Bằng b1 tiếng anh đi đức là bằng gì năm 2024

Một trong những điều kiện quan trọng nhất của du học nghề Đức là trình độ ngoại ngữ. Học viên cần có bằng tiếng Đức tối thiểu A2 mới được nộp hồ sơ xin visa đi học nghề. Đây là quy định mới trong năm 2020 vì trước kia đại sứ quán yêu cầu tối thiểu là B1 thì mới có thể xin visa sang du học nghề.

Có tổng cộng 6 trình độ đánh giá năng lực tiếng Đức với người học tiếng Đức. Nó bao gồm từ cơ bản đến nâng cao lần lượt là : A1,A2,B1,B2,C1,C2. Thế nhưng để có thể đi du học nghề Đức thì mọi người thường đi ở một trong các trình độ A2, B1, B2. Vậy thì có điểm gì khác biệt giữa các trình độ này? Các bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đi du học nghề Đức với trình độ A2

Kể từ tháng 3 năm 2020 trở đi, đại sứ quán Đức tại Việt Nam đã chính thức đưa ra những quy định mới nhất đối với hồ sơ xin Visa du học nghề. Cho phép cấp visa du học nghề Đức với trình độ tiếng Đức A2 thay vì B1 như trước đây.

Trình độ này thường dành cho những bạn muốn nhanh chóng sang Đức, hoặc khó khăn trong việc đỗ B1 ở Việt Nam nên không thể đi theo trình độ B1 được.

Ưu điểm:

  • Nếu đi ở trình độ này các bạn sẽ rút ngắn được lộ trình đường đến nước Đức. Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, có A2 mà hoàn cảnh thuận lợi, bạn có thể xin visa đến Đức luôn mà không phải chờ đợi cho đến khi có được bằng B1 như trước kia.
  • Học ngôn ngữ rất quan trọng môi trường. Môi trường học B1 ở bên Đức hoàn toàn thuận tiện hơn rất nhiều cho việc luyện thi và đỗ bằng B1 với khi ở Việt Nam. Các bạn sẽ được sống trong tiếng Đức hàng ngày, nghe, nói, đọc, viết đều là tiếng Đức.
  • Trong thời gian hoàn thành bằng B1 bạn sẽ có cơ hội để thích nghi với môi trường sống mới

Hạn chế :

  • Trình độ tiếng A2 chỉ mới giúp bạn sang Đức. Sang đến nơi bạn sẽ phải học thêm một khóa lấy bằng B1 tại Đức trước khi học nghề. Chi phí học tiếng ở Đức chắc chắn sẽ đắt hơn so với ở Việt Nam khi dao động trong khoảng 350 – 550 Euro (9 – 15 triệu đồng) một khoá tuỳ theo trường và thành phố.
  • Bạn phải chứng minh tài chính có thể đảm bảo chi phí sinh hoạt trong lúc học tiếng lấy được bằng B1 tại Đức ít nhất là 861 Euro (khoảng 24 triệu đồng) một tháng. Tổng số tiền sẽ phụ thuộc vào thời lượng của khoá học B1 mà du học sinh đã đăng ký. Nên nếu bạn học càng lâu thì sẽ càng phải chuẩn bị càng nhiều tiền. Ví dụ nếu bạn cần 8 tháng học tiếng thì bạn phải chứng minh 6888 Euro, tương đương với 189 triệu VND).
  • Bạn vẫn phải có B2 mới được tốt nghiệp nghề. Điều này đồng nghĩa với việc nếu chọn phương án sang Đức khi mới có bằng A2 thì học viên sẽ phải học song song khoá B2 trong thời gian học nghề để có thể đạt đủ điều kiện ra trường. Trong trường hợp xấu nhất, nếu bạn không hoàn thành khóa học tiếng Đức đúng hạn thì bạn sẽ gặp nhiều trở ngại từ phía trường nghề và sở ngoại kiều Đức.

Đi du học nghề Đức ở trình độ B1.

Khi bạn có B1 là đã đủ điều kiện để được cấp Visa sang Đức. Và bạn sẽ tiếp tục học 6 tháng để nâng chứng chỉ lên B2 tại Đức, điều này thuận lợi cho những bạn không kịp thời gian thi B2 tại Việt Nam.

Với lộ trình này, các bạn học viên sẽ thực hiện các bước sau:

  • Học tiếng Đức để lấy bằng B1 ở Việt Nam
  • Học khoá B2.1 trong thời gian chờ thị thực ở Việt Nam kèm khoá B2 từ vựng chuyên ngành
  • Hoàn tất khóa học lấy bằng B2 tại Đức.
    đi du học Đức với trình độ B1

Ưu điểm:

  • Chỉ cần tiêu tốn chi phí ôn luyện và thi lấy bằng B1 trong một lần nên sẽ tiết kiệm được chi phí so với lộ trình 1 phải thi A2 ở Việt Nam rồi sang Đức thi B1
  • Mặc dù vẫn phải CMTC cho quá trình học tiếng nhưng vì thời gian học ngắn hơn nên chi phí sẽ nhẹ gánh hơn so với lộ trình 1 là 2600 Euro cho 3 tháng
  • Nhiều cơ hội lựa chọn trường nghề.
  • Đảm bảo khả năng giao tiếp và hiểu bài tốt hơn khi sang Đức.

Hạn chế :

Khó khăn lớn nhất và cũng là trường hợp xấu nhất là bạn không thi đỗ. Không phải ai tham gia thi cũng sẽ “bao đỗ”, nếu bạn tham gia thi chứng chỉ ngôn ngữ chuẩn quốc tế thì cũng biết mức độ nghiêm ngặt là thế nào và tỷ lệ trượt thường rất cao. Đã có rất nhiều sinh viên tham gia du học nghề với bằng B1 và không thể đỗ B2 trong thời gian quy định đã phải trở về nước.

Đi du học nghề Đức ở trình độ B2 :

Khi lựa chọn lộ trình này, các bạn học viên sẽ lấy bằng B2 tiếng Đức ở Việt Nam rồi sang Đức học nghề ngay. Mặc dù đã có B2 ở Việt Nam nhưng nếu muốn rèn luyện thêm thì các bạn vẫn có thể tiếp tục tham gia một khoá B2 tại Đức trong quá trình học nghề. Tuy nhiên lựa chọn này không bắt buộc và không bao gồm trong chi phí dịch vụ.

Có thể nói đây là lộ trình dành cho những “siêu nhân” khi các bạn có thể chinh phục được tấm bằng B2 ở Việt Nam. Đây là phương án tiết kiệm chi phí bậc nhất vì chỉ tốn lệ phí thi tiếng Đức ở Việt Nam và không cần CMTC.

Ưu điểm:

  • Bạn không cần phải chứng minh tài chính mà sẽ được tham gia học nghề và tham gia thực tập tại các doanh nghiệp, công ty trường bạn liên kết. Và sẽ được doanh nghiệp trả lương, mức lương dao động khoảng 600 – 1400 euro/tháng (phụ thuộc hệ thống công ty bạn thực tập, bạn thực tập ở bang nào, ngành bạn thực tập …)
  • Bạn sẽ dễ dàng hòa nhập với cuộc sống mới, khi bạn giao tiếp tốt hơn thì bạn sẽ có mối quan hệ xã hội nhanh hơn.
  • Khi bạn đã bắt nhịp cuộc sống học tập, bạn có thể học thêm các chứng chỉ như tiếng Anh, Pháp, Nhật, … hay học lên C1 tiếng Đức. Những điều này sẽ có lợi rất lớn cho tương lai của bạn hay ngay cả việc thực tập trong quá trình học nghề.

Hạn chế :

  • Việc học và đạt được B2 ở Việt Nam không phải là một điều dễ dàng với nhiều người. Các bạn cần có một kế hoạch học tập rõ ràng. Cần rất nhiều nỗ lực và cố gắng và một ý chí kiên định để đạt được bằng B2 tiếng Đức.
  • Vì không có thời gian làm quen với cuộc sống ở Đức mà phải nhập học ngay nên bạn dễ gặp tình trạng thích nghi không kịp, từ đó ảnh hưởng đến năng lực học tập của mình.

Trên đây là các điểm khác nhau khi bạn lựa chọn con đường đến Đức với các trình độ cụ thể. Chúc các bạn có một sự lựa chọn phù hợp và đúng đắn cho mình!

xem thêm --> các phần mềm học tiếng đức hiệu quả trên điện thoại

Bài viết cùng chuyên mục

TỔNG QUAN VỀ LƯƠNG ĐIỀU DƯỠNG Ở ĐỨC MỚI NHẤT NĂM 2023

Điều dưỡng là một trong những ngành nghề HOT nhất tại Đức. Vậy lương điều dưỡng ở Đức bao nhiêu mà hấp dẫn đến vậy? Hãy cùng Greenway tìm hiểu thông tin này trong bài viết dưới đây để có thông tin chính xác nhất. Đồng thời cập nhật về điều kiện và cách tăng mức lương […]

Xem thêm

TÌM HIỂU VỀ BẢN ĐỒ NƯỚC ĐỨC MỚI NHẤT 2023

Tìm hiểu và khám phá về bản đồ nước Đức sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức phong phú về quốc gia này. Đồng thời, đây cũng là quá trình hiệu quả để bạn nắm bắt rõ hơn các thông tin quan trọng về vị trí của Đức trên bản đồ thế giới, biểu […]

Xem thêm

NƯỚC ĐỨC CÓ BAO NHIÊU BANG? CÁC BANG Ở ĐỨC HIỆN NAY

Nước Đức có bao nhiêu bang? Việc nắm rõ các bang của Đức sẽ giúp bạn hiểu hơn về quốc gia này khi sang đây sinh sống và học tập. Cùng Greenway khám phá từng bang ở Đức để lựa chọn điểm đến phù hợp và tốt nhất với bản thân nhé. Baden-Württemberg • Diện […]

Học bao lâu thì được bằng B1 tiếng Đức?

Thời gian để đạt được trình độ B1 trong tiếng Đức có thể biến đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng học của mỗi người, số giờ học mỗi tuần, phương pháp học, và môi trường học tập. Tuy nhiên, một ước lượng tổng quan thường là khoảng 200-300 giờ học.

Trình độ B1 tiếng Đức tương đương ielts bao nhiêu?

Tiếng Đức B1 là trình độ đầu vào của bậc trung cấp về khả năng sử dụng ngoại ngữ, và tương đương Ielts 6.5 tiếng Anh. Thi đạt chứng chỉ B1 là yêu cầu tối thiểu bắt buộc cho những học viên muốn sang Đức theo diện du học tất cả các cấp.

Học tiếng Đức lấy bằng B1 ở đâu?

Hiện nay, tại Việt Nam, có 03 hình thức thi chứng chỉ B1 tiếng Đức được rộng rãi công nhận và thực hiện, đó là: thi B1 ở viện Goethe, thi B1 bởi Telc, và thi B1 ÖSD (đại học Hà Nội). Mỗi hình thức tổ chức thi sẽ có cấu trúc bài thi khác nhau, phù hợp cho những đối tượng, nhu cầu, hoặc những hoàn cảnh khác nhau.

B1 tiếng Đức cần bao nhiêu từ vựng?

Từ vựng và ngữ pháp tiếng Đức B1 Khi học tới B1 tiếng Đức, bạn có thể: Phát âm chuẩn và biết cách sử dụng chính xác khối lượng từ vựng khoảng 2.500 đến 3.000 từ Biết cách sử dụng thuần thục các liên từ trong câu phụ, câu ghép. Làm chủ được các mệnh đề chính – phụ và các liên từ kép trong đoạn văn.

Chủ đề