Bầu bình sài gòn fc là ai

Bầu Bình vốn có 23 năm học tập, làm việc tại Nhật Bản đã xây dựng Sài Gòn FC theo mô hình CLB chuyên nghiệp của J-League (Nhật Bản). Ông tạo tiếng vang trong cộng đồng Nhật Bản lẫn người hâm mộ bóng đá Việt Nam khi có những bước đi căn cơ như hợp tác với các CLB Nhật Bản là FC Tokyo ở J-League 1, Ryukyu ở J-League 2, 1 đội ở J-League 3 (sắp công bố). Mời chuyên gia giỏi từ Nhật Bản sang giúp phát triển Sài Gòn FC, mời dàn cầu thủ Nhật Bản, trong đó có cựu ngôi sao Daisuke Matsui để từng bước J-League hóa. Song song đó ông còn mở đường cho cầu thủ Việt Nam sang Nhật Bản thi đấu…

Bầu bình sài gòn fc là ai

Chủ tịch Sài Gòn FC trả lời phỏng vấn trên báo Nhật Bản

Lý giải những bước đi trên, bầu Bình nói trên báo Nhật Bản: “Tôi muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển của bóng đá Việt Nam. Chúng tôi cũng có học viện bóng đá của riêng mình, tuy nhiên phải mất từ 5 đến 10 năm mới có thể gặt hái thành quả. Việc tích lũy kinh nghiệm thi đấu tại J-League sẽ giúp nâng cao trình độ các cầu thủ đội tuyển quốc gia Việt Nam. Chúng tôi muốn các cầu thủ thấm nhuần các tiêu chuẩn luyện tập cũng như văn hóa của Nhật Bản, đó cũng là lý do tôi giao cho ông Shimoda (cựu Giám đốc kỹ thuật Liên đoàn bóng đá Nhật Bản) trách nhiệm huấn luyện Sài Gòn FC.

Bầu bình sài gòn fc là ai

Bầu Bình (giữa) cùng dàn chuyên gia, HLV, cầu thủ Nhật Bản đang đầu quân cho Sài Gòn FC

Bước tiếp theo, tôi sẽ cố gắng đưa càng nhiều cầu thủ Việt Nam sang thi đấu tại giải J-League càng tốt. Thông qua việc hợp tác với FC Ryukyu của J-League 2, mỗi năm tôi sẽ gửi hai cầu thủ hàng đầu Việt Nam qua đây. Mặc dù điều này gây tổn thất lớn cho lực lượng của Sài Gòn FC, nhưng thành tích trước mắt không phải là ưu tiên hàng đầu của tôi. Ưu tiên hàng đầu của tôi đó chính là đào tạo nguồn nhân lực. Tôi muốn sau khi sang Nhật Bản, các em có thể học được văn hóa và rèn luyện nhân cách để trở về cống hiến cho đội tuyển quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, do trình độ chuyên môn của các cầu thủ Việt Nam vẫn còn hạn chế nên để thi đấu và cọ xát thực tế tại giải J-League 1 thì chưa đủ tầm, do đó trước mắt tôi sẽ tăng số lượng cầu thủ Việt thi đấu cọ xát tại các giải J-League 2 và J-League 3. Tôi cũng sẽ thương thuyết với các CLB khác của J-League 3 để đưa các cầu thủ Việt Nam sang Nhật Bản. Tôi đã ký hợp tác với FC Tokyo của J-League 1 về mặt quản lý vận hành CLB, đồng thời chúng tôi cũng đang xúc tiến kế hoạch thành lập học viện bóng đá cho Saigon FC. Các cầu thủ Việt Nam có ý chí, lòng quyết tâm và sự chăm chỉ. Điều còn thiếu duy nhất chính là cơ hội”.

Bầu bình sài gòn fc là ai

Sài Gòn FC thu hút được nhiều nhà tài trợ để nuôi đội bóng

          Chủ tịch Sài Gòn FC Trần Hòa Bình cũng tiết lộ những thành công bước đầu trong chiến lược J-League hóa. “Chỉ trong khoảng 1 ngày bán vé cho trận khai mạc V-League mùa giải năm nay cũng là trận ra mắt của cầu thủ Daisuke Matsui, chúng tôi đã bán được gần 14,600 vé. Ở trận khai mạc mùa trước, chúng tôi chỉ bán được khoảng 130 vé, nhưng ở mùa giải năm nay, doanh thu bán vé trong trận khai mạc đã bằng doanh thu bán vé của cả mùa giải năm ngoái”.

Bầu Bình nói thêm: “Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), đơn vị tài trợ của chúng tôi quảng bá thương hiệu trong những trận đấu trên sân nhà của FC Ryukyu. Hiện nay có khoảng 3000 người Việt Nam sinh sống ở tỉnh Okinawa và khoảng 6000 người ở tỉnh Kagoshima. Người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản khi gửi tiền về Việt Nam, họ muốn được sử dụng dịch vụ của ngân hàng Việt Nam để cảm thấy an tâm hơn. Tôi muốn bóng đá trở thành cầu nối cho sự phát triển quan hệ kinh tế, thương mại của 2 nước, ví dụ như việc xúc tiến thành lập chi nhánh ngân hàng Okinawa tại TP.HCM hay thành lập chi nhánh ngân hàng Việt Nam tại tỉnh Okinawa…”.

Bầu bình sài gòn fc là ai

Cao Văn Triền (phải) đi tiên phong xuất ngoại sang chơi ở J-League 2

         Cũng hôm nay, Sài Gòn FC trở thành Hội viên chính thức của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM (JCCH) trong thông báo được đăng trên trang chủ của Hội này. Theo JCCH, Sài Gòn FC là CLB bóng đá nước ngoài duy nhất thành Hội viên của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản ở nước ngoài.

 THANH NIÊN ONLINE

TỔNG LÃNH SỰ NHẬT BẢN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÓN TIẾP SAI GON FC VÀ FC TOKYO

      Sáng nay, 10-12, Ông Watanabe Nobuhiro - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đón tiếp Ông Trần Hòa Bình (Bầu Bình – Câu lạc bộ bóng đá Saigon) cùng hai chuyên gia đến từ FC Tokyo là ông Fujiwara Kenzo, Giám đốc phát triển kinh doanh toàn cầu và ông Oshima Tsubasa, Giám đốc Học viện sau khi hai câu lạc bộ Saigon FC và FC Tokyo đã ký kết hợp tác toàn diện.

      Ông Fujiwara Kenzo nói rằng: “Nguyên nhân FC Tokyo quyết định hợp tác với Saigon FC là do FC Tokyo ấn tượng với triết lý của Bầu Bình “Thông qua bóng đá để tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nhật”, đồng thời thông qua bóng đá, cả hai câu lạc bộ mong muốn các cầu thủ Việt Nam, Nhật Bản sẽ có những đóng góp, cống hiến cho người dân Việt Nam nói chung và người Sài Gòn nói riêng”.

      Bầu Bình giải thích thêm: “Xuất phát từ triết lý “Thông qua bóng đá xây dựng nhân cách con người” và “thông qua bóng đá để tăng cường mối quan hệ giao lưu Văn hóa – Thể thao giữa hai nước Việt Nhật”, các ông bầu mới của Saigon FC đã quyết định chọn FC Tokyo để làm đối tác hợp tác trong việc xây dựng, quản lý đội bóng cũng như trong việc phát triển các dự án về bóng đá khác như Học viện bóng đá và Trường bóng đá cộng đồng. Bên cạnh đó, Saigon FC sẵn sàng đầu tư lớn khi đưa cầu thủ Daisuke Matsui – Huyền thoại bóng đá Nhật Bản, các chuyên gia của FC Tokyo, chuyên gia Nhật Bản cùng các cầu thủ Nhật Bản khác để phát triển theo định hướng và triết lý của Saigon FC. Với tư cách là doanh nghiệp tư nhân, chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy Văn hóa – Giáo dục – Thể thao trong quan hệ Việt - Nhật một cách sâu sắc”.

      Chia sẻ với Tổng lãnh sự Nhật Bản lý do các ông chủ hiện tại mua lại Câu lạc bộ bóng đá Saigon, Bầu Bình cho biết: “Với tư cách những con người sinh sống và làm việc tại Sài Gòn, chúng tôi mong muốn thông qua bóng đá để đem lại những giá trị về mặt tinh thần cho người dân Sài Gòn”.

      Tổng lãnh sự Watanabe Nobuhiro đã đánh giá cao việc hợp tác của hai câu lạc bộ và ông hy vọng quan hệ hợp tác này sẽ giúp tăng cường và đóng góp quan trọng cho mối quan hệ hữu nghị hai nước Việt Nhật. Quan điểm của ông là ủng hộ và hỗ trợ Saigon FC trong khả năng tốt nhất có thể. Ông cũng đánh giá cao khả năng của Saigon FC cũng như của Bầu Bình khi có thể đưa cầu thủ Daisuke Matsui về đá tại Việt Nam.

      Ngoài ra, Lãnh sự Shiraishi Hideyuki – Trưởng Ban Văn Hóa đặc biệt quan tâm khi nhắc tới cầu thủ Daisuke Matsui và dự án Học viện bóng đá, Trường bóng đá cộng đồng của Saigon FC. Ông hy vọng cầu thủ Daisuke Matsui cùng các dự án của Saigon FC sẽ góp phần nhân rộng văn hóa cũng như thể thao của Nhật Bản tại Việt Nam, đặc biệt giúp trẻ em Việt Nam biết đến và yêu thích nền văn hóa Nhật Bản nhiều hơn nữa.

      Sau đó Bầu Bình và hai ông Fujiwara Kenzo, Oshima Tsubasa đã tặng Tổng lãnh sự Watanabe Nobuhiro chiếc áo thi đấu của Saigon FC và FC Tokyo.

Trước những nghi ngại về việc "Nhật hóa" của câu lạc bộ Sài Gòn, ông Trần Hòa Bình, Chủ tịch đội bóng (bầu Bình) nhấn mạnh, chiến lược này vẫn đi đúng hướng, thậm chí đã nâng tầm lên một bước cao hơn.

 

Bầu bình sài gòn fc là ai
Chủ tịch câu lạc bộ Sài Gòn - ông Trần Hòa Bình nhấn mạnh việc hợp tác chiến lược giữa đội bóng với các đối tác Nhật Bản đã được nâng lên một tầm cao mới. Ảnh: NVCC

Câu lạc bộ Sài Gòn mới đây đã chia tay một loạt các cầu thủ Nhật Bản. Việc đưa Cao Văn Triền và Trần Danh Trung sang J.League như đã nói trước đó cũng chưa thực hiện. Chiến lược Nhật hóa đội bóng mà bầu Bình đề ra trước đó bị đặt nhiều dấu hỏi. Lao Động đã phỏng vấn ông Trần Hòa Bình để làm rõ vấn đề này.

 

Bầu bình sài gòn fc là ai
Bầu Bình đã đưa cựu tuyển thủ Nhật Bản Daisuke Matsui sang thi đấu cho Sài Gòn FC ở V.League 2021. Ảnh: CLB Sài Gòn

Vì sao ông chưa thể đưa Cao Văn Triền và Trần Danh Trung sang Nhật Bản thi đấu như đã cam kết?

- Từ tháng 5 đến giờ, dịch COVID-19 tại Việt Nam diễn biến phức tạp, gần như trở thành đại dịch, còn V.League 2021 thì không biết phương án như thế nào. Bên phía Nhật Bản, dịch COVID-19 cũng bùng phát mạnh mẽ, cộng thêm việc họ dồn toàn lực để tổ chức cho Olympic nên mọi thứ bị ngưng trệ hết. Vì thế, tôi cùng đối tác chiến lược thống nhất sẽ không đưa cầu thủ sang Nhật Bản trong năm nay, mà sẽ tiến hành trong năm sau.

Các chiến lược ưu tiên về con người, cơ sở vật chất, đối tác chiến lược… trong năm 2021 đã được ông thực hiện như thế nào?

- Về con người, chúng tôi đã đưa các huấn luyện viên, cầu thủ, chuyên gia Nhật Bản sang Việt Nam để các cầu thủ Việt Nam có cơ hội cọ xát, tiếp cận ngắn hạn với nền bóng đá Nhật Bản.  Về cơ sở vật chất, chúng tôi đã mua Trung tâm thể thao Thành Long đầu năm nay. Sài Gòn FC là một trong số ít đội bóng có sân tập riêng, không phải lo lắng chuyện sân bãi tập luyện, nơi ăn ở.

Về đối tác chiến lược, có 2 lĩnh vực hợp tác. Thứ nhất, về hợp tác chuyên môn, chúng tôi đã ký hợp tác với FC Tokyo ở J.League 1 và FC Ryukyu ở J.League 2. Thứ hai, về hợp tác tài trợ, Sài Gòn FC đã kêu gọi được những tài trợ lớn cả trong và ngoài nước. Những tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản như ENEOS, Sony, Ajinomoto, Japan Airlines… đều trở thành nhà tài trợ của chúng tôi.

Với tôi, làm bóng đá không chỉ kéo dài 1-2 năm, gặt hái mọi thứ không chỉ trong 1 sớm 1 chiều mà là một chặng đường dài, có thể phải mất 10 năm mới có thể đào tạo được 1 lứa cầu thủ tài năng.

Nhìn lại 3 chiến lược ưu tiên của năm 2021, tôi nghĩ mọi thứ đều đã đạt được. Việc chưa thể đưa cầu thủ sang Nhật Bản trong năm nay xuất phát từ những yếu tố khách quan, khi mọi thứ bị ngưng trệ từ tháng 5 đến giờ, nhưng chúng tôi vẫn đang mở rộng hợp tác chiến lược với đối tác FC Ryukyu, thậm chí đã nâng việc hợp tác lên một tầm cao mới.

 

Bầu bình sài gòn fc là ai
Những cầu thủ Việt Nam như Cao Văn Triền sẽ có nhiều điều kiện để sang Nhật Bản vào năm sau, sau khi bầu Bình trở thành cổ đông chiến lược lớn của đội FC Ryukyu. Ảnh: CLB Sài Gòn

Đó là gì, thưa ông?

- Từ vài tháng trước, khi tôi nhận thấy việc hợp tác chiến lược chưa đủ yên tâm để tạo cơ hội cho nhiều cầu thủ Việt Nam sang Nhật Bản một cách bền vững, lâu dài, tôi đã lập tức nâng việc hợp tác chiến lược lên một bước cao hơn. Tôi đã trở thành một cổ đông chiến lược lớn của câu lạc bộ FC Ryukyu ở J.League 2.

Đó cũng là lời khẳng định về việc tôi có thể đưa các cầu thủ Việt Nam sang Nhật Bản một cách bền vững, lâu dài. Ban đầu, thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Sài Gòn FC và FC Ryukyu kéo dài trong 3 năm. Chính vì vậy, khi tôi trở thành cổ đông chiến lược lớn, tôi sẽ có tiếng nói của một người làm chủ. Khi đó, việc quyết sách đưa cầu thủ Việt Nam sang Nhật Bản cũng sẽ dễ dàng hơn.

Ông khao khát đưa cầu thủ Việt Nam sang Nhật Bản thi đấu, vậy mục đích cao nhất của việc này là gì?

- Điều mong mỏi lớn nhất của tôi là muốn bóng đá Việt Nam phát triển nhanh hơn, đồng thời giảm thiểu sự phụ thuộc của các ngoại binh tại V.League. Ý nghĩa của việc "Nhật hóa" bóng đá cũng là ở chỗ đó. Lâu nay, cầu thủ Việt Nam chỉ chạy bằng "động cơ" Việt Nam, thi đấu tập luyện bên trong Việt Nam. Vì thế tôi muốn gắn thêm cho họ một "động cơ" Nhật Bản để họ phát triển nhanh hơn, sau khi tập luyện, trở về từ Nhật Bản.

Cách làm này có 2 bước. Bước đầu tiên mang tính tiếp cận ngắn hạn là đưa cầu thủ, chuyên gia Nhật Bản sang Việt Nam, để cầu thủ Việt Nam có có hội cọ xát, tiếp cận nền bóng đá Nhật Bản.

Bước thứ 2, mang tính tiếp cận dài hạn là đưa cầu thủ Việt Nam với số lượng càng nhiều càng tốt, sang những đối tác chiến lược của Sài Gòn FC tại Nhật Bản để tập luyện, thi đấu.

Hiện tại, cầu thủ Việt Nam phải có chuyên môn tốt mới có thể đá chính ở đội J3, J2 của Nhật Bản. Tôi muốn tương lai có thêm nhiều cầu thủ trẻ Việt Nam, kể cả các đội U23, U19 Việt Nam sang đó tập luyện, học hỏi để vươn lên, phát triển.

Tôi cũng mong muốn một ngày tương lai không xa sẽ có thêm nhiều cầu thủ Việt Nam thi đấu ở hạng cao nhất J.League 1. Bóng đá Việt Nam đang có Đặng Văn Lâm đang khoác áo Cerezo Osaka, nhưng anh ấy là thủ môn. Tôi muốn thấy, các hậu vệ, tiền vệ hay tiền đạo Việt Nam khẳng định được chỗ đứng tại J.League 1.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

NGUYỄN ĐĂNG (THỰC HIỆN/LĐO)

.