Ban tam tan phat văn lãng lạng sơn

(LSO) – Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2016 – 2020), Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Văn Lãng đã nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy nội lực, khắc phục và vượt qua khó khăn, thử thách, thực hiện hoàn thành và vượt 18/19 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đề ra. Đây là những động lực khích lệ Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện tiếp tục phấn đấu, khai thác thế mạnh, tạo bước đột phá trên chặng đường phát triển mới.

Nhiệm kỳ qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Văn Lãng đã phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, đoàn kết, chủ động quán triệt, thực hiện nghiêm túc, sáng tạo các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức để đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế của huyện tăng trưởng khá; văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân tiếp tục được nâng lên; quốc phòng, an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững. Công tác đối ngoại được chú trọng; khu vực biên giới được quan tâm đầu tư, xây dựng vững mạnh toàn diện. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có chuyển biến tích cực; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên được nâng lên.

Ban tam tan phat văn lãng lạng sơn

Đồng chí Lâm Thị Phương Thanh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ (thứ tư từ trái qua) và các đại biểu cắt băng tại Lễ thông xe tuyến đường chuyên dụng vận tải hàng hóa Cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) – Pò Chài (Trung Quốc) (tháng 3/2019)

Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, chương trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo quyết liệt, với cách làm hiệu quả nên kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện chuyển dịch đúng hướng, Văn Lãng đã tận dụng được tiềm năng, lợi thế để phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị. Kết quả đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, với một số sản phẩm chủ lực như: vùng trồng hồng vành khuyên, hồi, vùng gỗ nguyên liệu… Đặc biệt thương hiệu hồng vành khuyên đã được đông đảo khách hàng trong nước biết đến, đem lại giá trị kinh tế bình quân khoảng 180 triệu đồng/ha. Phong trào xây dựng nông thôn mới đã phát huy tích cực vai trò chủ thể, sự đồng thuận, vào cuộc của người dân, tạo sức lan tỏa và huy động toàn xã hội chung tay xây dựng nông thôn mới. Đến nay, toàn huyện có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới (bình quân đạt 11,2 tiêu chí/xã, tăng 4,4 tiêu chí/xã so với năm 2015). Diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên.

Cùng với nông nghiệp, kinh tế cửa khẩu có bước phát triển đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhiệm kỳ 2015 -2020, huyện đã phối hợp chặt chẽ với các ngành của tỉnh trong việc xây dựng khu kinh tế cửa khẩu, quản lý cửa khẩu và xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện. Đồng thời tập trung giải phóng mặt bằng để hoàn thành các dự án trọng điểm trên địa bàn; tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chủ động trong công tác đối ngoại để nâng cao năng lực thông quan, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá qua địa bàn.

Ban tam tan phat văn lãng lạng sơn

Lãnh đạo Huyện ủy Văn Lãng kiểm tra các công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 – 2025

Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, trọng tâm là hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư. Với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm, Nhà nước hỗ trợ xi măng, Nhân dân đóng góp vật liệu, ngày công”, huyện đã huy động có hiệu quả các nguồn lực từ Nhân dân để xây dựng đường giao thông nông thôn. Đến năm 2020, tỷ lệ cứng hóa đường ô tô đến trung tâm xã đạt 100%, tỷ lệ cứng hóa đường ô tô đến trung tâm thôn đạt 80,5%.

Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, các lĩnh vực văn hóa, xã hội trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tiến bộ, huyện chủ động thực hiện tốt công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị truyền thống cách mạng của Khu tưởng niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ gắn với phát triển du lịch về nguồn, giáo dục truyền thống cách mạng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4,1%/năm (giảm từ 29,67% năm 2015 xuống còn 8,85% năm 2020). Những kết quả đó đã khẳng định hiệu quả trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng. Trong nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và phân công các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Huyện uỷ phụ trách các chi, đảng bộ và từng lĩnh vực cụ thể, sâu sát đến cơ sở đã giúp công tác lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, thực chất hơn, cán bộ trưởng thành hơn. Công tác cán bộ được chú trọng, quyết liệt, kỹ lưỡng trong thực hiện, gắn công tác quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí và sử dụng cán bộ; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ. Khối đại đoàn kết toàn dân tiếp tục được củng cố, góp phần tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Ban tam tan phat văn lãng lạng sơn

Một góc thị trấn Na Sầm

Bước vào nhiệm kỳ 2020 -2025, Đảng bộ huyện xác định rõ mục tiêu tổng quát và chỉ tiêu chủ yếu. Huyện đã xác định 4 nhiệm vụ trọng tâm và 5 chương trình đột phá nhằm tạo sự chuyển biến toàn diện trên cơ sở khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện, đó là: đẩy mạnh thực hiện Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại, dịch vụ, du lịch để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, trọng tâm là hạ tầng giao thông nông thôn và hạ tầng đô thị; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn đảng bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình đã đề ra, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện sẽ tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có khát vọng vươn lên, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; phát huy tinh thần chủ động, quyết liệt, sáng tạo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Văn Lãng lần thứ XXII khẳng định quyết tâm của toàn Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Văn Lãng phát huy tiềm năng, lợi thế, vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc; tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng huyện Văn Lãng ngày càng phát triển”

5 chương trình đột phá của Đảng bộ huyện Văn Lãng giai đoạn 2020 – 2025: đẩy mạnh thực hiện Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại, dịch vụ, du lịch để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, trọng tâm là hạ tầng giao thông nông thôn và hạ tầng đô thị; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn đảng bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.


Niềm tin và kỳ vọng

(LSO) – Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Văn Lãng nhiệm kỳ 2020 – 2025 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ và là cơ hội để đại diện tổ chức đảng, đảng viên bày tỏ tâm tư, kỳ vọng vào những quyết sách được triển khai trong nhiệm kỳ mới.

Ban tam tan phat văn lãng lạng sơn

Đồng chí Nông Văn Nguyễn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Thụ: “Phát huy thế mạnh du lịch từ di tích, gắn với giáo dục truyền thống cách mạng”

Đảng bộ xã xác định, việc khai thác thế mạnh về du lịch tại địa phương sẽ làm phong phú thêm loại hình du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách và góp phần phát huy giá trị của di tích, giáo dục truyền thống cách mạng cho Nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ. Để phát huy tiềm năng, thế mạnh, cấp ủy, chính quyền xã quan tâm quảng bá hình ảnh, con người quê hương đồng chí Hoàng Văn Thụ. Qua đó, mỗi năm, xã thu hút từ 4.000 đến 5.000 lượt người đến tham quan.

Trong nhiệm kỳ tới, chúng tôi mong các cấp, ngành tiếp tục quan tâm hỗ trợ phát triển du lịch về nguồn gắn với giáo dục truyền thống cách mạng cho Nhân dân; xây dựng điểm du lịch sinh thái trên địa bàn để tạo thành một quần thể khu du lịch… nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao nhận thức, lòng tự hào của Nhân dân về quê hương cách mạng.

Ban tam tan phat văn lãng lạng sơn

Đồng chí Trần Anh Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ: “Tận dụng lợi thế, phát triển cây trồng chủ lực và vùng sản xuất hàng hóa tập trung”.

Thực hiện chương trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới của huyện, thời gian qua, Tân Mỹ đã tận dụng, khai thác tiềm năng, lợi thế để tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị hàng hóa, sản phẩm. Xã đã hình thành được vùng trồng hồng vành khuyên với diện tích trên 260 ha (trong đó có trên 188 ha trồng theo tiêu chuẩn VietGAP), đạt sản lượng bình quân 200 tấn/năm, mang lại giá trị kinh tế bình quân đạt khoảng 180 triệu đồng/ha. Đây cũng là cây trồng chủ lực, giúp nhiều hộ dân trên địa bàn thoát nghèo, làm giàu. Nhiệm kỳ tới, tôi tin tưởng và kỳ vọng Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt trong triển khai chương trình tái cơ cấu nông nghiệp; có cơ chế, chính sách cụ thể để phát triển các mô hình kinh tế, vùng sản xuất hàng hóa tập trung với các cây trồng chủ lực, giúp người dân nâng cao thu nhập, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đưa xã Tân Mỹ trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2021 – 2025.

Ban tam tan phat văn lãng lạng sơn

Đồng chí Vy Văn Quyết, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Bắc La: “Chủ động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân”.

Trong nhiệm kỳ qua, cấp ủy, chính quyền xã đã chủ động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp, áp dụng các chính sách về phát triển kinh tế tại địa phương. Thông qua đó, người dân ngày càng năng động, tích cực đa dạng hóa loại hình sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, đặc biệt là mô hình nuôi cá lồng tại lòng hồ thủy điện Thác Xăng. Với hướng đi đúng đắn này, Bắc La đã tạo được sức bật trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, cụ thể năm 2015, xã có 72,3% hộ nghèo, đến hết năm 2019 giảm còn 22,4%.

Chúng tôi rất kỳ vọng Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 – 2025 sẽ tiếp tục đề ra những mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế ở vùng khó khăn; chỉ đạo định hướng và hỗ trợ trong việc thành lập các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, xây dựng các mô hình kinh tế có quy mô lớn, tạo được bước đột phá, giúp người dân nâng cao đời sống và giảm nghèo bền vững, góp sức xây dựng quê hương Văn Lãng ngày càng giàu đẹp, văn minh