Bài văn tế chống của ngọc hân công chúa

Ông Nguyễn Đình Kiu là cháu đời thứ 5 của Công chúa Ngọc Hân. Hiện nay, ông hơn 70 tuổi, là người kiên trì làm đơn kiến nghị tôn tạo phần mộ và đền thờ Công chúa Ngọc Hân ở làng Nành, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Nội dung kiến nghị trên được ông Kiu gửi đi khắp các cấp chính quyền và các cơ quan văn hóa trong suốt 26 năm qua.

Trước ngôi mộ Ngọc Hân công chúa

Ông Nguyễn Đình Kiu là cháu đời thứ 5 của Công chúa Ngọc Hân. Hiện nay, ông hơn 70 tuổi, là người kiên trì làm đơn kiến nghị tôn tạo phần mộ và đền thờ Công chúa Ngọc Hân ở làng Nành, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Nội dung kiến nghị trên được ông Kiu gửi đi khắp các cấp chính quyền và các cơ quan văn hóa trong suốt 26 năm qua.

Gần đây, qua một lá đơn kêu cứu gửi Tổng biên tập Báo Thanh Niên, ông kể lại nỗi lòng chua xót của mình trước diễn tiến không khả quan mấy của sự việc, rồi hạ bút: "Ngọc Hân bị nhà Nguyễn trước kia cuốc mộ là nỗi đau thấu ruột... Ngày nay, Ngọc Hân đang cần lắm một ngôi mộ, một bát nhang thờ tại di tích nơi mình từng sống và được chôn cất nhưng linh hồn Công chúa vẫn còn đang ngơ ngẩn, không nơi nương tựa, không cõi đi về"...

Đọc thư trên, chúng tôi đã tìm đến gặp ông Nguyễn Đình Kiu vào đầu tháng 5 tại số 90 I đường Trần Quốc Toản, quận 3, TP.HCM, là nơi ông vừa từ ngoài Bắc vào ngụ sau cuộc họp mới nhất liên quan đến nội dung kiến nghị của ông được tổ chức tại Ninh Hiệp. Trong câu chuyện, ông Kiu nhắc lại quá khứ rằng, vợ vua Lê Hiển Tông là bà Nguyễn Thị Huyền, sinh Công chúa Ngọc Hân (sau gả cho Vua Quang Trung), nuôi nấng Công chúa Ngọc Bình (sau gả cho Quang Toản) và khi nhà Nguyễn lên ngôi đã ép Công chúa Ngọc Bình lấy Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long). Ông tiếp:

“Chúng tôi cho rằng khu di tích Ngọc Hân cần được bảo vệ tốt, cần sớm cho xây dựng hồ sơ pháp lý và khoa học để trình Nhà nước công nhận càng sớm càng tốt, sau đó sẽ từng bước tu bổ, tôn tạo và khai thác di tích này cho xứng đáng với Lê Ngọc Hân" - TS Lưu Trần Tiêu, GS Đặng Văn Bài.

- Như thế, đương nhiên bà Nguyễn Thị Huyền là nhạc mẫu của một lượt ba ông vua nổi tiếng trong lịch sử nước ta là Quang Trung, Quang Toản và Gia Long. Khi nhà Nguyễn truy bức nhà Tây Sơn, bà Nguyễn Thị Huyền bí mật đưa 3 bộ hài cốt của ba mẹ con Ngọc Hân công chúa từ Huế về chôn cất tại bãi Cây Đại, ở rìa làng Nành (Ninh Hiệp). Về sau, nhà Nguyễn ra lệnh đào mộ lên, lấy hài cốt đổ xuống sông. Tuy mộ không còn hài cốt nhưng nơi đây vẫn là mảnh đất ghi dấu và lưu giữ hình hài tro cốt của công chúa. Nơi đây còn lưu truyền nhiều câu chuyện liên quan đến Ngọc Hân. Do vậy, một khu tưởng niệm dựng lên để hương khói là một nhu cầu tâm linh và là một thể hiện của lòng trân trọng đối với một danh nhân lịch sử. Vì thế từ những năm đầu 1980, tôi đã thay mặt một số bà con trong tộc họ và dân chúng trong vùng để làm đơn kiến nghị việc trên. Đến năm 1990, được chỉ đạo trực tiếp của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Thế Duyệt, một đoàn cán bộ nghiên cứu khoa học của Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội đã đến điều tra xem xét và kết luận: "Việc hài cốt của danh nhân Lê Ngọc Hân và hai con chôn tại miền Trung được mẹ là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, tìm cách đem về chôn tại bãi Cây Đại, làng Phù Ninh, nay là xã Ninh Hiệp và được cúng giỗ tại dinh Thiết Lâm của bà Nguyễn Thị Huyền là sự kiện có thật". Bây giờ nói về dinh Thiết Lâm nằm giữa một khu đền do bà Nguyễn Thị Huyền dựng lên với 100 gian gỗ lim ở xóm Bờ Hồ. Nơi đây, sau trở thành đền thờ bà Huyền cùng ba mẹ con Ngọc Hân. Kết luận khảo sát vùng này của đoàn cán bộ nói trên là: "Với ý nghĩa nhiều mặt, danh nhân Lê Ngọc Hân đã có thời gian gắn bó với quê ngoại khi sống cũng như khi chết. Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội tán thành với ý kiến của Hội đồng khoa học là nên tạo dựng một hình thức xứng đáng tại xã Ninh Hiệp ở khu mộ bãi Cây Đại, hoặc ở tại một điểm trang trọng trên nền đất khu dinh Thiết Lâm cũ". Nhưng thực trạng hiện nay khác hẳn với mong muốn vì khu tưởng niệm này đang được đối xử không tương xứng với giá trị văn hóa lịch sử mà nó cưu mang.

* Ông có thể nêu ra một vài chi tiết về việc "đối xử không tương xứng" mà ông đã ghi nhận và kiến nghị chỉnh đốn?

-Như là tượng bà Nguyễn Thị Huyền trước đây được để trong nhà thờ thì đã bị ai đó gói vào bao tải bẩn thỉu đặt ở nhà kho trạm xá cũ đã bỏ hoang, mạng nhện bùn đất đầy đầu, đầy mặt tượng. Nói quá tới nay tượng được "đối xử" khá hơn một tí, có vải che mặt, trùm đầu, song vẫn bị đưa ra khỏi chỗ thờ cũ, "nhốt" vào nhà kho. Có hỏi thì người ta bảo đó là phòng của "nhà văn hóa" xã. Người dân xót xa khi đi qua lại khu tưởng niệm này thấy phần mộ của Ngọc Hân công chúa nay chỉ còn là một cái nấm thấp lè tè khoảng 20 cm, bề ngang chỉ độ 50 cm, dài chừng 2 thước. Người ta hầu như muốn dẹp ngôi mộ sang một bên để mở rộng sân phơi thóc quanh đó. Không bao lâu nữa Nhà nước ta sẽ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, xin kiến nghị với các cấp có thẩm quyền cho phép chúng tôi trong khi chờ đợi quyết định tu tạo của cấp trên, con cháu và số bà con dân làng xin góp một phần kinh phí bé nhỏ vào việc sửa sang nơi có phần mộ Ngọc Hân, lập bàn thờ hương khói để không bị mang tiếng là thất lễ với tiền nhân.

* Ông viết trong thư rằng, Ngọc Hân cần lắm một bát nhang, một hình thức tưởng niệm ở Ninh Hiệp đến từ những tấm lòng của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, của Hội văn học dân gian Việt Nam, Hội văn học nghệ thuật Hà Nội và của tất cả những người yêu văn học khắp nước, phải không?

Trước khi chấm dứt câu chuyện, ông Kiu cho biết tuần trước ông có về Hà Nội dự cuộc họp giữa đại diện Cục Di sản văn hóa và lãnh đạo Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội tại Ninh Hiệp để cùng xem xét, đánh giá tại chỗ khu tưởng niệm. Cuộc họp đi đến kết luận: Dù không lập hồ sơ xếp hạng di tích thì chí ít cũng phải cần có hình thức tôn vinh trân trọng trên mảnh đất mà danh nhân Lê Ngọc Hân từng sống, cũng như khi chết từng được bí mật đem về chôn ở đó. Nghĩa là cần lập khu tưởng niệm Công chúa Lê Ngọc Hân trên diện tích khu mộ hiện nay rộng khoảng 50 mét vuông. Nhưng bao giờ thì việc này được bắt tay thực hiện? Câu trả lời cần được sớm đưa ra đáp ứng công sức và thiện chí của những người tâm huyết như ông Kiu.

- Đúng vậy. Vì ngoài vị trí là một nhân vật lịch sử mà ai cũng biết, Ngọc Hân còn là tác giả của bài thơ nổi tiếng Ai tư vãn khóc chồng là Vua Quang Trung. Bài thơ đi vào văn học sử và đến nay vẫn được nhắc nhở trên thi đàn. Nhà thơ Vũ Đình Liên và nhà thư pháp Lê Xuân Hòa cùng một phái đoàn ở chùa Bộc khi đến thăm khu mộ và thắp hương tưởng niệm Công chúa Lê Ngọc Hân đều đã ngậm ngùi. Nhà thơ Vũ Đình Liên đã rưng rưng nước mắt tưởng tiếc công chúa. Về thân mẫu của Ngọc Hân là bà Nguyễn Thị Huyền cũng thế, không chỉ là người phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử, mà còn là người có công dạy dân làng Nành làm nghề dệt vải và bán vải: Bà cho dựng lều quán trên chợ Từ Sơn để con gái làng Nành tự do bán vải, quân lính không được sách nhiễu. Nghề vải được hai cụ già là Phó Điển và Thìn duy trì. Bà là mối dây tập hợp tình đoàn kết của 18 tộc họ trong xã. Sinh thời, bà không có con trai nên đã mua 50 mẫu ruộng tốt gửi vào làng để sau này làm đồ cúng lễ cho bà và con cháu bà. Nhà nước cũng đã có mở một cuộc hội thảo khoa học ở xã Ninh Hiệp về các nội dung liên quan đến những điều nêu trên. Sau đó những vị có trọng trách trong công tác bảo vệ di sản văn hóa nước ta cũng đã lên tiếng cần giữ gìn và tôn tạo lại khu tưởng niệm này. Đến nay, đã hơn 15 năm trôi qua từ ngày có chỉ đạo đó, việc xây dựng khu tưởng niệm Công chúa Ngọc Hân vẫn chưa được bắt tay thực hiện. Không lẽ nói một đàng, lãng quên một nẻo?