Bản đánh giá ứng viên cfo

Giám đốc Tài chính là một chức vụ điều hành quan trọng trong ban quản trị của một doanh ngiệp. Tuy nhiên, nhân sự địa phương cho vị trí này đang thiếu thốn trầm trọng, đặc biệt là những thị trường mới nổi như Việt Nam.

Thông thường, những ứng viên cho vị trí Giám đốc Tài chính (CFO) người Việt Nam thường rất giỏi về chuyên môn nhưng các kỹ năng mềm như bởi trình độ tiếng Anh, kỹ năng nói trước công chúng và tư duy kinh doanh còn hạn chế. Đây là vấn đề làm nhân sự CFO trong nước mất đi lợi thế cạnh tranh so với các ứng viên người nước ngoài.

Theo nhiều nghiên cứu, các CFO hàng đầu thường có các kỹ năng như phân tích tài chính, giao tiếp và gây ảnh hưởng, cũng như am hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, phần lớn nhân sự chuyên ngành kế toán - tài chính lại thiếu hụt bộ kỹ năng này mặc dù họ đã được đào tạo bài bản về chuyên môn.

Theo tiến sĩ Joshua Heniro, Giám đốc Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ (IMA) khu vực Đông Nam Á thì trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, vai trò của một CFO ngày càng quan trọng đối với các công ty muốn cạnh tranh đa quốc gia.

Chẳng hạn, “dữ liệu lớn” (big data) mở ra nhiều cơ hội cho CFO khai thác để cải tiến các quy trình kế toán - tài chính và cung cấp thông tin hỗ trợ ra quyết định. Ngoài ra, với các tập đoàn đa quốc gia thì hiểu biết của CFO về hệ thống pháp lý địa phương ở các chi nhánh quốc tế là hết sức quan trọng.

Bên cạnh chức năng giám sát tài chính cho doanh nghiệp, CFO còn phải phát huy thêm vai trò “tạo ra” tài sản, tư vấn chiến lược cho CEO và Hội đồng Quản trị từ việc thay đổi, mở rộng sản xuất kinh doanh, tham gia sâu vào hoạt động mua bán, sát nhập (M&A) cho đến các quyết định ảnh hưởng tới sự sống còn của doanh nghiệp.

CFO cũng cần sở hữu tầm nhìn, khả năng dự báo xu hướng tương lai, thị hiếu và hành vi của người tiêu dùng để có thể xây dựng đường hướng phát triển phù hợp. Ngoài kiến thức chuyên sâu về kế toán – tài chính, một CFO hiện đại ngoài thông thạo kỹ năng phân tích còn phải biết diễn giải ý nghĩa đằng sau những con số.

Bà Nguyễn Phương Mai – Giám đốc khu vực miền Nam, công ty Navigos Search cho biết: "CFO ngày nay nên dành 80% thời gian cho quá trình phân tích và dần chuyển hóa thành “đối tác kinh doanh” (business partner) trong tương lai nhờ vào sự am hiểu những yếu tố phi tài chính như nguồn nhân lực, năng suất, mức độ tiêu thụ sản phẩm, xu hướng thị trường…

Để trở thành một CFO có định hướng chiến lược trong bối cảnh kinh tế ngày nay, thì điều đầu tiên cần làm chính là tạo ra được những sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Và để thực hiện hóa điều này, nhà lãnh đạo cần phát triển các kỹ năng, tư duy và phương pháp toàn diện hơn. Đây được xem là giai đoạn chuyển đổi quan trọng, giai đoạn mà các CFO phải đảm nhiệm vai trò như một cơ quan ngôn luận, quyết định đầu tư, hiểu biết về giá trị chiến lược của doanh nghiệp, thay vì chỉ tập trung vào những con số.

Dưới đây là 05 đặc điểm mà một CFO hiện đại cần trau dồi để có thể mở rộng tầm nhìn chiến lược và phát triển công ty bền vững hơn.

Góc nhìn về chuỗi giá trị

Hiệu suất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong một doanh nghiệp, do đó, các CFO cần phải phát triển những tầm nhìn khách quan, logic và toàn diện hơn về chuỗi giá trị - từ nhu cầu của khách hàng đến các hoạt động của nhà cung cấp để định vị đối thủ cạnh tranh. Sau đó, các CFO phải thấu hiểu tường tận mọi yếu tố để giúp lãnh đạo chuyển đổi những góc nhìn sâu sắc ấy trở thành ý tưởng và kế hoạch hành động.

Vận hành doanh nghiệp dựa trên số liệu

Các CFO là người chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi các số liệu hiệu suất. Các số liệu này sẽ tiết lộ xu hướng, thách thức, cơ hội và vị thế của công ty so với thị trường. Do đó, một CFO có tầm nhìn chiến lược phải đảm bảo rằng toàn bộ công ty phải tập trung vào những động lực kinh doanh quan trọng, nhằm thấu hiểu về những mục tiêu và cách thức vận hành của doanh nghiệp.

Để xác định và theo dõi các giá trị của doanh nghiệp, các CFO phải dựa trên tất cả nguồn thông tin có sẵn như: dữ liệu hoạt động trên toàn doanh nghiệp, xu hướng thị trường vốn và lượng lớn dữ liệu tài chính và phi tài chính. Họ tận dụng lợi thế từ những dữ liệu có sẵn dựa trên hoạt động của doanh nghiệp: thị trường và dữ liệu công ty, kết quả tài chính, và dữ liệu thu thập được từ nhân viên và khách hàng. Mặc khác, CFO cũng có thể hợp tác cùng CIO để phát triển khả năng phân tích nhằm chuẩn bị cho doanh nghiệp tầm nhìn vận hành và dữ liệu cần để nâng cao hiệu suất.

Bản đánh giá ứng viên cfo
Để trở thành một CFO có định hướng chiến lược trong bối cảnh kinh tế ngày nay, thì điều đầu tiên cần làm chính là tạo ra được những sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Chú ý đào tạo nhân tài

Các CFO được xem là “chìa khóa” thành công của mọi công ty. Do đó, họ luôn phải đầu tư thời gian cho việc tuyển dụng, gặp gỡ với từng cá nhân trong bộ phận nhằm xây dựng và đảm bảo được niềm tin về sự thành công của doanh nghiệp.

Hầu như các CFO thành công đều bắt đầu nhiệm vụ của họ với một thái độ nghiêm khắc để đánh giá nhân viên trong đội ngũ. Họ thường xuyên tham gia trực tiếp vào việc tuyển dụng nhân tài mới, đào tạo, cố vấn, huấn luyện cá nhân cho các nhân viên mới có triển vọng và xem xét các năng lực cần thiết trong việc thăng chức như năng lực tư duy chiến lược, kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp, hiểu biết sâu sắc về hoạt động doanh nghiệp.

Tài năng của nhân viên trong bộ phận sẽ góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững. Do đó, thay vì chỉ tập trung vào những con số, các CFO hãy dành thời gian để phát triển những tài năng cá nhân khác nhằm cùng nhau nhìn nhận về môi trường cạnh tranh hoặc nhu cầu khách hàng và từ đó doanh nghiệp sẽ đi đúng với mục tiêu đề ra.

Tương tác dựa trên văn hóa doanh nghiệp

Các CFO có ảnh hưởng nhất chính là người sử dụng khả năng của mình để giúp tổ chức trở nên linh hoạt, vững mạnh và kiên cường hơn trước những sự thay đổi của thị trường. Hơn nữa, các CFO cũng là người góp phần xây dựng sự tương tác văn hóa trong doanh nghiệp. Sự tương tác dựa trên văn hóa sẽ không chỉ giúp các CFO hình thành khuynh hướng phân tích, định hướng dựa trên số liệu, mà còn tạo ra được những ảnh hưởng tích cực rộng lớn đối với nhân viên, cấp trên và doanh nghiệp.

Chính trực và luôn đồng hành

Nhìn chung, CFO luôn được xem là người giữ vai trò chính trong toàn bộ hệ thống tài chính của doanh nghiệp và cũng là người giám sát các giá trị cổ đông. Trong bối cảnh thị trường thay đổi, bên cạnh những vai trò cốt yếu ấy, CFO còn phải đảm bảo tất cả mọi dự án phải được liên kết để tạo ra những giá trị lâu dài và không bất kỳ nhân viên nào bị phân tâm. Ông John Rogers, CFO tại Sainsbury - chuỗi siêu thị lớn thứ 2 tại Anh đã chia sẻ rằng: “Tố chất quan trọng nhất của một CFO chính là bản chất chính trực. Bạn cần một người CFO có khả năng đồng hành trong những tình thế phải cân bằng giữa công tác hỗ trợ từng cá nhân trong doanh nghiệp và tạo ra những quyết định đúng đắn cho tổng thể doanh nghiệp. Đó là một sự linh hoạt tinh tế”.

Sự chính trực không chỉ là có những hành động đáng tin cậy, mà nó còn đòi hỏi kỹ năng giao tiếp và phong cách lãnh đạo đồng hành. Các CFO phải thiết lập sự thẳng thắn và minh bạch, hình thành các mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau với CEO, Lãnh đạo đơn vị kinh doanh, Cơ quan quản lý và Hội đồng quản trị.

Nếu như trước đây, quản lý hay lãnh đạo mang khuynh hướng theo phong cách thống trị, độc tôn, thì ngày nay, CFO chỉ có thể thành công khi cộng tác chặt chẽ với CIO để quản lý dữ liệu, với CHRO để xây dựng văn hóa, với Đại diện từng bộ phận để đầu tư đúng giá trị và với COO để đạt được giá trị từ việc đầu tư hoạt động. Hãy dành thời gian với từng nhà lãnh đạo trên để phát triển cách thức mà họ có thể sử dụng tài chính nhằm nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn.