Bát cương là gì

Biểu – Lý là 2 cương lĩnh để xác định vị trí nông sâu của bệnh.

1. Nội dung:

1.1. Biểu chứng:

– Biểu chứng là khi bệnh mới phát, tà đang còn ở bên ngoài, ở nông, thường xuất hiện tại bì mao, gân, cơ nhục, xương khớp. YHCT gọi là phần vệ (ôn bệnh) hay kinh thái dương (lục kinh).

– Biểu hiện lâm sàng: Phát sốt, sợ lạnh, sợ gió, đau đầu, đau mình, ngạt mũi, ho. Rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.

– Nguyên tắc điều trị: Phát tán ngoại tà, giải biểu.

1.2. Lý chứng:

– Lý là bệnh ở bên trong, ở sâu, thuộc các phủ tạng, bệnh truyền nhiễm ở giai đoạn toàn phát. YHCT gọi là phần dinh khí huyết (ôn bệnh) hay kinh dương minh (lục kinh).

– Bệnh ở lý có thể do truyền từ ngoài vào, có thể tà khí trúng ngay vào tạng phủ. Cũng có thể do tình chí (thất tình) và các nguyên nhân khác (bất nội ngoại nhân) làm rối loạn hoạt động chức năng của các tạng phủ.

Biểu hiện lâm sàng:

– Do ngoại tà truyền từ ngoài vào:

+ Do nhiệt tà thì sốt cao, khát, thích uống nước lạnh, phiền táo, nói mê, lưỡi đỏ rêu vàng, phân khô kết, nước đái đỏ ít.

+ Do hàn tà thì đau bụng, ỉa chảy, nôn do ăn thức ăn lạnh, bụng bị lạnh.

– Do nội nhân: Chức năng của các tạng phủ, khí huyết bị rối loạn.

Nguyên tắc điều trị:

– Do ngoại cảm: Dùng pháp thanh hạ.

– Do nội nhân: Tuỳ trạng thái hư thực, hàn nhiệt của bệnh để có pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên bệnh tạng lấy bổ làm chủ, bệnh phủ lấy thông làm chủ.

Phân biệt biểu chứng – lý chứng:

BIỂU CHỨNG

LÝ CHỨNG

Sốt kèm theo sợ lạnh

Sốt cao

Chất lưỡi nhạt

Chất lưỡi đỏ

Rêu lưỡi trắng

Rêu lưỡi vàng

Mạch phù

Mạch trầm

2. Các hiện tượng khác:

2.1. Hiện tượng bán biểu bán lý:

Là chứng bệnh mà không ở biểu cũng không ở lý mà ở giữa biểu và lý, gọi là chứng bán biểu bán lý. Theo sách “Thương hàn luận” chứng này thuộc bệnh của kinh thiếu dương.

Biểu hiện lâm sàng: Hàn nhiệt vãng lai (lúc nóng, lúc rét), ngực sườn đầy tức, miệng đắng, lợm giọng buồn nôn, hoa mắt, mạch huyền.

Nguyên tắc điều trị: Hoà giải thiếu dương.

2.2. Hiện tượng biểu lý thác tạp:

Cùng trên 1 bệnh nhân vừa có chứng biểu, vừa có chứng lý gọi là “biểu lý đồng bệnh”.

Nguyên tắc điều trị: Vừa chữa phần biểu, vừa chữa phần lý, gọi là biểu lý song giải.

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

Phòng khám Cột sống | 589 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội | Phụ trách chuyên môn: BS Mai Trung Dũng | Bác sĩ chuyên khoa cấp II (Đại học y Hà hội - 2015) |Trưởng Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Quân y 354 |Uỷ viên BCHTW Hội Phục hồi chức năng Việt Nam

Trước triệu chứng phức tạp của bệnh tật, người thầy thuốc phải dựa vào bát cương để đánh giá được vị trí, tính chất, trạng thái và xu thể hướng tiến triển của bệnh tật, giúp cho công việc chẩn đoán nguyên nhân bệnh và đề ra được các phương pháp chữa bệnh chính xác và có hiệu quả.
Bát cương bao gồm: biểu và lý (ngoài, trong); hàn và nhiệt (nóng, lạnh); hư và thực; âm và dương. Trong đó âm và dương là hai cương lĩnh tổng quát, nên gọi là tổng cương.


Chẩn đoán về giai đoạn của bệnh
Biểu và lý là hai cương lĩnh đầu tiên trong 8 cương lĩnh để xác định về bệnh tật, chức năng của nó là đánh giá và xác định vị trí nông sâu của bệnh tật, giúp cho khả năng tiên lượng bệnh và đề ra phương pháp chữa bệnh thích hợp (bệnh tại biểu thường dùng các phép phát tán, bệnh tại lý thì hay dùng các phép thanh, hạ, ôn, bổ ..)

 Thường do ngoài tà gây bệnh

Bệnh ở biểu hay bệnh ở phần vệ là chỉ bệnh còn ở bên ngoài, ở phần nông (gân xương, cơ nhục, kinh lạc, bệnh mới mắc hay bệnh còn ở giai đoạn đầu khởi phát của bệnh (ví dụ: các bệnh thuộc cảm mạo, các bệnh truyền nhiễm…)
Các triệu chứng biểu hiện của bệnh trên lâm sàng:
  • Phát sốt sợ gió
  • Sợ lạnh
  • Đau đầu
  • Đau mình mẩy
  • Ngạt mũi và ho
  • Rêu lưỡi trắng mỏng 
  • Mạch phù
  • Các triệu chứng khác ..

Là chỉ bệnh ở bên trong, ở sâu, thường là bệnh thuộc các tạng, bệnh truyền nhiễm ở giai đoạn toàn phát có biến chứng gây mất tân dịch (nước, điện giải, máu) theo y học cổ truyền gọi tổn thương đến phần dinh – khí - huyết. Các biểu hiện trên lâm sàng:
  • Sốt cao – khát
  • Mê sảng, vật vã
  • Chất lưỡi đỏ, rêu vàng
  • Nước tiểu đỏ, ít
  • Nôn, đau bụng
  • Phân táo hoặc ỉa chảy.
  • Mạch trầm
Bệnh ở lý có thể từ ngoài truyền vào, nhưng cũng có thể là do tà khí trúng ngay tạng phủ, nguyên do tình chí làm rối loạn hoạt động của các tạng phủ
Sự phân biệt bệnh tại biểu hay tại lý thường dựa vào các tiêu chí sau:
  • Sốt cao hay sốt kèm theo sợ lạnh
  • Chất lưỡi đỏ hay nhạt
  • Rêu lưỡi vàng hay trắng
  • Mạch phù hay mạch trầm
Biểu và lý còn có sự phổi hợp khác nhau với các cương lĩnh khác như với hư và thực, với hàn và nhiệt, có cả sự thác tạp giữa biểu chứng và lý chứng

Chẩn đoán tính chất bệnh

Hàn và nhiệt là hai cương lĩnh đánh giá tính chất của bệnh, giúp cho thầy thuốc chẩn đoán các loại hình của bệnh và đề ra phương pháp chữa bệnh hợp lý (bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt dùng thuốc hàn; nhiệt thì châm, hàn thì cứu).

  • Với các triệu chứng: sợ lạnh, thích ấm, miệng nhạt không khát, sắc mặt xanh trắng, tay chân lạnh, nước tiểu trong dài, đại tiện thì lỏng, chất lưỡi thì nhạt, rêu lưỡi trắng trơn ướt, mạch trầm trì.

b. Nhiệt chứng

  • Với các triệu chứng: sốt hoặc sốt cao nhưng thích mát (ăn và uống …), sắc mặt đỏ, tay chân nóng. tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện thì táo. chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng và khô, mạch sác
Sự phân biệt hàn chứng và nhiệt chứng tập trung voà các triệu chứng sau: Sốt nhưng sợ nóng hay lạnh thích ấm; khát hay không khát; sắc mặt đỏ hay trắng xanh; tay chân nóng hay lạnh; tiểu tiện đỏ ít hay trong dài; đại tiện táo khô hay ỉa chảy; rêu lưỡi vàng hay trắng; mạch trì hay mạch sác
Hàn chứng thuộc về âm thịnh và nhiệt chứng thuộc dương thịnh. Hàn nhiệt còn phối hợp với các cương lĩnh khác như biểu lý, hư thực, ngoài ra còn có hàn nhiệt lẫn lộn, thực giả.

Đánh giá trạng thái người bệnh và tác nhân gây bệnh - mức độ bệnh

Hư và thực là hai cương lĩnh dùng để đánh giá trạng thái người bệnh và tác nhân gây bệnh, để thấy thuốc áp dụng nguyên tắc điều trị bệnh (hư thì bổ, thực thì tả)

  • Biểu hiện của chính khí suy yếu (không đầy đủ), nên sự phản ứng (đề kháng) của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh giảm sút. Chính khí của cơ thể (đề kháng) bao gồm 4 mặt chính là Âm, Dương, Khí, Huyết, trên lâm sàng có biểu hiện triệu chứng của chính khi giảm sút là âm hư, dương hư, khí hư, huyết hư
  • Những biểu hiện chung triệu chứng trên lâm sàng là: tinh thần thì yếu đuối, sắc mặt thì trắng bợt, người thì mệt mỏi không có sức, thể trạng sút cân gầy, hay hồi hộp thở ngắn, đoản hơi và khí, ngại nói, tự ra mồ hôi hoặc mồ hôi trộm, tiểu nhiều lần hoặc không tự chủ, chất lưỡi nhạt, mạch thì tế nhược….

b. Thực chứng

Là do cảm phải ngoại tà hay do khí trệ, huyết ứ, đàm tích, ứ nước, giun sán gây bệnh, các biểu hiện chính trên lâm sàng là: tiếng thở thô mạnh, phiền táo, ngực bụng đầy chướng, đau cự án, phân táo, mót rặn, bí tiểu tiện, đái buốt và rắt, rêu lưỡi vàng mạch thực hữu lực
Sự phân biệt hư và thực chứng căn cứ vào các tiểu chí sau: 
  • Bệnh cũ hay bệnh mới
  • Tiếng nói, hơi thở nhỏ hay to
  • Dấu hiệu cự án hay thiện án
  • Chất lưỡi dày cộm hay mềm bệu
  • Mạch vô lực hay hữu lực
Hư và thực còn phối hợp với các cương lĩnh khác: hư thực lẫn lộn, thực giả lẫn lộn

Âm dương là hai cương lĩnh tổng quát để đánh giá xu thế chung của bệnh tật, vì những hiện tượng, hàn, nhiệt, hư, thực, luôn luôn phối hợp và lẫn lộn với nhau. Sự mất thăng bằng của âm dương biểu hiện bằng sự 
  • Thiên thắng ( âm thịnh và dương thịnh)
  • Thiên suy (âm hư, dương hư, vong dương và vong âm) 
a. Âm chứng và dương chứng:
  • Âm chứng thường bao gồm các chứng hư và hàn;
  • Dương chứng thường bao gồm chứng thực và nhiệt

Dương chứng (dương thịnh)

Người lạnh, tay chân lạnh, tinh thần mệt mỏi, thở nhỏ, thích ấm, không khát, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng, nằm quay vào trong, sắc mặt trắng, lưỡi nhạt, mạch trầm nhược

Tay chân ấm, tinh thần hiếu động (hưng phân, kích động), thở to và thô, sợ nóng, khát nước, nước tiểu đỏ, đục và ít, đại tiện thì táo, nằm quay ra ngoài, sắc mặt đỏ, mạch hoạt sác, phù sác hữu lực



b. Âm hư và dương hư:
  • Âm Hư: Do tân dịch, huyết không đủ; phần dương trong cơ thể nhân âm hư, nổi lên sinh ra chứng hư nhiệt gọi là “âm hư sinh nội nhiệt”
  • Dương hư: Do các công năng trong người bị giảm sút, dương khí ra ngoài, phần vệ bị ảnh hưởng, nên sinh ra chứng sợ lạnh, chân tay lạnh “dương hư sinh ngoại hàn”

Triều nhiệt, nhức trong xương, ho khan, họng khô, hai gò má đỏ, ra mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt, vật vã, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác

Sợ lạnh, chân tay lạnh, ăn uống chậm tiêu, di tinh liệt dương, đau lưng, mỏi gối, rêu lưỡng trắng, chất lưỡng nhạt, ỉa chảy, tiểu tiện trong dài, mạch nhược, vô lực


c/ Vong dương và vong âm: 

  • Là hiện tượng mất nước, do ra, nôn, mồ hôi và ỉa chảy nhiều. Vì âm và dương nương tựa vào nhau, nên khia mất nước và điện giả đến một giai đoạn nào đó sẽ gây ra tình trạng vong dương, tức là choáng và trụy mạch hay còn gọi là thoát dương.


Gồm 4 chứng: biểu hàn, biểu nhiệt, lý hàn, lý nhiệt.



Triệu chứng trên lâm sàng

Biểu hàn

Sợ lạnh nhiều, sốt ít, đau người, không có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn

Cảm mạo phong hàn

Biểu nhiệt

Sợ lạnh ít, sốt nhiều, miệng hơi khát, có mồ hôi, đầu lưỡi đỏ, mạch phù sác

Cảm phong nhiệt; ôn bệnh ở phần vệ ( bệnh truyền nhiễm

Lý hàn

Người lạnh, chân tay lạnh, sắc mặt trắng xanh, không khát, thích uống nước nóng, ít nói, tiểu tiện trong, đại tiện lỏng, rêu trắng, lưỡng nhạt, mạch trầm trì

Thận dương hư hàn, tỳ vị hư hàn.

Lý nhiệt

Mặt đỏ, người nóng, miệng khô khát, thích nước mát, phiền táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hồng sác

Nhiệt tại khí phận (nhiệt ở dương minh)



Gồm 4 chứng: biểu hư, biểu thực, lý hư, lý thực


Triệu chứng trên lâm sàng

Biểu hư

Tự hãn, sợ lạnh, rêu lưỡng trắng mỏng, mạch phù hoãn

Cảm phong hàn/ thể trung phong

Biểu thực

KHông có mồ hôi, sợ lạnh, đau mình, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn

Cảm mạo phong hàn/ thể thương hàn

Lý hư

Lý thực

ND giống như hư thực trong phần bát cương



Trên một người bệnh vừa có các triệu chứng, chứng bệnh ở biểu và vừa có ở lý, còn được gọi là biểu lý đồng bệnh , khi chữa bệnh phải chữa phần biểu và vừa chữa phần lý, gọi là biểu lý song giải. 
  • Ví dụ: người bệnh có triệu chứng sốt, sợ lạnh (biểu chứng), nhưng lại có tr/ chứng vật vã, khát nước (lý chứng). vậy nên trong điều trị vừa giải biểu bằng các vị  Ma hoàng, Quế chi và vừa thanh nhiệt sinh tân bằng Thạch cao…

  • Trên một người bệnh vừa có chứng hàn vừa có chứng nhiệt, có thể có các thể bệnh như sau: biểu hàn lý nhiệt, biểu nhiệt lý hàn, hoặc tạng phù này hàn tạng phủ kia nhiệt.

3. Hư thực thác tạp

Chứng hư và chứng thực cùng xuất hiện:
  • Ví dụ: Trong bệnh truyền nhiễm bệnh nhân sốt cao, mạch nhanh, nước tiểu đỏ…, là triệu chứng của thực chứng, nhưng sốt làm cho tân dịch bị mất gây táo, vật vã và mê sảng (âm hư) thuộc hư chứng
  • Bệnh nhân thể tạng yếu thuộc hư chứng, lại mắc thêm bệnh cảm mạo: có các triệu chứng như sốt, đau mình mẩy, ngạt mũi ( thực chứng), gọi là hư trung hiệp thực
Hiện tượng chân giả là hiện tượng triệu chứng của bệnh xuất hiện không phù hợp với bản chất, nguyên nhân của bệnh. Có hai thể bệnh sau:

Do bên trong chứng âm hàn mạnh, bức dương khí ra ngoài. Hoặc là sự chuyển hóa của quy luật hàn cực sinh nhiệt của bệnh tật.
VD: chứng (bệnh) ỉa chảy do lạnh (chân hàn) nhưng do mất nước (tân dịch và điện giải) gây triệu chứng khát, vật vã, miệng khô, mình nóng, thậm chí có sốt cao và co giật (giả nhiệt)

Chân hàn

Giả nhiệt

Đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, tay chân lạnh, mồ hôi tự chảy, nói nhỏ, ăn ít, đầy bụng, tiểu tiện trong trắng, chất lưỡi mềm bệu, rêu lưỡi trơn, mạch trầm vi muốn tuyệt

Phiền táo khát nước ( giả nhiệt), nhưng không muốn uống (chân hàn), miệng mũi khô, có khi chảy máu, mắt đỏ, mình nóng (giả nhiệt), nhưng ấn sâu không thấy nóng (chân hàn)



Bên trong là nhiệt nhưng giả hàn bên ngoài, như trong các bệnh truyền nhiễm do độc tố gây trụy mạch ngoại biên, với tr/ chứng chân tay lạnh, mạch vi (giả hàn)


Chân nhiệt

Giả hàn

Hơi thở thô và nóng, họng khô miệng khô, rêu lưỡi vàng đen, rất khát, nói sảng, bụng đầy chướng, ấn vào đau, tiểu tiện đỏ, đại tiện táo

Tay chân quyết lạnh ( giả hàn), nhưng không muốn mặc áo (chân nhiệt), mạch trầm trì (giả hàn), ấn xuống thấy mạch đập mạnh và hữu lực (chân nhiệt)



Có những bệnh không ở biểu mà cũng không ở lý gọi là bán biểu bán lý.

  • Trong sách thương hàn luận thì chứng này thuộc về bệnh ở kinh thiếu dương (thái dương là biểu bệnh, dương minh là lý bệnh). Khi chữa bệnh không thể dùng phương pháp giả biểu được (bệnh không phải ở biểu) và không thể dùng phương pháp thanh hạ được (bệnh không phaiar ở lý), trong trường hợp này phải dùng phương pháp hòa giải gọi là hòa giải thiếu dương.
  • Trên lâm sang có biểu hiện của các triệu chứng như: lúc nóng lúc lạnh (hàn nhiệt vãng lai), ngực sườn đầy tức, miệng đắng, lợm giọng, buồn nôn, họng khô, mắt hoa, mạch huyền …