vào

Để cân bằng lại dinh dưỡng cho bể hiếu khí cần cung cấp thêm chất dinh dưỡng (BOD) hoặc giảm tỉ lệ bùn (MLSS) để tạo điều kiện cho vi sinh phát triển mạnh hơn. Việc bổ sung thêm dinh dưỡng có thể được thực hiện bằng cách dùng mật rỉ đường hoặc methanol.

2. Xử lý trùng đỏ bằng cách thả cá chép, cá rô

Những con trùng đỏ này thường sẽ là nguồn thức ăn cho nhiều loại cá, vì vậy ta có thể thả cá vào để chúng ăn những con trùng này. Bạn có thể bỏ cá chép, cá rô… để chúng sinh trưởng tốt trong bể hiếu khí. Lưu ý nên để thêm lưới lọc để hạn chế các loại cá này bơi ra ngoài.

3. Xử lý trùng đỏ bằng cách dùng Clo hoặc Javen để khử trùng

Khi lượng trùng đỏ đã xuất hiện quá nhiều, giải pháp cuối cùng là sử dụng Clo. Dùng Clo có thể diệt loại trùng, tuy nhiên khi sử dụng cách này có thể sẽ ảnh hưởng đến vi sinh trong bể hiếu khí. Vì vậy, cần lưu ý về lượng Clo sẽ được đảm bảo theo tính toán cho từng hệ thống khác nhau.

4. Xử lý trùng đỏ bằng cách bổ sung men vi sinh hiếu khí

Bạn có thể bổ sung thêm men vi sinh hiếu khí Microbe-Lift IND để tăng lượng vi sinh có trong bể hiếu khí nhằm ức chế sự tăng trưởng của trùng đỏ, trong vi sinh Microbe-Lift IND chứa hỗn hợp 12 chủng vi sinh chọn lọc, với mật độ 387/450 triệu vi sinh/ml, đặc biệt là những chủng Bacilus như Bacilus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus subtilus…

Bể trung xử lý được gì

Hình 2. Men vi sinh hiếu khí Microbe-Lift IND

—–

Bạn đang gặp khó khăn trong việc xử lý trùng đỏ? Hay bất kỳ vấn đề nào liên quan đến hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ đến Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Xử lý nước thải chế biến cao su từ mủ đến thành phẩm

2643 Lượt xem - Update nội dung: 25-06-2020 15:12

Xử lý nước thải là quá trình giảm tải các liều lượng ô nhiễm cho dự án, quy trình xử lý này thường diễn ra trong hệ thống khép kín, trải qua nhiều công trình xử lý khác nhau. Quá trình xử lý này sẽ trải qua nhiều công đoạn khác nhau như xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học – vật lý – sinh học. Đây là những phương pháp xử lý tác động và bổ trợ nhau nhằm thúc đẩy việc cải thiện chất lượng nước, giảm hàm lượng chất ô nhiễm mà không gây ô nhiễm đối với môi trường xung quanh.

Trong đó, xử lý nước thải bằng phương pháp trung hòa thực hiện nhiệm vụ làm ổn định nồng độ pH khi nước thải có tính axit hoặc tính kiềm quá cao. Với những công trình xử lý nước thải sinh học phía sau, để công trình diễn ra thuận lợi thì cần duy trì nồng độ pH dao động từ 6,5 – 8 để quá trình diễn ra đạt hiệu quả cao.

Cấu tạo của bể trung hòa trong xử lý nước thải

  • Ngăn sơ lắng
  • Nền đá vôi
  • Bể lắng cát
  • Bể lắng sau cùng
  • Thiết bị dẫn nước

Vai trò của quá trình trung hòa nước thải

Trung hòa thường diễn ra tại các hồ trung hòa, chúng có chức năng làm các muối kim loại lắng xuống đáy và được tách bỏ hoàn toàn ra khỏi nguồn nước.

Hầu hết các hồ trung hòa có khả năng tích trữ cặn từ 5 – 10 năm và thể tích của chúng phụ thuộc vào nồng độ các ion kim loại, axit. Song song, tùy thuộc vào đặc tính nước thải, chế độ xả thải, lưu lượng nước thải thì sẽ sử dụng loại hóa chất phù hợp.

Bể trung xử lý được gì

Các phương pháp trung hòa trong xử lý nước thải công nghiệp

- Phương pháp 1: Hòa tan giữa nước thải chứa kiềm với nước thải chứa axit

Đây là sự kết hợp giữa 2 nhà máy hoặc 2 khu vực phân xưởng, trong đó một khu vực chứa nước thải tính kiềm và kết hợp với khu vực nước thải tính axit sẽ được dẫn chung vào bể điều hòa tập trung thành một nguồn chung duy nhất.

- Phương pháp 2: Sử dụng vật liệu lọc

Đối với nước thải chứa axit như axit Clohydrit (hcl 32%) hoặc axit Nitric (HNO3) và axit Sulfuric (H2SO4). Thế nhưng phương pháp này không được ứng dụng để xử lý nước thải công nghiệp chứa nhiều kim loại nặng. Lúc này cho nước thải đi qua bể lọc có chứa vật liệu lọc như đá vôi, đá hoa cương,… có kích thước 3 – 7cm, vận tốc không vượt quá 5 m3/h. Nước thải chảy theo chiều ngang hoặc chiều thẳng đứng.

- Phương pháp 3: Châm thêm hóa chất vào bể chứa

Đây là phương pháp thường xử lý nguồn thải có nồng độ kiềm hoặc axit quá cao. Hóa chất thường dùng là Ca(OH)2 10%, Ca(OH)2 20%, NaOH 32%. Các loại hóa chất này được bơm định lượng với liều lượng nhất định vào nguồn nước.

- Phương pháp 4: Dùng khói, khí thải

Được đánh giá là cách xử lý tốt nhất và tiết kiệm chi phí tối đa, phương pháp này có thể xử lý phần khí ô nhiễm vừa trung hòa nước thải.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp trung hòa trong XLNT

Phương pháp trung hòa thường dựa trên một số điều kiện cơ bản sau:

  • Lưu lượng nước thải cần xử lý
  • Loại nước thải cần xử lý (chứa kiềm hoặc axit)
  • Chất lượng nước thải
  • Hóa chất trung hòa cần dễ tìm, khả năng xử lý cao và rẻ tiền
  • Thiết bị đơn giản, dễ vận hành và dễ sửa chữa
  • Tiết kiệm chi phí tối ưu
  • Tái sử dụng nguồn nước sau khi trung hòa

Các loại hóa chất thường dùng để trung hòa nước thải:

  • Hóa chất mang tính kiềm như Mg(OH)2, NaHCO3, Na2CO3, KOH, NH4OH, CaCO3, MgCO3, vôi, xi măng
  • Hóa chất mang tính axit gồm H2SO4, H2CO3, HCl, các muối acid

Chỉ tiêu khi lựa chọn hóa chất trung hòa:

  • An toàn và dễ thực hiện trong quá trình định lượng và lưu trữ
  • Tốc độ phản ứng
  • Lượng cặn tạo ra và phương pháp xử lý cặn
  • Những phản ứng phụ, quá trình tạo cặn, ăn mòn và phát nhiệt
  • Xác định mức độ nguy hại khi sử dụng quá liều hoặc thiếu liều

Như vậy, quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp trung hòa biến tạp chất, hóa chất có trong nguồn nước thành chất hòa tan ít độc và thân thiện với môi trường. Phương pháp này thường được sử dụng để xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải công nghiệp hoặc xử lý nước thải xi mạ.

Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất chuyên thiết kế, thi công và xây dựng HTXLNT. Dịch vụ của chúng tôi cam kết chất lượng, hiệu quả và mang đến kết quả xử lý vượt ngoài mong đợi. Nếu muốn biết thêm thông tin, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0938 089 368 để biết thêm thông tin chi nhất!