Ban tổ chức Tỉnh ủy là gì

Quy định số 2681 -QĐi/TU ngày 04 tháng 3 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

I. Chức năng

1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Tỉnh ủy) mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy về công tác tổ chức xây dựng đảng.

2. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tổ chức cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ, tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị trong tỉnh.

3. Là cơ quan thường trực về công tác thi đua, khen thưởng, tuyển dụng, nâng ngạch, xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức của Tỉnh ủy theo phân cấp.

II. Nhiệm vụ

1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện

a) Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất xây dựng nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác tổ chức xây dựng đảng; về công tác cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; giải quyết các vấn đề về đảng tịch; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vấn đề về chính trị của cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; chế độ, chính sách, khen thưởng và kỷ luật theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; về chính sách bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ diện Tỉnh ủy quản lý.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng đề án về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ đảng trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy.

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị trong toàn tỉnh. Thực hiện quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện.

d) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở khối đảng, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể ở địa phương. Phối hợp với các cơ quan chức năng, các cơ sở y tế thực hiện việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ đối với cán bộ diện Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.

đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thi nâng ngạch chuyên viên lên chuyên viên chính và tương đương đối với công chức và xét thăng hạng nghề nghiệp viên chức trong các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội theo ủy quyền.

e) Quản lý hồ sơ cán bộ diện Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý và cán bộ, đảng viên có vấn đề về chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.

g) Thực hiện thống kê về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức; công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong toàn tỉnh để để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Trung ương theo định kỳ và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

h) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tổ chức xây dựng đảng.

i) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Trung ương theo quy định.

k) Sơ kết, tổng kết về công tác tổ chức xây dựng Đảng.

2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

a) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ, thi hành Điều lệ Đảng; việc thực hiện phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức và biên chế của hệ thống chính trị theo phân cấp và theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

b) Hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác xây dựng, phát triển tổ chức đảng, đảng viên, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, hồ sơ đảng viên, cơ sở dữ liệu đảng viên, giới thiệu sinh hoạt đảng, xét tặng huy hiệu Đảng, cấp phát thẻ đảng viên, xoá tên đảng viên, giải quyết khiếu nại và vấn đề đảng tịch cho đảng viên trong đảng bộ; công tác bảo vệ chính trị nội bộ; quản lý biên chế của các cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy.

c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách và công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ các huyện, thành, thị ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh; các sở, ban, ngành của tỉnh theo phân cấp quản lý.

3. Thẩm định, thẩm tra

a) Thẩm định các đề án, văn bản về tổ chức xây dựng đảng, về cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ và về tổ chức bộ máy, biên chế của các tổ chức trong hệ thống chính trị trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy.

b) Tham gia ý kiến đối với đề án, văn bản về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các sở, ban, ngành và các cơ quan trong tỉnh quyết định theo phân cấp.

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nhân sự quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách cán bộ trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy.

d) Chủ trì thẩm tra, xác minh đối với cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên có vấn đề về chính trị theo quy định.

4. Phối hợp

a) Với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tham mưu, giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm thuộc lĩnh vực tổ chức xây dựng đảng.

b) Với các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy trong công tác xây dựng Đảng về tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ.

c) Với Sở Nội vụ và các sở, ban, ngành liên quan trong việc thể chế hoá các nghị quyết, quyết định của Đảng về lĩnh vực tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, bảo vệ chính trị nội bộ.

d) Với các ban, Văn phòng Tỉnh ủy, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh hướng dẫn xây dựng và kiểm tra thực hiện quy chế làm việc, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện và các đảng ủy trực thuộc.

đ) Với Văn phòng Tỉnh ủy giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

5. Thực hiện một số nhiệm vụ do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy giao

a) Giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện công tác quy hoạch cán bộ; tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt quy hoạch các chức danh cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; đồng thời tham mưu thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng gắn với quy hoạch đội ngũ cán bộ của Đảng bộ tỉnh theo phân cấp.

b) Tham mưu công tác tuyển dụng, tiếp nhận, điều động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc biên chế khối đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính tri - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện theo thẩm quyền phân cấp.

c) Thực hiện các công việc khác khi được Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy giao.

( Theo Quy định số 2681 -QĐi/TU ngày 04 tháng 3 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Ban Tổ chức Tỉnh ủy)

Ban tổ chức Tỉnh ủy có chức năng gì?

Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tổ chức cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ, tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị trong tỉnh. 3. Là cơ quan thường trực về công tác thi đua, khen thưởng, tuyển dụng, nâng ngạch, xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức của Tỉnh ủy theo phân cấp.

Tỉnh ủy là tổ chức gì?

Đảng bộ cấp tỉnh, Đảng ủy cấp tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ cấp tỉnh, còn được gọi là Tỉnh ủy (đối với đơn vị hành chính là tỉnh) hay Thành ủy (đối với đơn vị hành chính là thành phố trực thuộc trung ương) là cơ quan do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo ở cấp Tỉnh.

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy là gì?

Ban Thường vụ Tỉnh ủy là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ họp của Tỉnh ủy, có chức năng lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 và các nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy, của Trung ương; quyết định chủ trương về công tác tổ chức, cán bộ; quyết ...

Trưởng ban tổ chức là gì?

Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hay còn được gọi Trưởng ban Tổ chức Trung ương, là người đứng đầu của Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Chức vụ do Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu hoặc do tập thể Bộ Chính trị phân công.