Bài viết hạnh phúc là gì của học sinh năm 2024

Và mới đây, phạm trù này được đưa vào đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 tại Bình Định. Đề thi gồm 2 câu. Câu nghị luận xã hội về hạnh phúc chiếm tới 8 điểm với nội dung như sau:

Thượng đế cũng không biết

Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi Ngài nặn xong vẫn còn thừa ra một mẩu đất.

- Còn nặn thêm cho mày gì nữa? - Ngài hỏi.

Con người suy nghĩ một lúc: có vẻ như đã đầy đủ tay - chân - đầu... rồi nói:

- Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc.

Thượng đế dù thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu hết hạnh phúc là gì. Ngài trao cục đất cho con người và nói:

- Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc.

(Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống, tập 2, Nguyễn Viết Thắng, NXB Công an Nhân dân).

Suy nghĩ của anh/ chị về câu chuyện trên.

Bạn Lê Đặng Hồng Ánh (ở huyện Phù Mỹ, Bình Định) chia sẻ cảm nhận sau khi làm bài: “Với em, đề thi này tương đối, không khó. Câu nghị luận xã hội về hạnh phúc cho phép học sinh nêu được ý kiến của mình. Em thật sự thấy hứng thú với câu này. Trong bài làm của mình, em đã nêu một số ý như hạnh phúc là do tự mình tạo ra, một mình mình biết vì ngay cả thượng để cũng không biết được. Thêm vào đó, em còn làm phần phản biện như viết về những hạnh phúc bị tước đoạt với những người không thể được sống tiếp, những nơi gánh chịu hậu quả chiến tranh… Em mong muốn sẽ có thêm nhiều đề thi lạ, khó một chút và theo hướng mở hơn nữa để học sinh có thể thoải mái viết”.

Bài viết hạnh phúc là gì của học sinh năm 2024

Các học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn phấn khởi sau khi làm bài thi

Một ý kiến khác trái ngược với ý kiến của bạn Ánh là ý kiến của bạn Tạ Thị Hồng Nhung (ở TP.Quy Nhơn). Theo Nhung, đề thi với câu nghị luận xã hội về hạnh phúc có nhiều ý giống như những cái bẫy khiến người làm bài dễ mắc vào diễn đạt dài dòng và luẩn quẩn khó thoát ra được. Nhung làm bài đã đưa ra 2 vấn đề. Thứ nhất là khát vọng hạnh phúc của con người bắt nguồn ngay khi con người được tạo ra. Thứ hai, mỗi người có cách tạo cho mình hạnh phúc khác nhau. Để làm được điều đó, phải có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống…

Bạn Nguyễn Thị Quỳnh Mai (học sinh lớp 12 chuyên Văn, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn) đánh giá: “Đề chọn học sinh giỏi năm nay dễ viết nhưng khó viết hay. Vấn đề mà câu nghị luận xã hội đưa ra nổi quá nên nếu muốn lật ngược cũng khó (vì dễ đi ngược với đáp án và mất điểm). Đầu tiên phải nói được hạnh phúc là gì. Em mong có một kỳ thi tạo nhiều cơ hội để học sinh nói được những gì mình nghĩ”.

Nhìn chung, dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng đa phần là sự thích thú, phấn khởi của học sinh ở Bình Định khi nhận xét đề thi này.

Thầy Võ Công Trí, Tổ trưởng Tổ văn, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, nhận xét: “Chất lượng đề năm nay có tốt hơn các năm nước, có tính phân loại học sinh. Tuy nhiên, tôi băn khoăn ở đáp án, không biết đáp án có tốt không. Một đáp án tốt là phải giúp người chấm có một khoảng cần thiết đủ để đánh giá được năng lực của học sinh giỏi văn...”.

Về phía thầy cô, có lẽ những suy nghĩ: thầy cô phải nghiêm khắc và “mạnh tay” mới làm các em sợ, HS phải, phải và phải... hay thầy cô có quyền thế... cần thay đổi. Những suy nghĩ rằng nghề giáo là nghề nhàn hạ, bài giảng soạn giảng một lần là có thể khai thác lâu bền, HS phải thuộc ngay và thuộc làu những gì đã học... cũng cần được điều chỉnh. Đến với HS, cần lắm sự thông hiểu, thấu cảm, tương tác và tôn trọng... trong hành trình tổ chức cho các em, phát triển các em, mà đỉnh cao là các em tự giáo dục.

Trong mô hình lớp học hiện đại, học sinh là hạt nhân của bài học và các hoạt động học đường. Theo đó, người thầy đóng vai trò vô cùng quan trọng đến học sinh. Người thầy có tâm sẽ giúp học trò phát huy tối đa tiềm năng, người thầy hạnh phúc giúp học trò khơi mở hứng khởi và yêu thích học tập.

Trò hạnh phúc, thầy hạnh phúc, lớp học hạnh phúc

Trong năm học mới 2023 – 2024, nhiều lãnh đạo ban ngành đã đặt mục tiêu xây dựng những ”ngôi trường hạnh phúc’’ – nơi cả thầy và trò đều thấy vui khi đến trường. Vì sao trong thời đại ngày nay, hạnh phúc lại trở thành yếu tố hàng đầu trong học tập?

Khi xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ, những áp lực học tập càng thêm nặng nề. Học sinh phải đối mặt với căng thẳng đến từ thi đua thành tích, khối lượng bài tập, cảm giác lạc lõng khi không được thấu hiểu bởi thầy cô lẫn gia đình…. Về lâu dài, những yếu tố này khiến việc đi học của các em trở thành áp lực thay vì là niềm vui.

Bài viết hạnh phúc là gì của học sinh năm 2024

Bài viết hạnh phúc là gì của học sinh năm 2024
Niềm vui của con trẻ khi đi học rất quý giá. (Ảnh: Thầy và trò tại VUS)

Khi sức khỏe tinh thần ở học sinh đang được quan tâm đúng cách hơn thì phụ huynh bắt đầu đi tìm “hạnh phúc” cho con trong học tập. Các mong muốn đó bao gồm: Con bớt căng thẳng, lo âu vì chương trình học. Việc học phải kết hợp hài hòa giữa học và hành. Môi trường học phải an toàn và văn minh. Con được học cả về kỹ năng sống thay vì kiến thức nhồi ép. Con nhận được tình yêu thương hết lòng từ thầy cô. Và trên hết, con cảm thấy mỗi ngày đến trường đều là một ngày vui.

Không dễ dàng gì để có thể định nghĩa chính xác về một môi trường giáo dục hạnh phúc. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu theo công thức đơn giản như sau: Trò hạnh phúc, thầy hạnh phúc, thì lớp học sẽ hạnh phúc. Bởi thầy và trò chính là thành phần chủ yếu của lớp học đó.

Do đó, trò chỉ có thể hạnh phúc nếu được nuôi dạy bởi một người thầy hạnh phúc.

Hạnh phúc của người thầy đến từ đâu?

Từ lâu, chúng ta thường hay bị bó buộc trong suy nghĩ rằng giáo viên chỉ là người truyền thụ kiến thức. Nhưng ở thời đại ngày nay – khi học sinh đang có nhu cầu học nhiều hơn kiến thức trong sách vở – thì giáo viên cũng đóng vai trò là người cố vấn, hướng dẫn, định hướng và hỗ trợ.

Bài viết hạnh phúc là gì của học sinh năm 2024

Bài viết hạnh phúc là gì của học sinh năm 2024

Bài viết hạnh phúc là gì của học sinh năm 2024
Trò học vui, học tốt và hào hứng với bài giảng chính là thành công của bất kỳ giáo viên nào. (Ảnh: VUS)

Để làm được điều này, giáo viên rất cần được huấn luyện, thường xuyên cập nhật các phương pháp giảng dạy mới, được quan tâm tới sức khỏe thể chất và cả tinh thần. Có như thế, giáo viên mới cảm thấy thoải mái và phát huy được năng lực của mình, tìm thấy ý nghĩa trong từng giờ lên lớp.

Nhận thấy tầm quan trọng của việc khích lệ và định hướng để nâng cao chuyên môn và nhiệt huyết cho giáo viên, Anh văn Hội Việt Mỹ VUS phối hợp với Nhà xuất bản Đại học Oxford tổ chức khóa Oxford Teacher’s Academy (OTA) huấn luyện chuyên sâu dành cho các giáo viên với nhiều chủ đề khác nhau như “Những phương pháp mới trong giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em” (năm 2014), “Dạy tiếng Anh cho Học viên người lớn” (năm 2017). Mới đây nhất là chủ đề “Mentoring Skills – Kỹ năng Hướng dẫn và hỗ trợ giáo viên’’ nhằm khám phá và phát triển những phẩm chất , năng lực của giáo viên.

Đó chỉ là một trong những hoạt động huấn luyện dành cho giáo viên mà VUS đã và đang thực hiện trong suốt thời gian qua. Định vị là hệ thống giáo dục hàng đầu Việt Nam, VUS rất chú trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn cũng như sức khỏe tinh thần cho đội ngũ giáo viên nói riêng và toàn thể nhân sự nói chung trên toàn hệ thống trước những biến động của thời cuộc.

Chân dung những “người thầy hạnh phúc’’ tại VUS.

Hạnh phúc của người thầy trước hết phải đến từ tình yêu mà họ có được từ công việc giảng dạy. Thầy Ryan Hales (giáo viên tại VUS Nguyễn Thị Minh Khai) chia sẻ: “Tôi yêu công việc này và rất thích giúp học sinh đạt được mục tiêu. Một trong những kỉ niệm hạnh phúc đó là khi một học viên chạy đến gặp tôi và khoe rằng bạn đã đạt được ước mơ đi du học tại New Zealand’’

Bài viết hạnh phúc là gì của học sinh năm 2024
Thầy Ryan Hales (giáo viên tại VUS Nguyễn Thị Minh Khai) trong một tiết dạy của mình.

Ngoài sự tiến bộ của học viên, thì hạnh phúc của người thầy còn đến từ những điều rất nhỏ bé khác.“Mỗi ngày ở VUS tôi đều có những giây phút vui vẻ. Đó có thể là một câu gì đó hài hước mà học viên phát biểu. Đó là khi đi bộ qua sảnh khi tan học, có nhiều học sinh cũ ở đó, họ gọi tên tôi và chào. Thật vui khi các em vẫn nhớ đến tôi” – chia sẻ chân thành của thầy John Dewhirst (VUS An Dương Vương).

Cũng tại VUS, giáo viên không chỉ mang đến cho học viên kiến thức trên sách vở, mà còn là giá trị sống và đồng hành cùng các em cả trong và ngoài lớp học thông qua những phương pháp giảng dạy sáng tạo.

“Khi môn học được “biến hóa” thành trò chơi, trẻ sẽ hứng thú tham gia và thấy rõ sự tiến bộ của bản thân. Ngoài ra, tôi cũng thích đặt nhiều câu hỏi để các em có thể tự đưa ra suy nghĩ của riêng mình. Không có câu hỏi nào là đúng hay sai, quan trọng là các em mạnh dạn nói lên suy nghĩ và học được gì để làm giàu kiến thức cho bản thân.” – Thầy Ryan nói thêm.

Bài viết hạnh phúc là gì của học sinh năm 2024
Những hoạt động ngoại khóa có sự tham gia của cả thầy và trò là dịp để gắn kết thầy trò với nhau. (Ảnh: Thầy trò VUS trong chuyến cắm trại hè Super Summer 2023)

Đội ngũ 2.700 giáo viên đa quốc gia đang giảng dạy tại hệ thống VUS còn được gọi bằng một cái tên thân thương: Đại sứ Điểm Cười. Đây là một tên gọi rất đặc biệt, thể hiện sứ mệnh “hạnh phúc” đến từ công việc giảng dạy mỗi ngày.

Nhân tháng tri ân nhà giáo, VUS tổ chức nhiều hoạt động vinh danh giáo viên rất ý nghĩa, như viết thiệp tri ân dành cho học viên ở đa dạng cấp độ để các em dễ dàng nhắn gửi những lời cảm ơn, những câu chúc… cho thầy cô của mình; chuỗi nhật ký Điều thầy cô chưa kể – nơi thầy cô chia sẻ những câu chuyện giảng dạy truyền cảm hứng…

Bài viết hạnh phúc là gì của học sinh năm 2024
Thầy trò VUS hào hứng với hoạt động viết thiệp tri ân nhân ngày 20-11.

Bài viết hạnh phúc là gì của học sinh năm 2024

Đặc biệt, VUS cũng tổ chức Lễ tri ân và vinh danh 2,700 giáo viên và trợ giảng đang làm việc tại VUS. Tại buổi lễ, tất cả sẽ cùng nhìn lại hành trình không ngừng nỗ lực và cống hiến của các thầy cô trong thời gian qua.

Tìm hiểu các thông tin về Anh văn Hội Việt Mỹ VUS hay tham khảo các khóa học Anh ngữ, ngoại khóa phù hợp tại https://vus.link/AnhVanHoiVietMyVUS hoặc gọi (028) 7308 3333.