Bàn bạc thỏa thuận trước về việc cùng thực hiện một tội phạm là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm

Bàn bạc thỏa thuận trước về việc cùng thực hiện một tội phạm là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm
Khái niệm đồng phạm trong hình sự

luật sư, văn phòng luật sư, công ty luật, luật sư giỏi, luật sư bào chữa, luật sư hình sự

“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm. luat su, luật sư, văn phòng luật sư, công ty luật, luật sư giỏi, luật sư bào chữa, luật sư hình sự
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. luật sư bào chữa, luat su bao chua
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.” luat su gioi, luật sư giỏi

Điều 17 BLHS năm 2015 quy định về đồng phạm:

luật sư, văn phòng luật sư, công ty luật, luật sư giỏi, luật sư uy tín

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. luật sư hình sự, luat su hinhh su
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. luat su dat dai, luật sư đất đai
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.” luật sư nhà đất, luat su nha dat

So sánh cơ bản quy định về đồng phạm của BLHS cũ và mới:

BLHS ăm 2015 giữ nguyên so với quy định tại BLHS năm 1999, có một số sửa đổi, bổ sung như sau: van phong luat su, luat su, cong ty luat, luat su gioi, luat su uy tin

Thứ nhất: Điều 17 BLHS năm 2015 được quy định thành 04 khoản (BLHS năm 1999 là 03 khoản), khoản 2 của Điều 20 BLHS năm 1999 “2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm. luat su thua ke, luật sư thừa kế
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.” luật sư doanh nghiệp, luat su doanh nghiep Được sửa đổi thành khoản 3 của BLHS năm 2015 kết cấu được thay đổi như sau:

“3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. luật sư ly hôn, luat su ly hon


Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.”

Thứ hai: Khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999 được quy định thành khoản 2 Điều 17 của BLHS năm 2015. luật sư kinh tế, luat su kinh te

Thứ ba: Điều 17 BLHS năm 2015 bổ sung thêm khoản 4 “Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.” luật sư dân sự
Đồng phạm là một khái niệm pháp lý nói lên quy mô tội phạm, được thể hiện trong một vụ án có nhiều người tham gia. Tuy nhiên, không phải cứ có nhiều người tham gia là đồng phạm, mà nhiều người tham gia đó phải cố ý cùng thực hiện một tội phạm, nếu có nhiều người phạm tội nhưng không cùng thực hiện một tội phạm thì không gọi là đồng phạm. Giữa những người phạm tội đó có sự bàn bạc, thống nhất trước khi thực hiện tội phạm hoặc có sự tiếp nhận về mặt ý chí giữa những người phạm tội. dịch vụ thu nợ, dich vu thu no Chế định đồng phạm quy định trong Bộ luật hình sự có hai loại mà theo khoa học luật hình sự gọi là đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp (phạm tội có tổ chức).

Đồng phạm giản đơn là trường hợp tất cả những người cùng thực hiện một tội phạm đều là người thực hành. dịch vụ đòi nợ, dich vu doi no


Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 2 Điều 17 Bộ luật hình sự) là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu và là một hình thức đồng phạm, có sự phân công, sắp đặt vai trò của những người tham gia. Trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu. ly hon nhanh, ly hôn nhanh
Khoản 3 Điều 17 BLHS năm 2015 xác định người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

HÃY XEM THẬT KỸ VIDEO NÀY, ĐÂY LÀ QUYỀN QUAN TRỌNG NHẤT CẦN PHẢI NHỞ CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ.

ĐĂNG LÝ KÊNH YOUTUBE CỦA LUẬT SƯ PHÚ ĐỂ XEM NHỮNG VIDEO TƯ VẤN PHÁP LUẬT MỚI NHẤT

Căn cứ để xác định vụ án đồng phạm:

Thứ nhất:

căn cứ khách quan gồm căn cứ vào số lượng người tham gia trong vụ án, căn cứ vào tính liên kết về hành vi cùng thực hiện một tội phạm, căn cứ vào hậu quả do vụ án đồng phạm gây ra. – Căn cứ và số lượng người trong vụ án: Điều 17 BLHS năm 2015 quy định trong vụ án đồng phạm phải có từ hai người trở lên, những người này đều phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự. – Căn cứ vào tính liên kết về hành vi: Những người trong vụ án đồng phạm phải cùng nhau thực hiện một tội phạm. Hành vi của người đồng phạm này liên kết chặt chẽ với hành vi của người đồng phạm kia. Hành vi của những người đồng phạm phải hướng về một tội phạm, phải tạo điều kiện, hỗ trợ cho nhau để thực hiện một tội phạm thuận lợi, nói cách khác hành vi của đồng phạm này là tiền đề cho hành vi của đồng phạm kia. Hành vi của tất cả những người trong vụ án đồng phạm đều là nguyên nhân dẫn đến hậu quả tác hại chung của tội phạm.

– Căn cứ vào hậu quả tác hại: Hậu quả tác hại do tội phạm gây ra trong vụ án đồng phạm là hậu quả chung do toàn bộ những người đồng phạm gây ra. Hành vi của mỗi người trong vụ án đều là nguyên nhân gây ra hậu quả chung ấy, mặc dù có người trực tiếp, người gián tiếp gây ra hậu quả tác hại. Đây là đặc điểm về quan hệ nhân quả trong vụ án đồng phạm.

Thứ hai:

Căn cứ chủ quan. Tất cả những người trong vụ án đồng phạm phải có hình thức lỗi cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Tất cả họ đều thấy rõ hành vi của toàn bộ những người trong vụ án đều nguy hiểm cho xã hội. Mỗi người đồng phạm đều thấy trước hành vi của mình và hành vi của người đồng phạm khác trong vụ án đồng phạm là nguy hiểm, thấy trước hành vi của tất cả những người đồng phạm đều là nguyên nhân dẫn đến hậu quả tác hại. Vụ án có yếu tố đồng phạm khác vụ án thông thường do một người thực hiện ở những điểm sau đây: – Vụ án có yếu tố đồng phạm có hai người trở lên, còn vụ án khác chỉ có một người thực hiện. – Thông thường vụ án đồng phạm có tính chất, mức độ ngy hiểm hơn vụ án do một người thực hiện. – Vụ án đồng phạm có hình thức lỗi cố ý, còn vụ án do một người thực hiện có thể cố ý hoặc vô ý. – Hành vi của những người trong vụ án đồng phạm có sự liên kết chặt chẽ để cùng thực hiện một tội phạm, còn hành vi của người phạm tội đơn lẻ không liên kết với ai.

– Hậu quả tác hại trong vụ án đồng phạm là hậu quả chung do toàn bộ những người đồng phạm gây ra, hậu quả tác hại trong vụ án do một người thực hiện là hậu quả riêng do chính hành vi của người đó gây ra.

Qua thực tiễn nghiên cứu chế định đồng phạm theo quy định BLHS năm 2015, cho thấy đồng phạm là việc những người phạm tội có sự bàn bạc thống nhất trước khi thực hiện tội phạm hoặc có sự tiếp nhận về mặt ý chí tức là sự ăn ý, hiểu ý giữa những người phạm tội mặc dù không có sự bàn bạc, thống nhất trước khi thực hiện hành vi phạm tội, tuy nhiên không phải mọi trường hợp có sự tiếp nhận về mặt ý chí đều là đồng phạm mà cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Thứ nhất:  Theo Từ điển tiếng Việt thì “Ý chí là cái hình thành từ trong ý thức mà ra”, như vậy, sự tiếp nhận về mặt ý chí là sự ăn ý, hiểu ý giữa những người phạm tội trong việc thực hiện tội phạm mọi sự tác động về mặt khách quan dẫn đến hình thành việc tiếp nhận ý chí trong đồng phạm thì đó không phải là sự tiếp nhận về mặt ý chí.
Ví dụ: Ngày 13/5/2015 Nguyễn Văn A điều khiển xe máy rủ Đào Hoàng B lên thành phố X chơi, khi đến ngõ số 3, đường M, thành phố X thì A dừng xe máy lại và bảo B đứng chờ một lát để sang bên kia đường mua nước, B ngồi trên xe máy đứng chờ A. Lát sau, A phá khóa lấy 01 chiếc xe máy dựng bên đường chạy lại chỗ B đang đứng chờ nói “Mày đi theo tao?”, B biết là A đã ăn trộm chiếc xe máy nên đi theo B. Sau đó A và B bị bắt, chiếc xe máy được định giá là 5.000.000 đồng. Trong trường hợp trên có ý kiến cho rằng B đã có sự tiếp nhận về mặt ý chí nên B là đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản.
Trong trường hợp này, hành vi của B có sự tiếp nhận về mặt ý chí tuy nhiên sự tiếp nhận về mặt ý chí của B không phải hình thành từ trong ý thức mà có sự tác động về mặt khách quan mới hình thành, tức là khi A sang bên đường B không biết là A đi trộm cắp chiếc xe, B chỉ hiểu A trộm cắp tài sản và đi theo khi A nói “Mày đi theo tao?”. Như vậy, việc hình thành sự tiếp nhận về mặt ý chí của B là có sự tác động về mặt khách quan nên B không đồng phạm với A trong tội trộm cắp tài sản.
Thứ hai: Thời điểm hình thành việc tiếp nhận ý chí: Việc tiếp nhận về mặt ý chí nếu được hình thành sau khi hành vi phạm tội của người thực hành đã hoàn thành không phải là đồng phạm. Trong trường hợp trên, hành vi trộm cắp tài sản của A đã hoàn thành kể từ thời điểm dịch chuyển tài sản một cách bất hợp pháp, sau khi hành vi trộm cắp tài sản đã hoàn thành của A thì B mới có sự tiếp nhận về mặt ý chí. Như vậy, việc tiếp nhận về mặt ý chí của B diễn ra sau khi tội phạm của A đã hoàn thành nên B không phải là đồng phạm của tội trộm cắp tài sản được.

Các quy định của BLHS năm 2015 về đồng phạm mang tính kế thừa những quy định của BLHS năm 1999, tuy nhiên việc vận dụng đúng khái niệm đồng phạm trong thực tiễn tố tụng để giải quyết các vụ án là rất quan trọng./.

VAI TRÒ CỦA ĐỒNG PHẠM GIÚP SỨC

Trong thực tiễn xét xử, rất nhiều trường hợp vụ án có đồng phạm, Toà án đã xác định không đúng vai trò đồng phạm, cụ thể xác định người thực hành thành người giúp sức, dẫn đến đánh giá tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội không chính xác.

Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015 về đồng phạm vẫn được kế thừa từ Bộ luật Hình sự năm 1999, tuy nhiên, việc vận dụng các quy định này trong thực tiễn tố tụng hình sự để giải quyết các vụ án vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là việc phân biệt giữa đồng phạm với vai trò là người giúp sức và đồng phạm với vai trò là người thực hành.

Theo khoa học luật hình sự nước ta thì người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm, nghĩa là tự mình thực hiện hành vi thuộc mặt khách quan quy định trong cấu thành tội phạm, như trực tiếp chiếm đoạt tài sản; trực tiếp mua bán, tàng trữ chất ma tuý; trực tiếp chôn, lấp, đổ thải chất thải nguy hại ra môi trường…

Người thực hành có thể không phải là người chịu trách nhiệm chính trong vụ án đồng phạm, nhưng người thực hành luôn là người có vai trò quyết định việc thực hiện tội phạm, vì hành vi của người thực hành được coi là có vị trí trung tâm, trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác phụ thuộc vào hành vi của người thực hành; đồng thời, nếu không có người thực hành, thì thủ đoạn phạm tội của người tổ chức có nham hiểm đến đâu, tội phạm cũng chỉ có thể dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, hậu quả tội phạm chưa xảy ra.

Còn người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Giúp sức về vật chất là các trường hợp cung cấp tiền bạc, công cụ, phương tiện, khắc phục những trở ngại… để tạo điều kiện cho người thực hành thực hiện tội phạm dễ dàng, thuận lợi hơn. Giúp sức về tinh thần là các trường hợp chỉ dẫn, cung cấp tình hình, góp ý kiến về kế hoạch, cách thức thực hiện tội phạm, hoặc hứa hẹn che giấu, ban phát cho người phạm tội một lợi ích tinh thần nào đó…

Thực tiễn xét xử của các Toà án hiện nay, hầu như các vụ án hình sự có đồng phạm mà Toà án đưa ra xét xử đều có bị cáo tham gia với vai trò là người thực hành, nhưng rất ít khi gặp trường hợp bị cáo tham gia vụ án với vai trò là người giúp sức. Nguyên nhân tình trạng này theo chúng tôi có thể là so với trước đây thì hiện nay tính manh động, liều lĩnh của tội phạm tăng lên, người thực hiện hành vi giúp sức nếu như trước đây tìm cách giấu mặt thì nay sẵn sàng trực tiếp tham gia thực hiện tội phạm, nên trong các trường hợp này vai trò của họ trong vụ án không còn là vai trò của người giúp sức nữa, mà họ trở thành người thực hành. Mặt khác, việc thu thập chứng cứ buộc tội đối với người giúp sức thường gặp rất nhiều khó khăn, do họ là người không trực tiếp thực hiện tội phạm, ít khi để lại dấu vết, nên chỉ với những lời khai của các đồng phạm khác về hành vi giúp sức của họ, rất khó để các cơ quan pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ; và cũng có thể các đồng phạm khác không khai ra họ để trả ơn đối với hành vi giúp sức của họ.

Tuy nhiên, qua theo dõi các bản án hình sự mà các Toà án xét xử trong những năm gần đây, chúng tôi thấy rằng có tình trạng xác định không chính xác vai trò đồng phạm, theo đó, người thực hành biến thành người giúp sức. Những trường hợp sau là ví dụ:

Vụ án thứ nhất: Ngày 13/4/2016, Lê Viết L và Nguyễn Đình S đã gọi điện rủ Hoàng Ngọc H, Nguyễn Thanh S, Phan Văn Th và Hoàng Ngọc A cùng đi cưa trộm gỗ cao su của Công ty VT để bán lấy tiền tiêu xài; tất cả đã đồng ý. Tại rừng cao su, Hoàng Ngọc A được phân công đứng ở ngã ba, cách nơi cưa trộm gỗ khoảng 500m để cảnh giới, những người còn lại trực tiếp cưa cây hoặc vận chuyển gỗ cao su về một nơi để thuê xe vận chuyển gỗ đi tiêu thụ. Số gỗ sau đó bán được 4.650.000 đồng, trừ chi phí và tiền ăn uống chung, mỗi người được chia 550.000 đồng, riêng Hoàng Ngọc A được chia 200.000 đồng. Tiếp đó ngày 19/4/2016, Nguyễn Đình S và Lê Viết L rủ Phan Văn T, Lưu Bá L và Hoàng Ngọc A đi cưa trộm gỗ cao su của Công ty VT ở địa điểm đã cưa trộm lần trước. Hoàng Ngọc A tiếp tục được phân công nhiệm vụ cảnh giới như lần trước, còn những người còn lại có nhiệm vụ cưa và vận chuyển gỗ tập trung vào một nơi để thuê xe mang đi tiêu thụ. Số gỗ sau đó bán được 5.301.000 đồng, trừ chi phí và tiền ăn uống chung, L và A mỗi người được chia 400.000 đồng, những người còn lại mỗi người được chia 920.000 đồng. Toà án cấp sơ thẩm đã nhận định Hoàng Ngọc A phạm tội với vai trò đồng phạm giúp sức, xử phạt A 8 tháng tù, cho hưởng án treo.

Chúng tôi cho rằng, việc xác định Hoàng Ngọc A phạm tội với vai trò đồng phạm giúp sức là không đúng. Bởi lẽ, lén lút chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu đặc trưng trong mặt khách quan của cấu thành tội trộm cắp tài sản. Trong vụ án trộm cắp tài sản, nếu chỉ có một bị cáo thì yếu tố lén lút thể hiện ở chỗ bị cáo vừa chiếm đoạt tài sản, vừa quan sát để có những đối phó thích hợp nhằm tránh sự phát hiện của người khác. Trong vụ án có đồng phạm, lén lút thể hiện ở chỗ hoặc tất cả các đồng phạm cùng quan sát để đối phó, hoặc phân công có người cảnh giới, có người trực tiếp lấy tài sản… Do đó, hành vi canh gác, cảnh giới là một phần của hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản, kết hợp với hành vi chiếm đoạt tài sản của các đồng phạm khác chính là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản được mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội trộm cắp tài sản. Cho nên, trong vụ án này, Hoàng Ngọc A tham gia vụ án với vai trò người thực hành, chứ không phải là người giúp sức.

Vụ án thứ hai: Nguyễn Đình A và Trần Đức Đ là những đối tượng chuyên đi đòi nợ thuê. Đầu tháng 7/2015, Trần Văn H đã thuê Nguyễn Đình A và Trần Đức Đ đến nhà chị Phạm Thị H để đòi nợ số tiền 172 triệu đồng cho mình. Trần Văn H đi cùng H và Đ. Tại nhà chị H, do chị H chưa có tiền trả, xin khất nợ, nên Trần Văn H đồng ý. Vì có ý định chiếm đoạt tài sản của chị H, nên ngày hôm sau A và Đ hai lần đến nhà chị H, đồng thời gọi điện thoại đe dọa, yêu cầu chị H phải trả 20 triệu đồng trong vòng 10 ngày, nếu không chúng sẽ bắn chết. Vì sợ những lời đe dọa trên, nên ngày 18/7/2015, chị H đã giao cho A và Đ số tiền 20 triệu đồng. Số tiền này A và Đ không giao cho H mà tiêu xài hết.

Khi xét xử vụ án, Toà án đã nhận định Nguyễn Đình A là người chịu trách nhiệm chính trong vụ án, Trần Đức Đ là đối tượng tham gia với vai trò giúp sức, cùng Nguyễn Đình A đã có hành vi đe dọa chị H. Rõ ràng nhận định của Toà án như vậy là không đúng, bởi lẽ, trong vụ án này, nếu thấy rằng Đ tham gia ít tích cực hơn so với A, như A thể hiện thái độ hung hãn hơn, là người trực tiếp lấy tiền từ chị H…, thì Toà chỉ có thể nhận định vai trò của Đ trong vụ án có phần hạn chế hơn so với A để áp dụng một mức hình phạt nhẹ hơn, chứ không thể cho rằng Đ tham gia vụ án với vai trò giúp sức. Trong vụ án này, Đ là người cùng với A trực tiếp đe dọa, chiếm đoạt tài sản của chị H nên phải xác định Đ tham gia với vai trò người thực hành, chứ không phải là người giúp sức.

Như vậy có thể thấy trong thực tiễn xét xử, rất nhiều trường hợp vụ án có đồng phạm, Toà án đã xác định sai vai trò đồng phạm, cụ thể xác định người thực hành thành người giúp sức, dẫn đến đánh giá tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội không chính xác.

Khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015 quy định: Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm, nhưng có vai trò không đáng kể.

Quy định này cho thấy quan điểm của nhà làm luật là nói chung trong vụ án đồng phạm, đồng phạm giúp sức thường có vai trò hạn chế nhất, do đó, họ có thể được xét xử với mức án thấp hơn nhiều so với các loại người đồng phạm khác. Tuy nhiên, khái niệm đồng phạm giúp sức phải được hiểu theo đúng tinh thần khoa học luật hình sự, chứ không phải theo nhận thức cảm tính như các vụ án đã nêu trên.

Thế nào là “hành vi vượt quá của người thực hành trong vụ án có đồng phạm”?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 BLHS năm 2015 thì “đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.

Ví dụ: A cắt khóa vào nhà kho lấy trộm một chiếc tivi. B nhìn thấy, đợi A đem tivi ra ngoài, sau đó lẻn vào nhà kho lấy trộm một chiếc quạt bàn và một số phụ tùng xe máy, khi ra khỏi kho được 200m thì cả A và B đều bị bảo vệ cơ quan phát hiện bắt giữ. Tuy cả A và B đều thực hiện tội “Trộm cắp tài sản” nhưng không cùng thực hiện, nên không coi trường hợp tội phạm của A và B là đồng phạm.

Chế định đồng phạm quy định trong BLHS có hai loại mà theo khoa học luật hình sự gọi là đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp (phạm tội có tổ chức): Đồng phạm giản đơn là trường hợp tất cả những người cùng thực hiện một tội phạm đều là người thực hành. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 2 Điều 17 BLHS). Trong vụ án có đồng phạm, tùy thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như: Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực tội phạm. Trực tiếp thực hiện tội phạm là trực tiếp có hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành như: Trực tiếp cầm dao chém nạn nhân, cầm súng bắn nạn nhân, trực tiếp chiếm đoạt tài sản, trực tiếp nhận hối lộ… Người thực hành là người có vai trò quyết định việc thực hiện tội phạm. Dù là đồng phạm giản đơn hay phạm tội có tổ chức thì bao giờ cũng có người thực hành. Nếu không có người thực hành thì tội phạm chỉ dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, mục đích phạm tội không được thực hiện; hậu quả vật chất của tội phạm chưa xảy ra và trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm khác sẽ được xem xét theo quy định tại Điều 14 BLHS (chỉ chuẩn bị phạm tội một trong những tội mà BLHS quy định mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự). Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác rõ ràng phụ thuộc vào hành vi của người thực hành.

Thực tiễn xét xử cho thấy, không phải bao giờ người thực hành cũng thực hiện đúng những hành vi do các đồng phạm khác đặt ra, có trường hợp người thực hành tự ý không thực hiện tội phạm hoặc tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm, nhưng thực tế cũng không ít trường hợp người thực hành tự ý thực hiện những hành vi vượt quá yêu cầu của các đồng phạm khác đặt ra. Khoa học luật hình sự gọi là hành vi vượt quá của người thực hành trong vụ án có đồng phạm.

Luật hình sự của nhiều nước cũng ghi rõ chế định “vượt quá” của người thực hành trong BLHS hoặc trong các văn bản luật hình sự. Ở nước ta, chế định này trước đây chưa được ghi trong BLHS, nhưng về lý luận cũng như thực tiễn xét xử đều được thừa nhận, khi cần phải xem xét đến trách nhiệm hình sự của người thực hành cũng như những đồng phạm khác trong một vụ án có đồng phạm.

Về lý luận cũng như thực tiễn xét xử đã khẳng định, hành vi vượt quá của người thực hành trong vụ án có đồng phạm và hậu quả do hành vi thái quá đó gây ra chỉ người thực hành phải chịu trách nhiệm hình sự, còn những người đồng phạm khác không phải chịu về việc “vượt quá” đó.

Như vậy, khi nghiên cứu tình trạng loại trừ trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác đối với hành vi thái quá của người thực hành, chúng ta không thể không nghiên cứu nội dung của sự “vượt quá” mà người thực hành đã gây ra, từ đó xác định trách nhiệm hình sự của người thực hành về hành vi vượt quá đó mà loại trừ trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm khác.

Hành vi vượt quá của người thực hành là việc người thực hành tự ý thực hiện hành vi phạm tội mà những người đồng phạm khác không biết và không mong muốn. Hay nói cách khác, hành vi vượt quá của người thực hành mà những người đồng phạm khác không có ý định thực hiện, cũng không mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra. Ví dụ: Trần Quang A, Nguyễn Văn C, Bùi Quốc T vì thua bạc nên T bàn bạc với A và C về nhà mình để buộc mẹ của T phải đưa chìa khóa tủ mở lấy tiền tiếp tục đánh bạc, A và C đồng ý. Vì T là con của bà M, nên T giao cho A và C trực tiếp thực hiện. Trước khi đi T nói với A và C chỉ dọa bà M để bà đưa chìa khóa tủ chứ không được làm bất cứ điều gì gây đau đớn cho bà. T còn nói, nếu má tao có sao chúng mày đừng có trách. Sau khi đã bàn bạc thống nhất, vào lúc nửa đêm, A và C lẻn vào nhà bà M, lợi dụng lúc bà M đang ngủ, A dùng tay chẹn vào cổ bà M, còn C dọa: “Chìa khóa tủ để ở đâu không đưa đây chúng tao giết !”. Bị tấn công bất ngờ, bà M không kịp trở tay buộc phải đưa chìa khóa cho C. Trong lúc C đang mở tủ để lục soát tìm tiền, thì A dùng một quả chanh nhét vào miệng bà M và lấy khăn bịt miệng bà M lại, nhưng vì bà M giãy giụa làm quả chanh trong miệng bật ra, đồng thời bà M kêu cứu. Sợ bị lộ, A vật bà M xuống ngồi lên bụng bà, rồi dùng tay bóp cổ bà cho đến khi bà M không còn giãy giụa nữa A mới bỏ tay ra. C thấy A hành động như vậy hỏi, sao mày làm như vậy, thì A trả lời bà ấy chỉ xỉu thôi không chết đâu mà sợ, cùng lúc này C đã lục tủ lấy được bọc tiền của bà M rồi cả hai bỏ chạy ra điểm hẹn với T. Thấy A và C đến T hỏi ngay má tao có sao không, cả A và C đều trả lời không việc gì hết. T về nhà xem tình hình, còn A và C tiếp tục đi đánh bạc. Khi T về nhà thấy má mình bất động đã đưa đi bệnh viện cấp cứu, nhưng bà M đã chết. Trong trường hợp này, ngay từ khi bàn bạc phạm tội, chúng thống nhất chỉ làm cho bà M sợ để bà đưa chìa khóa tủ, nhưng trong khi thực hiện tội phạm, A đã có hành vi vượt quá làm cho bà M bị chết, vì vậy, chỉ có A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người, còn C, T chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cướp tài sản”.

Thực tiễn xét xử cho thấy hành vi vượt quá của người thực hành không chỉ đơn giản mà nó được biểu hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau như: Lúc đầu chỉ bàn cướp nhưng khi thực hiện lại giết người; lúc đầu chỉ bàn đánh cho một trận nhưng khi thực hiện lại lấy tài sản của người bị đánh; lúc đầu bàn bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng khi thực hiện việc bắt cóc lại hiếp dâm; lúc đầu chỉ bàn trộm trâu nhưng khi thực hiện lại trộm cả lợn và gà… Chính vì tội phạm xảy ra muôn hình muôn vẻ nên khoa học luật hình sự chia hành vi vượt quá ra làm hai loại chính: Vượt quá về chất lượng của hành vi và vượt quá về số lượng của hành vi.

Vượt quá về chất lượng của hành vi là trường hợp người thực hành trong vụ án có đồng phạm thực hiện hành vi vượt quá đó không cùng tính chất với tội phạm mà những người đồng phạm khác có ý định thực hiện, nếu hành vi vượt quá cấu thành tội phạm thì tội phạm đó không cùng tính chất với tội phạm mà những người đồng phạm khác có ý định thực hiện. Ví dụ: Trần Văn T bàn với Đặng Văn H và Phạm Quốc V chặn đường để cướp của, nhưng trước khi đi, H bị kẹt nên chỉ có T và V thực hiện. Khi phát hiện thấy người đi xe máy chạy qua H và T ra chặn lại để cướp tài sản thì phát hiện người đi xe máy là một phụ nữ, nên cả hai tên nảy ý định hiếp dâm và chúng đã thực hiện hành vi hiếp dâm, đồng thời cướp đi của nạn nhân sợi dây chuyền. Hành động xong, V và T về kể cho H nghe đã cướp được sợi dây chuyền vàng, hôm sau H mang dây chuyền đi bán thì bị phát hiện và bị bắt giữ. Trong quá trình điều tra, H mới biết ngoài hành vi cướp tài sản thì V và T còn hiếp dâm người bị hại. Hành vi thái quá của V và T là hành vi vượt quá về chất lượng vì tội “Hiếp dâm” không cùng tính chất với tội “Cướp tài sản”. Việc xác định vượt quá về chất lượng không khó khăn nên việc loại trừ trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm khác cũng dễ dàng hơn so với trường hợp vượt quá về số lượng hành vi.

Thái quá về số lượng hành vi là trường hợp người thực hành trong vụ án có đồng phạm thực hiện hành vi vượt quá mà hành vi đó cùng tính chất với hành vi phạm tội mà những người đồng phạm khác có ý định thực hiện. Trường hợp vượt quá này rất khó xác định, cho nên không ít trường hợp rõ ràng là người thực hành trong vụ án có đồng phạm có hành vi vượt quá nhưng những đồng phạm khác vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá đó. Do đó, để phân biệt hành vi đã vượt quá hay chưa cần phải nghiên cứu nó ở những mức độ khác nhau.

Trường hợp thứ nhất: Hành vi vượt quá của người thực hành trong vụ án có đồng phạm đã cấu thành một tội phạm khác và tội phạm này cùng tính chất với tội phạm mà những người đồng phạm khác có ý định thực hiện. Ví dụ: Do có thù tức với Đặng Văn H nên Trần Tuấn A, Phạm Quốc B, Nguyễn Hồng C bàn bạc tìm đánh cho H một trận. Khi gặp H, cả ba tên lao vào dùng chân tay đấm đá cho tới khi H ngã gục. Thấy vậy, B và C nói thôi, thế là đủ đừng đánh không thì nó chết mất, rồi B và C bỏ đi. Nhưng A vẫn ở lại tiếp tục dùng gót chân thúc mạnh vào hai mạng sườn và dậm chân lên ngực H cho tới khi H bất tỉnh mới thôi. Hậu quả là H bị chết. Kết quả giám định kết luận H bị chết là do bị vỡ lá lách, chảy máu trong, phổi xung huyết mất máu cấp. Với hành vi phạm tội như trên Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều kết án cả A, B và C về tội “Giết người”. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định chỉ kết án Trần Tuấn A về tội “Giết người”, còn Phạm Quốc B và Nguyễn Hồng C không bị kết án về tội “Giết người” mà chỉ bị kết án về tội “Cố ý gây thương tích”, vì xác định hành vi của Trần Tuấn A là hành vi vượt quá nên B và C không phải chịu về hậu quả do hành vi thái quá của A gây ra. Trong trường hợp này, hành vi vượt quá của người thực hành đã cấu thành tội phạm khác (tội “Giết người”), nhưng hành vi này cùng tính chất với hành vi của những người đồng phạm khác (cùng đấm đá, cùng xâm phạm đến sức khỏe của con người).

Trường hợp thứ hai: Hành vi vượt quá của người thực hành chưa cấu thành tội phạm khác mà nó vẫn là tội phạm mà những người đồng phạm khác có ý định thực hiện. Ví dụ: Lê Khắc T là thủ kho, Trần Thị M là kế toán và Vũ Văn B là bảo vệ Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ một thành viên, bàn với nhau về việc vào lấy trộm 100 kg mì chính (bột ngọt) ở kho do T quản lý bán lấy tiền chia nhau. T và B được phân công trực tiếp vào kho lấy mì chính còn M có nhiệm vụ sửa chữa sổ sách để hợp thức hóa việc thiếu 100 kg mì chính. Nhưng trước khi vào kho lấy mì chính T bàn với B lấy thêm 50 kg để chia nhau mà không cho M biết. Trường hợp này, rõ ràng B và T có hành vi vượt quá, nhưng hành vi vượt quá này không cấu thành một tội phạm khác riêng biệt, cả M, T và B đều phạm tội “Tham ô tài sản”, nhưng tính chất và mức độ phạm tội của B và T có khác M. Trách nhiệm hình sự của T và B phải nặng hơn M.

Sự phân biệt hai loại hành vi vượt quá như trên chỉ có ý nghĩa trong công tác nghiên cứu khoa học, còn thực tiễn xét xử dù là vượt quá về chất lượng hay về số lượng của hành vi thì những người đồng phạm khác đều không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

Trong thực tiễn, khi xác định những người đồng phạm khác có phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của người thực hành hay không cũng phức tạp. Bởi vì, trong quá trình thực hiện tội phạm, người thực hành có nhiều hành vi nhằm đạt được mục đích mà những người đồng phạm khác cũng mong muốn, trong đó có hành vi được những người đồng phạm khác biết trước và đồng tình, nhưng cũng có những hành vi không được những người đồng phạm khác biết trước, không mong muốn hậu quả của những hành vi đó xảy ra, nhưng thái độ bỏ mặc, muốn ra sao thì ra. Vậy vấn đề trách nhiệm hình sự được xác định như thế nào khi người thực hành có những hành vi gây ra hậu quả mà mình không biết, không mong muốn ? Ví dụ: A, B và C chỉ bàn bạc với nhau về việc đến uy hiếp chủ nhà để cướp tài sản. Khi đi chúng có mang theo dao găm, dây trói, giẻ và trái chanh để bịt miệng. Tới nơi, A và B trói chủ nhà, nhét trái chanh vào miệng, lấy giẻ buộc lại và giao cho C canh giữ. Thấy giẻ bịt miệng chủ nhà tuột ra, C sợ chủ nhà kêu cứu, nên đã bóp cổ làm chủ nhà bị chết. Có ý kiến cho rằng hành vi bóp cổ chủ nhà của C là hành vi vượt quá nên C phạm tội “Giết người” và “Cướp tài sản”, còn C và B không chịu trách nhiệm về hành vi và hậu quả do hành vi vượt quá của C gây ra nên chỉ phạm tội “Cướp tài sản”. Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể này, tuy A, B và C không bàn bạc với nhau từ trước về việc giết người, nhưng A và B bỏ mặc cho C hành động, không quan tâm đến hậu quả do hành vi của C gây ra, miễn là cướp được tài sản; việc C bóp cổ chủ nhà cũng là nhằm cho đồng bọn thực hiện trót lọt việc lấy tài sản mà cả A và B đều mong muốn. Do đó, cái chết của chủ nhà do C trực tiếp gây ra nhưng phải buộc cả A và B cùng phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, nếu những người đồng phạm để cho người thực hành hoàn toàn tự do hành động nhằm đạt được mục đích của tội phạm mà mình mong muốn, thì mọi hành vi của người thực hành không được coi là hành vi vượt quá và những người đồng phạm khác phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi và hậu quả của người thực hành gây ra.

Việc để cho người thực hành tự do hành động, tức là người thực hành không bị hạn chế hay ràng buộc nào của những người đồng phạm khác. Nếu những người đồng phạm khác lại có hành vi ngăn cản hay hành động tích cực để ngăn chặn hậu quả, thì những người này cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Trương Quang T, Vũ Minh H và Hoàng Công V bàn bạc đến nhà cậu ruột của V để cướp. V không trực tiếp thực hiện mà giao cho T và H chỉ được trói chủ nhà để uy hiếp lấy tài sản chứ không được gây án mạng. Vì sợ bọn H và T làm ẩu nên trước khi đi V đã kiểm tra và giữ lại hai dao găm mà bọn H và T định mang theo. Trên đường đến nhà cậu của V để cướp, H và T tự ý về nhà H lấy một khẩu súng ngắn mà H đã chuẩn bị từ trước, vì chúng cho rằng không có vũ khí thì không thể làm gì được. Tới nơi, H và T dùng súng uy hiếp bắt trói chủ nhà, rồi lục soát tài sản. Trong khi bọn chúng đang lục soát thì chủ nhà tự cởi được trói, kêu cứu, H đã dùng súng bắn chết chủ nhà. Trong trường hợp này hành vi của H cũng là hành vi nhằm thực hiện tội cướp mà cả V đã bàn bạc từ trước, nhưng V đã có những hành động tích cực nhằm hạn chế, ngăn chặn hậu quả nên V không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người” do H và T gây nên.

Thực tiễn xét xử cũng có những trường hợp nếu chỉ căn cứ đơn thuần vào hành động hoặc lời nói của những người đồng phạm khác (chủ mưu, tổ chức, xúi giục, giúp sức) thì thấy họ có ý thức bỏ mặc cho hậu quả do người thực hành thực hiện tội phạm, nên đã buộc những người này phải chịu trách nhiệm về hậu quả mà người thực hành gây ra. Nhưng nếu căn cứ vào nội dung của hành động và lời nói của họ thì họ không ý thức bỏ mặc cho hậu quả do người thực hành gây ra vì nếu như vậy thì họ không thực hiện được mục đích của mình. Ví dụ: Nguyễn Tiến N là Đội phó đội điều tra Công an huyện Y và Tống Viết Q là Điều tra viên được phân công điều tra vụ án mà Hà Văn T là người tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Trong quá trình điều tra, mặc dù có căn cứ để xác định rằng T đã tiêu thụ 17 cái máy bơm bị trộm cắp chứ không phải chỉ có 4 cái như T thừa nhận, nên phải ra lệnh bắt giam T để tiếp tục làm rõ hành vi phạm tội của T. T được giam chung với một số phạm nhân trong đó có Bùi Xuân P được các phạm nhân khác mệnh danh là “đầu gấu” trong buồng giam. Q đã nhiều lần lấy lời khai của T nhưng T một mực không nhận, N và Q nói với P phải đánh cho T một trận thì nó mới khai đúng sự thật. Để lấy lòng cán bộ điều tra và cũng vì sợ không đánh T thì sẽ không được yên nên P tổ chức cho các phạm nhân cùng buồng đánh đập T rất dã man làm cho T bị ngất xỉu phải đưa đi cấp cứu thì bị chết.

Khi xem xét trách nhiệm của Nguyễn Tiến N và Tống Viết Q, có ý kiến cho rằng, mặc dù Q và N không có ý định tước đoạt tính mạng của T từ trước, nhưng đã có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra, không có biện pháp ngăn chặn. Việc P cùng các phạm nhân khác đánh chết T là do câu nói của Q và N “đánh cho nó một trận để nó khai ra sự thật”, do đó, N và Q phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người” với vai trò xúi giục. Tuy nhiên, căn cứ vào lời nói của N và Q thì thấy, nếu N và Q để mặc cho bọn P đánh chết anh T thì về thực tế không đạt được mục đích là làm cho anh T khai ra sự thật, còn về pháp lý nói đánh cho một trận nó sẽ khai ra chứ không phải đánh một trận cho nó biết thế nào là tù tội, hoặc mày cứ đánh cho một trận muốn ra sao thì ra. Vì thế, trong trường hợp này việc P đánh T bị chết là ngoài mục đích của N và Q nên hành vi của P và đồng phạm là hành vi vượt quá của người thực hành. Do đó, N và Q không phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của anh T. Tuy nhiên, hành vi của N và Q nói đánh cho nó một trận cũng tức là mong muốn cho T bị thương tích hoặc bị tổn hại đến sức khỏe, nên hành vi của N và Q phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.

Tóm lại, vấn đề loại trừ trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm khác (không phải là người thực hành) trong vụ án có đồng phạm không chỉ liên quan đến hành vi vượt quá của người thực hành mà còn liên quan đến nhiều chế định khác như: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, vấn đề lỗi, các điều kiện của đồng phạm và phạm tội có tổ chức… Hành vi vượt quá của người thực hành lại liên quan trực tiếp đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự của người đồng phạm khác, nên có thể nói hành vi vượt quá của người thực hành chính là điều kiện (căn cứ) để loại trừ trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm khác.

Từ trước đến nay, lí luận cũng như thực tiễn ở nước ta đã thừa nhận tội phạm có đồng phạm chúng ta chưa dành cho nó sự quan tâm thoả đáng để giải quyết triệt để thể được thực hiện dưới một trong hai hình thức là phạm tội đơn lẻ và đồng phạm. Trong trường hợp tội phạm được thực hiện dưới hình thức phạm tội đơn lẻ thì tất cả mọi vấn đề liên quan đến tội phạm chỉ cần xác định thông qua hành vi của một người, ngược lại trong trường hợp tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm thì những vấn đề liên quan lại phải được xem xét như là kết quả tổng hợp từ hành vi của nhiều người. Chính sự khác biệt về số lượng người thực hiện tội phạm như vậy đã tạo ra cho đồng phạm tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với hình thức phạm tội đơn lẻ. Do đó, việc xác định trường hợp phạm tội cụ thể là phạm tội đơn lẻ hay đồng phạm gắn bó chặt chẽ với trách nhiệm hình sự của những người tham gia thực hiện hành vi. Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng cùng với sự khác biệt về số lượng người tham gia thì việc xác định các dấu hiệu pháp lí liên quan đến tội phạm cũng phức tạp hơn nhiều.

Xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt của việc xác định dấu hiệu pháp lí của đồng phạm, vấn đề này từ lâu đã được quan tâm nghiên cứu trong sách báo pháp lí ở nước ta. Mặc dù vậy, có thể nhận xét rằng nếu như đối với vấn đề mặt khách quan của đồng phạm chúng ta đã giải đáp được những vấn đề vướng mắc thì đối với mặt chủ quan của đồng phạm chúng ta chưa dành cho nó sự quan tâm thoả đáng để giải quyết triệt để mọi vấn đề liên quan. Thiết nghĩ công việc này không chỉ có ý nghĩa về mặt lí luận mà còn đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi nêu ra một số ý kiến với mong muốn được góp phần chỉ rõ khuôn mẫu chung để xác định mặt chủ quan của đồng phạm. Điều 20 Bộ luật hình sự năm 1999 (BLHS) định nghĩa đồng phạm như sau: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.

Từ định nghĩa trên chúng ta có thể xác định một cách khái quát những dấu hiệu pháp lí của đồng phạm như sau:

– Về mặt khách quan, đồng phạm đòi hỏi hai dấu hiệu:

1. Có từ hai người trở lên và những người này có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm;

2. Những người này phải cùng thực hiện tội phạm (cố ý).

– Về mặt chủ quan, đồng phạm đòi hỏi ba dấu hiệu:

1. Lỗi cố ý;

2. Động cơ phạm tội (nếu cấu thành tội phạm tương ứng quy định dấu hiệu động cơ);

3. Mục đích phạm tội (nếu cấu thành tội phạm tương ứng quy định dấu hiệu mục đích).

Từ sự khái quát đó ta có thể xem xét các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của đồng phạm như sau:

Trước hết, lỗi của những người tham gia đồng phạm bao giờ cũng là lỗi cố ý, nói cụ thể hơn thì đồng phạm có thể được thực hiện với cả lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp. Phân tích dấu hiệu lỗi trong đồng phạm từ trước đến nay chúng ta đã đi đến thống nhất quan điểm xác định là đồng phạm trong trường hợp mà những người tham gia thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện và biết người khác có hành vi nguy hiểm cùng với mình, họ đều thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện đồng thời họ cùng mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh.

Như vậy, căn cứ vào dấu hiệu lỗi trong đồng phạm, có thể chia đồng phạm thành hai trường hợp sau:

– Trường hợp tất cả những người đồng phạm đều có lỗi cố ý trực tiếp. Trong trường hợp này, những người tham gia thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện và biết người khác có hành vi nguy hiểm cùng với mình, họ đều thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện đồng thời họ cùng mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn hậu quả xảy ra. Ví dụ: Trường hợp A và B rủ nhau đi cướp tài sản của C.

– Trường hợp tất cả những người đồng phạm đều có lỗi cố ý gián tiếp. Đây là trường hợp những người tham gia thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội về lí trí đều nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện và biết người khác có hành vi nguy hiểm cùng với mình, họ đều thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện, về ý chí họ cùng mong muốn có hoạt động chung và cùng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Ví dụ: A được người nhà đưa vào bệnh viện do bị bệnh nặng cần được cấp cứu kịp thời. B và C (là hai bác sĩ trực) bàn nhau sách nhiễu đòi hối lộ của gia đình A. Họ biết với tình trạng bệnh tật của A, nếu không được cấp cứu kịp thời, hậu quả chết người có thể xảy ra nhưng với mục đích kéo dài thời gian để buộc gia đình A phải đưa hối lộ nên họ vẫn trì ho n những thao tác nghề nghiệp cần thiết. Hành vi đó dẫn đến hậu quả bệnh nhân A bị chết. Trường hợp này B và C là đồng phạm tội giết người với lỗi cố ý gián tiếp.

Từ sự phân tích như trên chúng ta có thể đi đến kết luận: Trường hợp lỗi của những người tham gia đều là cố ý trực tiếp hay đều là cố ý gián tiếp đã được chúng ta thừa nhận về mặt lí luận. Tuy nhiên, vấn đề mà sách báo pháp lí hình sự từ trước đến nay chưa đề cập là trong vụ đồng phạm có thể đồng thời có cả lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp không? Chúng tôi cho rằng, việc đặt ra vấn đề này là có cơ sở khoa học. Bởi vì, đồng phạm do nhiều người thực hiện, do đó hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp thái độ tâm lí của họ đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra không giống nhau. Trong đó có trường hợp họ cùng thống nhất với nhau về việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội (cùng nhận thức được hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được tính nguy hiểm trong hành vi của những người kia, cùng thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng như hậu quả chung của tổng hợp hành vi mà họ cùng thực hiện), tuy nhiên họ lại khác nhau về thái độ đối với hậu quả: Có người mong muốn hậu quả phát sinh nhưng có người lại có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh. Nếu trường hợp đó xảy ra trên thực tế, chúng ta có thể coi đó là đồng phạm hay không?

Chúng tôi cho rằng Điều 20 BLHS năm 1999 chỉ đưa ra giới hạn cùng cố ý, tức là lỗi của họ đều phải là lỗi cố ý chứ không tạo ra trong luật điều kiện họ phải cùng là cố ý trực tiếp hoặc cùng là cố ý gián tiếp. Khẳng định của chúng ta từ trước đến nay chỉ là sự phân tích điều luật mang tính khái quát đặt trong xu hướng phổ biến của thực tiễn. Do đó, nếu xem xét trường hợp nêu trên như trường hợp cá biệt có thể xảy ra chúng tôi cho rằng trường hợp đó vẫn thoả mãn những điều kiện của đồng phạm. Ví dụ: A và B cùng thầu ao của hợp tác xã để thả cá. C đã nhiều lần đến kéo trộm cá tại ao chung của A và B, hành vi đó của C bị những người cùng xã nhìn thấy và đã kể với A, B. Cộng với mâu thuẫn với C đã sẵn có từ trước, A nung nấu ý định giết C và chờ cơ hội để thực hiện ý định đó. Một hôm, đang ngồi trong lều coi cá, A nghe có tiếng động từ ao và phát hiện ra C lại đến kéo cá trộm. A rủ B ra xử lí C. B đồng ý với ý định sẽ đánh cho C một trận cho bõ tức, hậu quả muốn ra sao thì ra. A mang theo một con dao nhọn, B mang theo một cây côn. Khi bắt được C, B dùng côn quật bừa vào C còn A dùng dao đâm C nhiều nhát. Khi thấy C gục xuống không còn cử động gì, B bỏ vào lều còn A sau khi kiểm tra thấy C đã chết mới bỏ đi.

Trường hợp này rõ ràng cần phải được xử lí với tư cách là vụ đồng phạm.

Từ việc xem xét trường hợp cá biệt đó chúng tôi cho rằng khi xác định dấu hiệu ý chí trong đồng phạm ngoài trường hợp những người đồng phạm cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh cần phải đề cập thêm trường hợp những người đó cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh.

Bên cạnh dấu hiệu lỗi cùng cố ý, từ nội dung họ cùng thực hiện một tội phạm trong định nghĩa đồng phạm nêu trên, chúng ta có thể thấy trong mặt chủ quan của đồng phạm cũng cần phải thoả mãn những dấu hiệu khác thuộc mặt chủ quan của tội phạm mà điều luật quy định là dấu hiệu bắt buộc. Bởi vì, chỉ khi thoả mãn những dấu hiệu đó thì mỗi người thực hiện hành vi nguy hiểm mới có thể được coi là phạm tội và từ đó mới được xác định là đồng phạm hay phạm tội đơn lẻ. Như vậy, cần phải khẳng định rằng trong trường hợp tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm thì ngoài dấu hiệu lỗi là cùng cố ý, trong mặt chủ quan của tội phạm cũng phải thoả mãn dấu hiệu khác để hành vi của những người thực hiện được gọi là tội phạm.

Liên quan đến nội dung này, hiện nay hầu như đã có sự thống nhất ý kiến trong sách báo pháp lí hình sự về việc những người đồng phạm phải có cùng mục đích nếu mục đích là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm hoặc nếu không có cùng mục đích thì cũng phải có sự tiếp nhận mục đích của nhau. Ví dụ: Một nhóm người có cùng mục đích là chống chính quyền nhân dân đã cùng nhau thu thập tin tức thuộc bí mật nhà nước để cung cấp cho nước ngoài (có cùng mục đích được quy định trong cấu thành tội phạm) hoặc trường hợp một người biết rõ người khác đang tập hợp lực lượng để hoạt động nhằm chống chính quyền nhân dân, tuy người đó không có mục đích chống chính quyền nhân dân nhưng vì được trả tiền nên vẫn giúp người kia thực hiện hoạt động tập hợp lực lượng (tiếp nhận mục đích được quy định trong cấu thành tội phạm).

Tuy nhiên, về vấn đề có đòi hỏi những người đồng phạm phải cùng thoả mãn dấu hiệu động cơ không nếu động cơ là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm thì lại chưa có sự thống nhất giữa các ý kiến. Có thể khái quát có hai loại quan điểm khác nhau xuất hiện khi giải quyết vấn đề này:

+ Quan điểm thứ nhất cho rằng dấu hiệu động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc phải có ở tất cả những người đồng phạm mà chỉ cần phải có ở người thực hành bởi vì cho dù động cơ không giống nhau hai người trở lên vẫn có thể là đồng phạm miễn là họ cùng có lỗi cố ý và cùng mục đích hoặc tiếp nhận mục đích của nhau trong trường hợp mục đích là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm.

+ Quan điểm thứ hai lại khẳng định nếu động cơ là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm mà nhiều người tham gia thực hiện thì họ chỉ là đồng phạm trong trường hợp ngoài dấu hiệu lỗi cùng là cố ý và cùng mục đích (nếu mục đích là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm) thì tất cả những người đó phải đều có động cơ mà điều luật quy định hoặc ít nhất họ phải tiếp nhận động cơ của nhau. Trong trường hợp đó nếu người nào không thoả mãn dấu hiệu động cơ như vậy thì họ không phải là đồng phạm của những người kia bởi vì khi đó họ chưa phải là người phạm tội mà điều luật đó quy định.

Nghiên cứu hai quan điểm trên, chúng tôi cho rằng quan điểm thứ hai hợp lí hơn. Xuất phát từ định nghĩa đồng phạm là hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm, chúng tôi cho rằng tất cả những người tham gia thực hiện hành vi nào đó đều phải là người phạm tội trước khi được gọi là đồng phạm. Tức là về mặt chủ quan họ phải thoả mãn tất cả những dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Mặt khác, có thể khẳng định dấu hiệu động cơ và dấu hiệu mục đích đều là hai dấu hiệu trong mặt chủ quan của tội phạm, chúng đều không phải là những dấu hiệu đương nhiên bắt buộc phải có trong mọi cấu thành tội phạm mà chỉ mang tính bắt buộc trong một số cấu thành tội phạm. Vì vậy, trong trường hợp điều luật quy định chúng là dấu hiệu bắt buộc thì chúng cần phải được xem xét với giá trị ngang bằng nhau.

Từ sự phân tích trên chúng tôi đi đến kết luận: Trong trường hợp người nào đó cùng với người khác thực hiện hành vi nguy hiểm mà điều luật tương ứng quy định dấu hiệu động cơ là dấu hiệu bắt buộc (ví dụ: Động cơ vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác trong tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ) thì chỉ khi người đó có động cơ như vậy hoặc ít nhất là phải tiếp nhận động cơ này từ người phạm tội kia họ mới có thể là đồng phạm. Trong trường hợp ngược lại thì chỉ riêng người thoả mãn dấu hiệu động cơ mới có thể là người phạm tội. Ví dụ: Nếu một người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ nhận được sự giúp đỡ của một nhân viên để thực hiện tội phạm nhưng bản thân nhân viên đó không có động cơ mà điều luật quy định cũng không biết động cơ của người có chức vụ, quyền hạn là vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác thì nhân viên đó không thể được coi là người giúp sức trong vụ việc nói trên. Ngược lại, nếu nhân viên biết rõ động cơ của thủ trưởng nhưng vẫn giúp đỡ để thủ trưởng thực hiện tội phạm thì người đó được coi là người giúp sức trong đồng phạm.

Tương tự như vậy, nếu động cơ được quy định trong cấu thành tội phạm tăng nặng (ví dụ: Động cơ đê hèn trong tội giết người) thì cũng đòi hỏi tất cả những người đồng phạm phải có cùng động cơ đó hoặc tiếp nhận động cơ đó của nhau. Trường hợp trong những người cùng tham gia thực hiện tội phạm có người thoả mãn dấu hiệu động cơ ở khung tăng nặng, có người không thoả mãn dấu hiệu động cơ đó thì họ chỉ là đồng phạm tội danh tương ứng nhưng thuộc các khung khác nhau. Trong đó chỉ những người có dấu hiệu động cơ được quy định ở khung tăng nặng mới bị xét xử theo khung tăng nặng, những người còn lại bị xét xử theo khung cơ bản (nếu không thoả mãn tình tiết giảm nhẹ, ăng nặng định khung khác). Ví dụ: A và B hợp tác với nhau giết C. Động cơ của A là chiếm đoạt tài sản (A là đối tượng duy nhất được hưởng tài sản thừa kế nếu C chết), động cơ của B là ghen tuông. Trường hợp này A và B là đồng phạm tội giết người nhưng A có dấu hiệu động cơ đê hèn nên bị xử theo khoản 2 Điều 93 BLHS năm 1999, B chỉ bị xét xử theo khoản 1 Điều 93 BLHS năm 1999.

Vấn đề khác cũng cần được đặt ra là đối với những điều luật quy định dấu hiệu động cơ mang tính lựa chọn, nếu những người tham gia thực hiện tội phạm có động cơ khác nhau (nhưng đều là động cơ được quy định trong điều luật đó) thì họ có coi là đồng phạm với nhau hay không? Về vấn đề này, chúng tôi cho rằng chỉ cần dấu hiệu động cơ của họ thoả mãn quy định của điều luật thì họ đã phạm tội dưới hình thức đồng phạm mà không cần động cơ của họ phải giống nhau. Ví dụ: Trường hợp hai người cùng nhau thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ mà một người có động cơ vụ lợi, một người có động cơ cá nhân khác thì họ vẫn là đồng phạm của nhau.

Tóm lại, xuất phát từ quy định của Bộ luật hình sự về đồng phạm và thực tiễn phạm tội dưới hình thức này, chúng tôi cho rằng vấn đề mặt chủ quan của đồng phạm là vấn đề rất phức tạp đồng thời việc làm sáng tỏ nó lại là đòi hỏi của cả lí luận và thực tiễn. Vì vậy, chúng cần phải nhận được sự quan tâm thoả đáng để có được khuôn mẫu hoàn chỉnh cho việc phân biệt giữa đồng phạm với phạm tội đơn lẻ, giữa phạm tội với không phải là hành vi phạm tội./.  luật sư, luat su, van phong luat su, văn phong luat su, cong ty luat, công ty luật, hãng luật, hang luat

HÃNG LUẬT PHÚ & LUẬT SƯ
Điện thoại: (08) 2223 7476 – 0922 822 466
Luật sư Nguyễn Văn Phú
Email: 
Website: www.phu-lawyers.com
www.phuluatsu.com

TƯ VẤN ĐẦU TƯ & DỊCH VỤ GIẤY PHÉP

Dịch vụ luật sư: luật sư hình sự, luat su hinh su, luật sư bào chữa, luat su bao chua, luat su ly hon, luật sư ly hôn, luật sư thừa kế, luat su thua ke, luật sư dân sự, luat su dan su, luật sư đất đai, luat su dat dai, luật sư nhà đất, luat su nha dat, dich vu thu no, dich vu doi no, dịch vụ đòi nợ, dịch vụ thu nợ, tu van giay phep, tư vấn giấy phép, luat su gioi, luật sư giỏi, van phong luat su, văn phòng luật sư, cong ty luat, công ty luật, luat su, luật sư, mua ban du an, mua bán dự án