Bản thờ là gì

Có thể nói, quá trình xây dựng và hấp thụ tinh hoa từ những nền văn hóa đã bồi đắp lên truyền thống của dân tộc Việt Nam. Một trong số đó chính là việc coi trọng và thiết lập hương án trong nhà để chuyên trách và gìn giữ phong tục thờ cúng tổ tiên. Đây là những đạo lý truyền thống mang nhiều giá trị quý giá, xuất hiện từ rất lâu và được người Việt kế thừa từ đời này sang đời khác.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa và giá trị thực của 2 nghi lễ dân tộc này. Dẫn đến trường hợp làm hời hợt, tạm bợ, vô nghĩa thậm chí là tạo nên sự mê tín dị đoan. Cùng Oản cô Tâm tìm hiểu chi tiết và hiểu rõ về ý nghĩa của 2 nghi lễ Thờ Cúng của dân tộc.

Vấn đề Thờ

Khái niệm

Thờ là việc bày tỏ sự tôn kính, tri ân báo ân đối với các bậc tiền nhân hay các Thánh Đức mà mình đã dâng trọn niềm tin. Thờ tự chính là một trong những biểu t­ượng văn minh của người Á Đông trong đó có Việt Nam. Tại nước ta phổ biến về thờ Phật, thờ Chúa, thờ Tổ Quốc, thờ Gia Tiên hay những vị thần linh Việc thờ được người Việt chú trọng bao đời nay với hình thức lập bàn thờ cúng để tưởng nhớ và hương khói hằng năm.

Ý nghĩa của việc Thờ

Có thể nói, con người cần phải có điểm tựa để an tâm và hướng về. Nếu không có bàn thờ Gia Tiên, con cháu không biết nương vào đâu để thể hiện lòng hiếu thảo đối với Tổ Tiên. Tâm linh của tổ tiên cũng không thể giao cảm với tâm linh của con cháu. Nếu bàn thờ Phật không được an vị trang nghiêm thì đệ tử cũng chẳng biết nương tựa vào nơi nào để bộc lộ lòng tôn kính đối với bậc Thầy chứng ngộ. Sự linh thiêng của chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền trong mười phương cũng khó có thể cảm ứng đến với người cầu nguyện.

Xem thêm: Cách bài trí đồ trên bàn thờ Gia Tiên theo chuyên gia phong thủy

Nhân vật được thờ phải thể hiện được ý sống và nghĩa sống qua vật thể biểu tượng được thờ. Vật thể biểu tượng thờ phải thể hiện giá trị tinh thần tâm ấn sắc và sắc ấn tâm, làm môi trường giao cảm giữa người thờ và nhân vật được tôn thờ.

Bởi vậy trên bàn thờ, người ta thường đốt hương, nến, cắm hoa tươi, Đây là những vật thể biểu tượng được ý sống và nghĩa sống. Cũng như làm tăng thêm sự uy nghiêm, tôn kính, linh động so với những vật thể hình dáng và công dụng tương đương như hoa giấy hay đèn điện. Đây là những gạch nối giao cảm quan trọng, thể hiện sự biến thiên liên tục và giao thoa không ngừng.

Nơi thờ nên được đặt ở đâu?

Theo Phật Giáo, ta có thể đặt bàn thờ tại bất cứ nơi nào trong nhà miễn là vị trí đó phải đư­ợc thanh tịnh và bàn thờ phải đư­ợc thiết trí trang nghiêm và tôn kính.

Việc thờ còn thể hiện đạo lý tổ tiên là cột trụ, là xương sống của gia đình dòng họ, là cội nguồn bảo tồn sự sống còn của thế hệ sau. Do đó, bàn thờ thường được đặt tại gian chính giữa, căn chính giữa của ngôi nhà, gia phả. Ngoài ra thì những dòng họ lớn cần có nhà thờ Họ được thiết lập riêng để con cháu cùng nhau tưởng nhớ và thờ tự.

Xem thêm: Những nguyên tắc quan trọng trong việc đặt bàn thờ tại nhà

Hiện nay, đa số người Việt vẫn giữ nguyên nguyên tắc đặt nơi thờ như trên. Ngoài ra, với những nơi ở như chung cư, khu thành thị, bàn thờ thường được đặt ở trên cao hoặc có phòng thờ riêng đối với nhà có diện tích lớn. Tuy nhiên dù ở đâu thì bàn thờ cũng phải nghiêm trang và thuận tiện cho việc thờ cúng.

Bản thờ là gì
Thờ Cúng là nét đẹp văn hóa của dân tộc

Vấn đề Cúng

Khái niệm

Tên gọi Cúng xuất hiện từ rất lâu đời và trở nên quen thuộc với người Việt. Nghi lễ này có tên gọi đầy đủ là Cúng d­ường xuất thân từ Phật Giáo. Danh từ này đ­ược chuyển ngữ từ hai chữ Cung D­ưỡng của tiếng Trung Hoa, có nghĩa là cung cấp và phụng dưỡng cho những người đang cần sự hỗ trợ qua tinh thần vị tha của những ngư­ời d­ư thừa. Điều này là hành động của những con người còn sống hỗ trợ, chăm sóc với nhau với tình thương sẵn có.

Cúng hay Cúng d­ường mang ý nghĩa sâu rộng hơn về sự hiến cúng và dâng lễ vật lên các bậc tôn kính, bậc tiền nhân còn sống hoặc đã quá vãng, qua đời để tưởng niệm tri ân và báo ân. Còn riêng đối với những bậc thâm ân đã quá cố, người ta thường dùng từ Cúng tế nghĩa là đem lễ vật hiến cúng theo lễ nghi tế tự như­ cúng tế tổ tiên ông bà, cúng tế thần linh

Nghi lễ Cúng cần có gì?

Cúng là nghi lễ quan trọng mà bổn phận con cháu cần hiểu sâu, hiểu rõ để gìn giữ và kế thừa với tấm lòng thành kính, trang nghiêm.

Những lễ vật hiến cúng chính là hình thức biểu hiện, là minh chứng cho tấm lòng chí thành của con cháu lên gia tiên, của con nhang lên bậc Chư phật thánh hiền.

Xem thêm: Cách vái Phật khi đi chùa như nào là chuẩn, tránh phạm đến nhà Phật?

Đối với người Việt xưa khi cúng tế gia tiên, vật lễ phải có:

+ Hương đèn hoa quả

+ 3 bát cơm

+ 3 đôi đũa hoặc muỗng

+ 3 chén rượu hay nước thanh khiết

+ Dùng 1,3,5,7 (số lẻ) nén hương để thắp

Tất cả được bày biện trang trọng, nghiêm chỉnh trên bàn thờ, mâm hoặc khay. Các thức ăn khác có thể thêm bớt tùy theo điều kiện gia chủ. Theo quan niệm truyền thống thì gia tiên có thể hưởng thực, nghĩa là ăn bằng cách thức thực những món ăn mà con cháu dâng cúng. Khi thực hiện nghi lễ cúng, người hành lễ đứng trước bàn thờ nguyện hương rồi chắp tay vái và đọc thầm lời ước nguyện, gọi là khấn. Nhiều nơi lạy ba lễ sau khi khấn.

Bản thờ là gì

Còn với lễ Phật hay Thánh Mẫu, khi cúng ta chỉ được dùng lễ chay như hương hoa, trà quả, phẩm oản hay Oản Tài Lộc, Kiêng đặt vàng mã hay tiền âm phủ lên ban thờ Phật, Bồ Tát. Lễ tại đền, phủ có thể thêm lễ mặn như gà, giò chả tùy tâm.

Ý nghĩa của việc Cúng

Ngư­ời Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ ít ai thấu hiểu thông suốt ý nghĩa và giá trị của sự Cúng bái. Họ chỉ biết hành động theo tập tục cổ truyền của thế hệ trước để lại với trách nhiệm gìn giữ và phát huy truyền thống. Do vậy, ng­ười kế thừa không hiểu rõ và không giải thích đ­ược cụ thể cho con cháu lãnh hội và còn làm lệch lạc giá trị cao quý. Dẫn đến nhiều trường hợp coi Cúng bái là mê tín dị đoan, đi ngược lại với sự phát triển văn minh tiến bộ của xã hội. Nhiều trường hợp còn lợi dụng làm sai lệch ý nghĩa linh thiêng của việc cúng bái để kinh doanh. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có nền văn hóa đặc trưng lâu đời. Gìn giữ và phát huy những giá trị dân tộc giúp con người tu thân, giáo dục con ngư­ời làm tròn bổn phận.