Bàn quang là gì

Sỏi bàng quang được tạo thành bởi sự tích tụ của các khoáng chất từ nước tiểu. Đây là loại bệnh thường gặp ở nam giới, trên 50 tuổi. Trong một số trường hợp sỏi bàng quang sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và có thể tự đào thải qua đường tiểu. Tuy nhiên, chúng gây đau và nhiều vấn đề khác khi đi tiểu thì đã đến lúc bạn nghĩ đến chuyện điều trị để loại bỏ sỏi.  

Bàn quang là gì

  1. NGUYÊN NHÂN GÂY RA SỎI BÀNG QUANG 
Bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu do thận bài tiết trước khi thải ra ngoàicơ thể bằng cách đi tiểu. Sau khi tiểu, bàng quang sẽ trở về trạng thái trống rỗng. Tuy nhiên, sẽ có một số vấn đề khiến nước tiểu còn sót lại trong bàng quang khiến các chất bắt đầu kết dính tạo thành các thể và trở thành sỏi bàng quang. Vì thế, câu hỏi được đặt ra là tại sao bàng quang của bạn vẫn còn nước tiểu đọng lại dù đã đi tiểu? Có 2 nguyên nhân phổ biến gây ra điều này:
  • Phì đại tiền liệt tuyến: Nam giới càng lớn tuổi, tuyến tiền liệt càng lớn hơn và có thể gây chèn ép niệu đạo, ống dẫn nước tiểu. Điều này xảy ra tương tự như việc vòi nước bị gấp khúc khiến nước không thể chảy hết ra ngoài.
  • Tổn thương thần kinh: dây thần kinh bàng quang không hoạt động như bình thường
Ngoài ra, sỏi bàng quang cũng có thể xuất phát từ nhiều lý do khác:
  • Phẫu thuật mở rộng bàng quang: thường được thực hiện trên những bệnh nhân mắc chứng tiểu không kiểm soát. Điều này cũng có rủi ro làm tăng nguy cơ bị sỏi bàng quang
  • Túi thừa bàng quang: đây là những túi nhỏ hình thành trong bàng quang do bẩm sinh. Một số khác là do nhiễm trùng hoặc mắc các vấn đề về tuyến tiền liệt
  • Sưng bàng quang: do nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Sa bàng quang: chỉ xảy ra ở nữ giới khi một phần của thành bàng quang bị yếu và sa xuống nằm ở trong âm đạo khiến dòng chảy của nước tiểu bị chặn lại.
 
  • Chế độ ăn: nhiều chất béo, đường và muối nhưng thiếu bổ sung các vitamin (chủ yếu là A, B) cũng làm tăng nguy cơ mắc sỏi bàng quang
  • Sỏi thận: sỏi từ thận có thể rơi xuống bàng quang và phát triển
  • Các thiết bị y tế: những thiết bị được đặt trong bàng quang của bạn như ống thông tiểu.
Một số sỏi bàng quang thường sẽ không có triệu chứng và không gây ra bất kỳ trở ngại nào. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp sẽ gây ra những khó khăn cho thành bàng quang và khi đi tiểu. Bạn có thể nhận thấy điều đó thông qua những dấu hiệu sau:
  • Có máu trong nước tiểu
  • Rát hoặc đau khi đi tiểu
  • Tiểu khó và dòng nước tiểu bị gián đoạn
  • Đau bụng dưới
  • Đau dượng vật và tinh hoàn ở nam giới
  • Tiều nhiều lần và hay tiểu vào ban đêm
  • Nước tiểu có màu đục và sẫm hơn bình thường
 
  1. CHẨN ĐOÁN VÀ KIỂM TRA BỆNH
Để thực hiện chẩn đoán, các Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và kiểm tra bàng quang ở vùng bụng dưới. Ngoài ra, bạn có thể sẽ được thực hiên thêm:
  • Soi bàng quang: Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi nhỏ để đưa vào niệu đạo và lên bàng quang để tìm sỏi
  • Chẩn đoán hình ảnh (chụp CT, X-Quang hoặc siêu âm): giúp xác định vị trí và kích thước sỏi cũng như vị trí tắc nghẽn khiến nước tiểu không thể chảy hết.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Bác sĩ sẽ kiểm tra liệu nước tiểu của bạn có gì bất thường hoặc bạn có bị nhiễm trùng đường tiết niệu không
  Đối với sỏi bàng quang nhỏ, bạn có thể uống nhiều nước để chúng tự đào thải qua dòng nước tiểu. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đang gặp các vấn đề khiến nước tiểu của bị ứ đọng thì phương pháp này có thể không hiệu quả.
Vì thế, bạn sẽ phải điều trị bằng các thủ thuật sau:
  • Tán sỏi bàng quang bằng sóng siêu âm, tia laser hoặc một số công cụ để phá vỡ sỏi và đào thải các mảnh nhỏ ra ngoài
  • Phẫu thuật: nếu sỏi của bạn quá lớn, Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật mở bàng quang để lấy sỏi
  Điều đầu tiên bạn cần làm là phải điều trị triệt để những bệnh khiến tăng nguy cơ bị sỏi bàng quang như túi thừa bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, tổn thương dây thần kinh. Đối với phụ nữ bị u nang, sẽ cần phải phẫu thuật để hỗ trợ bàng quang và các cơ quan vùng chậu khác. Bên cạnh đó, bạn hãy nhớ uống nhiều nước để giúp giữ cho các khoáng chất trong nước tiểu không chuyển thành tinh thể gây ra sỏi bàng quang. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến Bác sĩ xem cần uống bao nhiêu lượng nước mỗi ngày nhé. Nếu bạn gặp các vấn đề khi đi tiểu (tiểu đau, tiểu khó, tiểu nhiều lần…) thì đừng ngần ngại đến gặp Bác sĩ để được khám và điều trị. ------------------------------

BS CKI Võ Trần Vương Di - Chuyên khoa Tiết Niệu


Bệnh viện Columbia Asia Bình Dương
 

Follow us for latest Health Tips:

Theo dõi chúng tôi để biết các Mẹo Sức khỏe mới nhất:

Bàn quang là gì

Bàn quang là gì

Bàn quang là gì

Bàn quang là gì

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi ThS.BS Võ Thiện Ngôn - Bác sĩ Ngoại tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi ra ngoài cơ thể qua niệu đạo. Trong các bệnh lý có liên quan đến đường tiết niệu thì bệnh ở bàng quang xuất hiện khá nhiều. Với nhiều nguyên nhân khác nhau sẽ dẫn đến từng bệnh lý tại bàng quang.

Những bệnh lý thường gặp ở bàng quang bao gồm:

Viêm bàng quang là một bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra do vi khuẩn trong bàng quang gây ra. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể tái diễn lại nhiều lần trong thời gian dài.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh nhiễm trùng bàng quang là:

  • Có máu hoặc có mùi hôi trong nước tiểu;
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày hơn bình thường; mỗi lần chỉ tiểu ra một ít;
  • Đau hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu;
  • Lúc nào cũng có cảm giác phải đi tiểu gấp;
  • Đau lưng ở hai bên hoặc đau ở giữa lưng;
  • Tè dầm vào ban ngày ở trẻ em

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm bàng quang bao gồm:

  • Do nhiễm vi khuẩn: vi khuẩn E. coli, Chlamydia, Mycoplasma
  • Không do nhiễm vi khuẩn:
  • Viêm bàng quang kẽ;
  • Do thuốc: một số loại thuốc như cyclophosphamide và ifosfamide
  • Xạ trị: đặc biệt là xạ trị vùng khung chậu;
  • Dùng ống thông tiểu;
  • Hóa chất: sử dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ dạng xịt hoặc kem thuốc diệt tinh trùng;
  • Viêm bàng quang có thể là do biến chứng của bệnh khác ví dụ như bệnh tiểu đường, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt hoặc tổn thương tủy sống.

Bàn quang là gì

Người bệnh viêm bàng quang thường có cảm giác đau, nóng rát khi đi tiểu

Bệnh viêm bàng quang kích thích là khi cơ của bàng quang co bóp bất thường gây hiện tượng đi tiểu nhiều lần hoặc tiểu gấp, tiểu són kèm theo bàng quang bị viêm nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Bệnh này có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ và thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ có tuổi.

Nguyên nhân gây viêm bàng quang kích thích bao gồm:

  • Vệ sinh cá nhân không tốt đặc biệt là đối với những người bị viêm bàng quang
  • Rối loạn co bóp bởi hệ thống thần kinh chi phối bàng quang của thần kinh trung ương
  • Với người lớn tuổi, nhất là nữ giới, béo phì, người đã từng phẫu thuật ở vùng chậu, phẫu thuật tiền liệt tuyến hoặc do bệnh làm tổn thương thần kinh ngoại biên (tiểu đường lâu ngày), do tai biến mạch não, bệnh Parkinson rất dễ mắc chứng viêm bàng quang kích thích.

Viêm bàng quang kích thích biểu hiện đặc trưng nhất là mót tiểu (buồn tiểu), tiểu gấp, tiểu són (muốn đi tiểu ngay tức khắc, khó kiềm chế được, nếu chậm trễ có thể tiểu són ra quần), nước tiểu nhỏ giọt, tiểu khó, thậm chí gây bí tiểu. Tiểu nhiều lần trong ngày, nhất là bị đi tiểu đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống.

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang co bóp không đúng thời điểm, thường gây ra cảm giác mắc tiểu đột ngột, cần phải đi tiểu ngay, nếu nhịn tiểu có thể bị són tiểu.

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là tình trạng tiểu gấp, có hoặc không kèm theo són tiểu gấp, thường kèm theo tiểu nhiều lần và tiểu đêm... mà không có nhiễm trùng tiểu hoặc các bệnh lý rõ ràng khác.

Bệnh bàng quang tăng hoạt xảy ra do nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân này gây co thắt cơ bàng quang quá mức và mất phối hợp hoạt động giữa cơ bàng quang và cơ thắt niệu đạo như:

  • Rối loạn thần kinh trong bệnh Parkinson, đột quỵ, bệnh xơ hóa tủy, tổn thương tủy sống do chấn thương, bệnh đái tháo đường, ...
  • Những bất thường trong bàng quang như các khối u hoặc sỏi bàng quang.
  • Các yếu tố gây cản trở dòng chảy từ bàng quang như u xơ tuyến tiền liệt hoặc các tác động điều trị vùng tiểu khung.
  • Uống cà phê hoặc rượu quá mức.

Triệu chứng bệnh Bàng quang tăng hoạt bao gồm: tình trạng tiểu gấp, thường có cảm giác bất chợt muốn đi tiểu, không nhịn tiểu được và cần phải đi tiểu ngay; đi tiểu nhiều lần (trên 8 lần) trong ngày

Bàn quang là gì

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang co bóp không đúng thời điểm

Ung thư bàng quang là loại ung thư xảy ra ở bàng quang- cơ quan rỗng nằm tại vùng bụng dưới có chức năng chứa nước tiểu do thận thải ra. Nguyên nhân ung thư bàng quang đến nay vẫn chưa hoàn toàn rõ rệt, có những trường hợp ung thư bàng quang không tìm ra nguyên nhân.

Ung thư bàng quang có liên quan đến hút thuốc lá, phơi nhiễm tia bức xạ, nhiễm ký sinh trùng, tiếp xúc với hóa chất.

Bản chất của ung thư bàng quang là các tế bào trong bàng quang bị đột biến. Các tế bào bình thường sẽ phát triển bất thường, không kiểm soát được và tạo thành khối u tại bàng quang.

Triệu chứng ung thư bàng quang thường rất khó nhận biết. Tuy nhiên, có những dấu hiệu có thể giúp bệnh nhân phát hiện ra bệnh sớm để kịp thời đến cơ sở y tế để thăm khám như sau:

  • Mệt mỏi, gầy sút, chán ăn
  • Đái máu là dấu hiệu thường gặp nhất. Đái máu từng đợt, đái máu đại thể, toàn bãi.
  • Đau khi đi tiểu
  • Tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không tự chủ, nước tiểu sẫm màu: đây là những triệu chứng xuất hiện đầu tiên, do bàng quang bị kích thích hay bị giảm thể tích.
  • Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu, tắc nghẽn đường tiểu do u xâm lấn hay do cục máu đông.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM: